Tuesday, July 23, 2013

SỰ LÝ VIÊN DUNG.

SỰ LÝ VIÊN DUNG.


“Sự lý viên dung

Di Đà một niệm

Đường về mênh mông”.

(Thơ Đông Tùng)

Người niệm Phật dù thực hành theo sự trì danh hay lý trì danh đều gặt hái lợi ích về cho bản thân, dù mục đích của hai phương pháp có chỗ không như nhau.

Đứng ở mặt phương tiện, rõ ràng có hai cách hành trì nhưng trên góc độ cứu cánh thì chỉ một mà thôi. Hành giả cần dung thông sự và lý, không nên lựa chọn cách này loại bỏ cách kia. Trên bước đường tiến về Bảo sở, cần thoát khỏi vọng tình, vọng kiến mới mong bước vào Pháp giới nhất chơn.

Lý là kim chỉ nam, là bản đồ chỉ rõ hành trình phải đi qua; sự là đôi chân, là phương tiện để tiến bước. Chấp sự mê lý, chấp lý bỏ sự đều khiếm khuyết. Người chấp sự thì sinh tình (phiền não chướng), ngăn chặn nẻo về Niết-bàn và không hồi vãng về tự tính; kẻ chấp lý thì sinh tưởng (sở tri chướng) gây khó khăn cho đường đến Bồ-đề và đồng thời không nhận được từ lực gia hộ của Phật A Di Đà.

Trên thực tế, hành giả thực hành theo sự niệm Phật (tức không thông đạt về lý tính, chỉ một lòng niệm Phật để cầu sinh Tây phương, ngoài ra chẳng biết gì về tự tính Di Đà và duy tâm Tịnh độ) trong giai đoạn đầu có thể họ xưng danh chẳng để tâm đến việc quán tưởng về Phật A Di Đà và thế giới Cực Lạc, nhưng do câu hiệu A Di Đà được lặp đi lặp lại liên tục không gián đoạn, trải qua một giai đoạn nhất định việc ấy sẽ phát huy diệu dụng, ký ức về A Di Đà hình thành ngày càng sâu đậm hơn trong tâm thức của người trì danh. Hành giả từ trạng thái niệm danh hiệu trong vô thức hoặc nhận thức mờ nhạt về A Di Đà chuyển sang nhận thức tường tận về A Di Đà, tâm thức đi vào chính định, tuệ giác phát sinh liền thông đạt lý tính.

Còn thực hành theo lý niệm Phật, tuy chủ trương niệm và quán tưởng Phật để ngộ tự tính Di Đà nhưng giai đoạn ban đầu hành giả phải thực hành từ sự tướng, sau đó mới đạt được lý nhất tâm, thấy được Pháp thân.

Không nương lý thì việc hành trì dễ rơi vào tà đạo, như người đi không có bản đồ, dễ lầm đường lạc lối. Bỏ sự thì việc hành trì dễ lạc vào chấp không, như kẻ nắm được phương hướng, rành rõ đường đi mà chẳng chịu cất bước.

Tịnh hóa tâm thức là quá trình rất phức tạp và gian nan, không phải trong thời gian ngắn là thành tựu, cho nên phải biết phối hợp chặt chẽ sự và lý. Bên cạnh đó, không thể thiếu trang bị cho bản thân niềm tin bền vững, chí nguyện kiên cường, sức nhẫn nại dài lâu, có như vậy mới mong đi đến cứu cánh.

TRUYỀN THUYẾT QUÁN THẾ ÂM BỒ TÁT - TRÓI QUỶ LA SÁT

TRUYỀN THUYẾT QUÁN THẾ ÂM BỒ TÁT - TRÓI QUỶ LA SÁT


Bồ Tát Quán Âm, một lòng chỉ nghĩ đến chuyện cứu độ trăm họ trong thiên hạ, thường hay quan sát những áng mây lững lờ bay trên trời. Một hôm, Ngài thấy bầu không khí ở bên trên vùng tây bắc tỉnh Vân Nam nổi lên từng cuộn mây mịt mù nồng nặc ác khí, và những đám mây ấy tụ thật lâu không tan, Ngài biết ngay rằng ở đấy chắc chắn đang xảy ra chuyện không lành. Ngài liền gọi Thiện Tài và Long Nữ lại bảo rằng:

– Hôm nay ta quán thấy trời Vân Nam đầy mây oan khí ác, chắc chắn rằng dân chúng chỗ ấy đang bị tai ương, chúng ta hãy đến đó xem có chuyện chi và giúp đỡ trăm họ thoát khỏi ách nạn.

Ba người lập tức cưỡi mây lành đến Vân Nam, và giáng hạ vào một ngôi làng trên núi. Ngài Quán Âm hóa thành một ông lão, Thiện Tài Long Nữ hóa thành hai đứa con trai và con gái của ông. Lúc ấy hoàng hôn đã phủ xuống vạn vật, nhưng sao không thấy nhà nào lên đèn, cửa nhà nào cũng đóng chặt kín, không một tiếng động, ngay cả tiếng chim kêu chó sủa cũng rất hiếm. Cả một ngôi làng chìm trong bầu yên lặng rùng rợn như cõi chết.

Ngài Quán Âm cảm thấy có điều gì bất ổn, không biết có chuyện quái đản gì đã xảy ra ở chỗ này khiến cho dân chúng phải sống trong cảnh thê lương như vậy, nên nhất định tìm hiểu nguyên do.

Ba người tìm đến trước cửa một ngôi nhà bề ngoài trông có vẻ giàu sang sung túc, nhưng gõ cửa thật lâu mà không hề nghe động tĩnh gì bên trong. Ngài Quán Âm lại gõ cửa, vừa gõ vừa nói lớn:

– Ba cha con chúng tôi là người từ xa đi ngang làng này, trời đã tối, xin cho chúng tôi ngủ nhờ một đêm!

Thật lâu sau mới nghe tiếng chân người, rồi cánh cửa mở ra he hé, và giọng một bà lão hỏi vọng ra:

– Mấy người từ đâu tới? Tới đây để làm gì?

Ngài Quán Âm trả lời:

– Chúng tôi từ miền đông đến đây thăm người thân, chiều nay đi ngang nhà bà, xin bà rộng lòng cho chúng tôi tá túc một đêm.

Qua khe cửa mở hé, bà lão nhìn thấy một ông lão và hai đứa bé, vốn là người phúc hậu nên bà mở rộng cửa ra cho ba người bước vào nhà. Ngồi vào nhà khách rồi, ngài Quán Âm mới hỏi bà lão:

– Thưa cụ, thôn ta có chuyện chi xảy ra vậy, tại sao ngoài đường không có lấy một bóng người, cửa nhà nào cũng đóng cửa im ỉm, đèn đuốc cũng không ai thắp nữa là vì sao?

Bà lão thở dài nói:

– Quý vị không biết mấy tháng nay làng chúng tôi bị một chướng nghiệp thê thảm đến dường nào! Ôi! Trước kia làng chúng tôi đâu có như thế này, vùng Thương Sơn Nhĩ Hải này đất đai thì màu mỡ phì nhiêu, nhà nhà sinh sống trong cảnh yên vui khá giả, đồng thời ai cũng tốt bụng và hiếu khách, khách lạ phương xa đến làng lúc nào cũng được tiếp đãi nồng nhiệt, có đâu như bây giờ, mọi nhà đều sống trong phập phồng bất an, ai còn tâm trí đâu mà tiếp đãi khách…

Thiện Tài đứng ở bên cạnh, hỏi:

– Thưa cụ, ở đây xảy ra chuyện gì đáng sợ đến thế?

Bà cụ đáp:

– Năm ngoái có một con yêu quái đến đây. Con yêu này không biết từ đâu đến, nó đặc biệt độc hại và hung ác, chỉ chuyên ăn cặp mắt của những đứa trẻ, hoặc là con trai, hoặc là con gái nhưng phải là con một duy nhất trong một gia đình. Hiện nay, xung quanh cả vùng này không thể tính đếm được những người đã bị nó hãm hại, có những đứa trẻ bị nó móc mắt đã trở thành mù loà, đi khắp nơi để ăn xin. Có những đứa trẻ không muốn sống nữa nên nhảy xuống sông tự sát. Có những đứa khác trở nên điên loạn, thật là thê thảm. Con yêu quái này có nhiều thần thông nên biết đi mây lướt gió, biến hóa muôn hình, đi lại không để dấu vết. Nó rất hung ác, lại có sức mạnh vô song, nó có thể bắt một con bò xé làm hai mảnh, hay dùng chân đá một khối đá lớn văng ra xa một vài dặm. Nó đã cưỡng bách dân làng xây riêng cho nó một cái miếu, quy định rằng cứ ngày 30 mỗi tháng phải cống hiến cho nó một đứa bé, mà phải là con một trong gia đình, bỏ đứa bé trong miếu để nửa đêm nó về ăn. Nhà nào chỉ có một đứa con trai hay con gái duy nhất thì nhà ấy xui xẻo, có ai có thể đành đoạn đem con mình tới miếu cống hiến cho yêu quái bao giờ! Nhưng nó đã rêu rao rằng nếu ai dám không tuân, nếu tháng nào nó không có mắt trẻ con để ăn, nó sẽ đạp thôn này thành bình địa. Cho nên chúng tôi không có cách nào khác hơn là rút thăm, ai xui xẻo bắt trúng thăm chỉ đành đưa đứa con độc nhất của mình đến miếu để bảo toàn sự sống cho dân làng.

Thật ra, không nhà nào có thể chịu đựng được, nửa đêm nghe tiếng thét thảm thiết của đứa bé trong miếu vọng ra, ai nghe cũng cảm thấy ruột đứt làm trăm mảnh! Tháng trước xảy ra chuyện bất thường, đứa bé bị bắt thăm đã được đưa vào miếu rồi nhưng trốn ra được, con quái vật thấy nó bỏ trốn bèn nổi trận lôi đình chạy vào làng giết chết hơn mười người, người nào cũng chết không toàn thây, tim và phổi bị móc phơi ra ngoài, thật là khủng khiếp và thê thảm. Con yêu quái còn hăm rằng nếu còn xảy ra chuyện này một lần nữa thì nó sẽ giết trọn cả làng. Vì thế dân làng nghe nói đến con quỷ ấy thì vừa hận vừa sợ, rất nhiều người đã đem gia đình con cái lưu lạc sang xứ khác, những người còn lại không đi được thì lúc nào cũng nơm nớp lo sợ. Trời ơi nếu không trừ con yêu quái này thì làm sao chúng tôi tiếp tục sống nổi đây? Tuy nhiên, ai là người trừ khử nó được? Cách đây vài ngày có một thầy tu, phẫn nộ quá nên liều mình tìm cách trừ con yêu quái, suýt nữa mất mạng. Tại sao không có Bồ Tát nào đến cứu chúng tôi hở trời?

Nghe bà lão vừa khóc vừa kể, Bồ Tát Quán Âm rất căm giận. Ngài nghĩ rằng: “Con yêu quái này độc hại như thế thì chắc chắn phải là một loại hung thần ác sát nào đây. Loại yêu quái này rất có thể từ địa ngục lên. Trước hết, ta phải điều tra cho rõ ràng mới được”. Nghĩ thế xong, Ngài an ủi bà lão:

– Cụ không phải sợ hãi nữa, rồi con yêu quái này thế nào cũng sẽ bị hàng phục.

Bồ Tát Quán Âm ngầm ra hiệu cho Thiện Tài, Long Nữ ở lại bầu bạn bên cạnh bà lão, còn mình thì lưu lại một thân giả, còn thân thật thì nhảy vọt lên mây. Ngài cưỡi mây lập tức đến cửa địa ngục. Diêm La Vương vội vàng bước ra nghênh tiếp:

– Quán Âm Đại sĩ giá lâm mà chúng tôi không ra nghênh đón từ xa, thật là thiếu sót! Lâu quá không thấy Đại sĩ quang lâm địa ngục, không biết hôm nay Ngài đến đây có điều chi dạy bảo?

Bồ Tát Quán Âm nói:

– Tôi đến đây điều tra một việc, vừa rồi ở Thương Sơn Nhĩ Hải xuất hiện một con quỷ chỉ chuyên ăn mắt của những đứa trẻ con một trong gia đình. Tôi ước chừng loại hung thần ác sát ấy có thể từ địa ngục các ông trốn lên. Vậy cách đây vài tháng, có con quỷ nào trốn thoát ra không?

Diêm La Vương nghe thế không ngừng dập đầu lạy mà nói:

– Cách đây ba tháng, quả nhiên có một con quỷ chuyên việc gác ngục đã chạy thoát ra khỏi chốn này. Điều này do tôi canh quản không đủ nghiêm mật, xin Bồ Tát tha tội, tôi xin đi bắt nó trở về đây ngay.

Ngài Quán Âm nói:

– Quả nhiên là như thế. Con ác quỷ làm đủ tội ác ở nơi ấy, không thể dễ dàng tha thứ cho nó được. Tôi nghĩ ông không cần phải đi bắt, để tôi khắc phục nó và giam nó ở trên đỉnh Ngũ Đài, để đời đời nó không bao giờ chạy thoát và làm ác được nữa.

Diêm La Vương gật đầu liền liền biểu lộ sự đồng ý:

– Đại sĩ dạy thế cũng phải, xin Bồ Tát tùy tiện xử trị con ác quỷ La sát ấy. Từ đây về sau tôi quyết sẽ canh chừng cẩn mật hơn để không có con quỷ nào khác có thể trốn ra.

Ngài Quán Âm dùng mây lành trở về, nhập vào cái thân giả đang ở nhà bà cụ già và hỏi:

– Bao giờ con yêu quái trở lại làng này? Cụ đừng sợ nữa, chúng tôi sẽ đi bắt nó.

Bà lão vừa kinh ngạc vừa nghi ngờ:

– Cụ và hai cháu đây chỉ có ba người mà đòi đi bắt yêu quái sao được? Các vị nên cẩn thận là hơn.

Rồi bà chỉ Thiện Tài mà nói:

– Nếu cậu đây là con trai duy nhất trong nhà thì nguy hiểm lắm, các vị nên bỏ trốn là tốt hơn cả.

Ngài Quán Âm đáp:

– Cụ không phải lo cho chúng tôi, chúng tôi đã có cách. Chỉ xin cụ cho biết bao giờ con yêu quái trở lại đây là được.

Bà lão bán tín bán nghi trả lời:

– Ngày mai là đúng ngày 30, con yêu quái thế nào cũng trở lại. Chúng tôi đã rút thăm, rút trúng đứa con trai duy nhất của nhà lão Tôn. Nếu các vị thật sự có bản lĩnh thì xin cứu con trai của lão Tôn.

Nói xong bà dọn cơm cho ba cha con ăn, ăn xong mọi người trở về chỗ ngủ của mình nghỉ ngơi.

Hôm sau, Ngài Quán Âm cùng Thiện Tài, Long Nữ đi bộ một vòng trong thôn làng, thấy có vài đứa trẻ mù loà ngồi trước cửa nhà mình, trông thật là đáng thương, ai nhìn cũng đau lòng. Long Nữ, Thiện Tài thấy chúng như thế cảm thấy quá thương tâm, lắc đầu thở dài mà hỏi ngài Quán Âm:

– Sư phụ, những đứa trẻ này có thể sáng mắt lại không?

Bồ Tát Quán Âm nói:

– Chiều nay, sau khi hàng phục yêu quái, ta sẽ bắt nó nhả ra lại tất cả những đôi mắt mà nó đã nuốt, rắc chút nước cam lồ lên rồi gắn trả lại cho những đứa trẻ ấy, chúng nó sẽ sáng mắt trở lại, các con đừng lo.

Ba người đến trước cái miếu mà dân làng đã xây riêng cho ác quỷ, thấy nơi ấy đã tụ tập nhiều người dân làng, họ nghe nói ba cha con này tình nguyện đi hàng phục yêu quái nên họ rủ nhau kéo đến. Họ cũng biết rằng nơi đây sẽ xảy ra một trận chiến ác liệt, nên họ đến cầu nguyện cho yêu quái bị hàng phục và cho ba cha con được bình yên vô sự.

Dân làng nói với Bồ Tát Quán Âm rằng:

– Thưa cụ, ba cha con cụ một già hai trẻ làm sao có thể hàng phục yêu quái được?

Rồi họ lại đem những chuyện tàn ác độc hại của yêu quái ra kể lại một lần nữa. Bồ Tát Quán Âm nói với mọi người:

– Các vị là người lương thiện, người lương thiện tự nhiên sẽ được Bồ Tát che chở bảo hộ, còn yêu quái làm ác thì thế nào cũng bị thu phục, xin quý vị hãy tin tôi.

Dân làng lại hỏi:

– Nhưng Bồ Tát ở đâu? Nếu không hàng phục được yêu quái thì chúng tôi sẽ không chịu đựng được nổi nữa, con em chúng tôi bị tàn hại nhiều rồi!

Bồ Tát Quán Âm nói:

– Hỡi dân làng, xin hãy nhìn kìa, Bồ Tát đến rồi.

Ngài đưa tay chỉ, mọi người nhìn theo hướng ngón tay của ngài, thấy một luồng ánh sáng vàng rực từ trời chiếu xuống, trong nháy mắt đã trở thành một vòng tròn ánh sáng, bên trong có một thiên tướng mặc áo giáp, đội mũ sắt, tay cầm chùy báu, thật là nghiêm trang uy dũng. Khi dân làng thấy có thiên tướng xuất hiện, ai cũng quỳ xuống đất lễ lạy, nhưng khi họ ngẩng đầu đứng dậy thì thiên tướng và vòng tròn ánh sáng đã ẩn mất. Khi thấy được thiên tướng rồi dân làng mới biết rằng ba cha con này không phải là người tầm thường, nên tỏ vẻ tin cậy. Ngài Quán Âm nói với mọi người:

– Bây giờ thì quý vị có thể an tâm rồi. Tối nay, xin mọi người đừng ra đây tìm cách giúp đỡ, chỉ cần quý vị chuẩn bị cho chúng tôi một cây côn dài và dấu đằng sau cửa, rồi sau đó ai về nhà nấy ngủ, sáng mai thức dậy sẽ có tin vui.

Dân làng biết ba cha con nhà này thật sự phi phàm, họ bèn kéo tay ngài Quán Âm cám ơn nhiều lần, nhắc nhở Ngài phải hết sức cẩn thận.

Đêm hôm ấy trời không trăng sao, bốn bề tĩnh lặng.

Đúng nửa đêm, một luồng ánh sáng xanh xẹt ngang trời, âm u rùng rợn, sau đó là một làn gió quái lạ thổi đến mang theo một luồng yêu khí nồng nặc. Lúc ấy Bồ Tát Quán Âm đã hóa thành một đứa bé trai ngồi trong miếu của La Sát, Thiện Tài hóa thành một vị thiên tướng cao lớn uy nghi, mai phục ở một bên miếu, còn Long Nữ thì lo bảo vệ đứa bé trai thật đã bị đem vào cống hiến làm mồi cho quỷ.

Gió quái và yêu khí càng lúc càng nồng, tiếp theo liền là một tiếng kêu thảm thiết xé màn đêm, và một con quái vật khổng lồ từ trời rơi xuống, xồng xộc chạy vào miếu. Trong nháy mắt con quái vật biến thành một con ác quỷ la sát đầu có mọc hai sừng, thân mọc sáu tay, đi thẳng tới trước mặt đứa bé. Vừa thấy đứa bé trong miếu, ác quỷ bèn rú lên một tràng cười hiểm độc, sáu cánh tay quờ quạng một cách hung ác. Nhưng sao hôm nay con yêu quái cảm thấy đứa bé trong miếu dường như có điều chi lạ lạ. Thường khi, những đứa trẻ khác thấy nó thì sợ hãi khóc thét lên, nhưng hôm nay đứa bé trai này không những không khóc mà còn đưa ngón tay chỉ thẳng vào người nó.

Con yêu quái chưa kịp có phản ứng cũng không biết điều chi đang xảy ra, đã thấy cả vạn tia ánh sáng vàng bắn tới thân, sáu bàn tay của nó lập tức bị những tia ánh sáng ấy cột chặt lại không động đậy được. La sát giật mình kinh hãi, dùng hết sức mình để vùng vẫy nhưng sáu bàn tay đã bị trói chặt cứng, toàn thân cũng bị ánh sáng vàng ấy khóa lại không sao cử động. La sát cảm thấy không xong, muốn chạy trốn ra khỏi lưới ánh sáng vàng, nhưng ngay lúc ấy liền thấy trước mặt mình có một vị thiên tướng vô cùng cao lớn, trợn tròn đôi mắt giận dữ, tay cầm chùy báu chận lại và đánh xuống. La sát bị đánh ngã nhào xuống đất, khi nó lồm cồm bò dậy nhìn lại một lần nữa thì thấy đứa bé ban nãy đã biến thành Quán Thế Âm Bồ Tát, tay cầm tịnh bình, đầu đội mũ báu, chân đạp hoa sen. Hắn bèn dập đầu không ngừng xin tha mệnh: “Bồ Tát thứ tội! Bồ Tát thứ tội!”

Ngài Quán Âm giận dữ mắng một tiếng “Súc sinh!” rồi dùng tay chỉ một cái, những tia ánh sáng đang trói thân ác quỷ liền biến thành những sợi dây thừng bằng sắt cột lại thật chặt, khiến nó đau đớn kêu lên:

– Bồ Tát tha tội cho con, con không dám hại người nữa!

Bồ Tát Quán Âm đứng trên hoa sen, nhìn xuống ác quỷ đang quỳ dưới đất mà nói:

– Súc sinh kia, tại sao không lo canh gác dưới địa phủ mà lên cõi nhân gian tạo tội ác, tàn hại không biết bao nhiêu đứa trẻ, vạn ác không từ, đáng lẽ phải đập tan thân mi thành vạn mảnh để giải hận cho những người đã bị mi hãm hại. Nhưng nay ta cho mi một cơ hội chuộc tội, mi phải nhả ra hết đây những cặp mắt mà mi đã nuốt!

Ác quỷ La sát lập tức nhận lời, khấu đầu không ngừng:

– Vâng, con xin nhả ra hết, chỉ xin đại sĩ khai ân, tha cho con mạng sống này!

Ngài Quán Âm dùng tịnh bình tiếp lấy từng con, từng con mắt một. Sau đó Ngài vẫy tay, một đóa mây đen bọc kín La sát lại lôi về đỉnh Ngũ Đài, nhốt dưới một tảng đá lớn, vĩnh viễn không xoay trở được.

Ngài Quán Âm bắt giam La sát ra sao, dân làng đều trông thấy rõ ràng từng chi tiết. Thì ra Ngài đã dùng thần lực khiến cho dân làng nằm mộng thấy cuộc đấu giữa Ngài và La sát, cho nên tuy họ không có mặt trong miếu mà cũng như có mặt vậy. Hơn nữa, trong mộng họ còn thấy, sau khi La sát bị trói quỳ dưới đất, họ đã ùn ùn chạy tới đánh nó một trận để hả nỗi căm hờn.

Hôm sau trời vừa sáng, dân làng thức dậy thì lại thấy một điều lạ lùng khác: những đứa trẻ mù đã sáng mắt lại! Thì ra Bồ Tát Quán Âm đem những con mắt đã thu được trong tịnh bình gắn trả lại cho những đứa trẻ mù, khiến chúng trở lại hoàn hảo như xưa. Dân làng vô cùng hân hoan, nhốn nháo kéo nhau đến miếu La sát, nhưng trong miếu không có lấy một bóng người, ngay cả ba cha con ông già cũng không thấy nữa!

Trong lúc dân làng còn đang ngạc nhiên, thì rán nắng hồng tỏa ra trên một đỉnh núi xa, trong ánh rán nắng xuất hiện bảo tướng trang nghiêm của Bồ Tát Quán Âm, tay Ngài cầm tịnh bình, trong bình có cắm nhành dương liễu. Ngài đi chân không đứng trên tòa sen báu, có Thiện Tài và Long Nữ đứng hai bên. Dân làng lập tức quỳ xuống lễ bái, và những đứa bé mù đã sáng mắt cũng dập đầu nghe “cốp, cốp” liên tục lớn tiếng kêu lên: “Đa tạ đại ân đại đức Bồ Tát Quán Âm!”.

Trong không trung xa xa có tiếng Ngài Quán Âm vọng lại:

– Hỡi dân làng, các vị hãy nhớ kỹ, chỉ cần các vị nhất tâm hướng thiện, tất nhiên sẽ được Bồ Tát bảo hộ.

Khi dân làng ngước lên thì rán nắng hồng trong không trung đã biến mất, Bồ Tát Quán Âm cùng Thiện Tài, Long Nữ cũng không thấy nữa. Dân làng cùng những đứa bé đều cảm kích, một lần nữa nhìn lên không trung mà bái lạy.

Để ghi tạc trong lòng ân đức Bồ Tát Quán Âm đã hàng phục La sát, dân làng bèn quyên tiền quyên vật biến miếu La sát thành am Quán Âm, bên trong có tạc lại bảo tướng của Quán Âm Đại sĩ. Bức tượng này vẫn giữ nguyên vẹn vẻ đẹp bên ngoài của đức Quán Âm môi hồng mắt liễu mày ngài, nhưng lại căn cứ vào hình dáng ông lão do ngài Quán Âm hóa thân đương thời để hàng phục La sát, nên họ còn vẽ thêm hai hàng râu mép nhỏ rức như hai dấu phẩy.

Từ đó về sau ở khu vực Thương Sơn Nhĩ Hải, phần đông dân chúng đều quy y Phật, tạo nên phong khí một vùng mà ai cũng nhất tâm hướng thiện, kính thờ Phật Pháp, dân chúng trở nên thuần hậu. Con quỷ La sát một thời lộng hành ở Thương Sơn Nhĩ Hải chuyên ăn mắt những đứa trẻ con một trong gia đình, vĩnh viễn bị giam giữ trên đỉnh Ngũ Đài của Thương Sơn. Dân làng còn xây một cái “gác La Sát” ở ngay trên ấy, bên trong có tạc hình một vị thiên tướng Kim Cang để canh giữ nó.

Tòa gác La Sát này vẫn còn tồn tại cho đến ngày nay, du khách có dịp đến Thương Sơn có thể nhìn thấy. Ở vùng ấy, ai ai cũng biết chuyện Ngài Quán Âm hàng phục La sát, đến nay vẫn còn được lưu truyền.

MỘT NIỆM A DI ĐÀ PHẬT CÓ THỂ DIỆT TRỪ ĐƯỢC TRỌNG TỘI TRONG 80 ỨC KIẾP SINH TỬ

MỘT NIỆM A DI ĐÀ PHẬT CÓ THỂ DIỆT TRỪ ĐƯỢC TRỌNG TỘI TRONG 80 ỨC KIẾP SINH TỬ


Câu nói này có hư dối chăng? Nếu câu này là sự thật thì tại sao hàng ngày các bạn và chúng tôi đều gìn giữ niệm A Di Đà nhưng dường như chẳng thấy tội lỗi giảm đi, nghiệp chướng được tiêu trừ, phiền não được vơi bớt mà chỉ thấy toàn điều bất an, bất như ý hiện hữu trong lòng. Hãy dùng tuệ giác suy xét để không phải hoài nghi lời của người xưa nói.

Nghiệp nhân mà chúng ta tạo ra trong vô lượng kiếp quá khứ là vô biên, nếu những nghiệp nhân ấy có hình tướng thì thái hư này không còn chỗ để dung chứa chúng. Nghiệp nhân nhiều như núi băng, công phu như đốm lửa nhỏ thì không thể một sớm một chiều mà phá tan đi được. Điều này không đồng nghĩa với phủ nhận diệu dụng của hồng danh A Di Đà mà vấn đề muốn nói ở đây là cần có thời gian hành thâm dài lâu.

Hễ là con người thì không ai không mang nghiệp nơi thân. Nhưng nghiệp tạo tác ở hiện tại thì dễ đoạn trừ, nghiệp tạo tác trong quá khứ thì rất khó phá tan, cho nên mới phải nhờ vào tha lực của Phật A Di Đà. Hồng danh A Di Đà quả thật có diệu dụng rất to lớn, nhưng thời lượng công phu hàng ngày chỉ là bước đầu khởi tu nếu đem so sánh với thời lượng trong vô lượng kiếp quá khứ gây tạo ác nghiệp thì chẳng là bao. Cho nên hành giả cần trang bị cho mình tinh thần nhẫn nại, dũng mãnh và tinh tấn nếu muốn đả phá thành trì của nghiệp chướng.

Để câu hồng danh thực sự phát huy hết diệu dụng của nó thì hành giả cần buông bỏ muôn duyên, một lòng niệm Phật. Không thể vừa đam mê tiếng tăm, lợi dưỡng của thế gian vừa mong muốn thoát ly trần lao. Khi lòng bám víu vào danh lợi, tài sắc thì dù có duy trì hồng danh A Di Đà cũng không có tác dụng an tâm huống chi là đoạn trừ nghiệp chướng.

Nghiệp như bóng tối, nó che mờ thể tính của mỗi người. Nhưng nó không có thực tính, nó là không, là huyễn mộng. Tuệ giác như ngọn đèn, có thể phá tan nghiệp chướng như căn phòng ngàn năm chìm trong bóng tối, đèn vừa thắp lên thì lập tức bóng tối ấy tan biến.

Hãy tin vào chính bản thân mình, mỗi người đều có năng lực để chuyển hóa nghiệp chướng, cộng thêm tha lực của Phật A Di Đà, nhất định sẽ đi đến thành tựu.

NHẪN LÀ BẢO VẬT VÔ GIÁ

NHẪN LÀ BẢO VẬT VÔ GIÁ


Đã là Phật tử, chúng ta nhất định phải biết nhẫn. Nhẫn cái gì? Là nhẫn nhịn những cái người ta không thể nhẫn. Có người nói: “Tôi thật là nhịn hết nổi rồi!” Nếu chúng ta nhịn hết nổi, tức là không thể “hết” được. Hết cái gì? Là hết nghiệp chướng. Nếu nghiệp không tiêu, tình chưa không, tức là còn có sanh tử. Cho nên nói: “Nghiệp bất trọng, bất sanh Ta-bà. Ái bất đoạn, bất sanh Tịnh độ.” Chừng nào nghiệp tận, tình không, đến lúc đó chúng ta mới hết sanh tử và được giải thoát thật sự.

Người tu hành nên có công phu tu nhẫn nhục. Nhẫn đói, nhẫn khát, chịu gió, chịu mưa, chịu nóng, chịu lạnh, đến nỗi phải nhẫn sự chửi mắng, và nhẫn sự đánh đập luôn. Những cảnh nầy đều là thử thách. Như tôi thường nói: “Tất cả là khảo nghiệm, xem bạn sẽ làm sao? Đối cảnh mà không biết, phải luyện lại từ đầu.” Dù gặp nghịch cảnh như thế nào đi nữa, chúng ta cũng nên tiếp nhận với tâm lý “nghịch lại thuận thọ.” Chúng ta đừng để cảnh giới xoay chuyển, hoặc dựng cờ trắng mà đê đầu xin hàng phục. Người xưa nói: “Việc nhỏ mà không nhịn tức sẽ làm hư chuyện lớn.” Nhẫn nhịn là bảo vật vô giá: “Nhịn giây lát, gió yên sóng lặng; lui một bước, biển rộng trời xanh.”

Khi đức Phật Thích Ca còn tại thế, có một hôm Ngài đi ngang qua bờ sông và thấy một con dã can (thuộc loài lang sói), muốn ăn thịt con rùa. Nhưng con rùa thì rút đầu, thụt cả chân tay vào trong cái mai, rồi nó nằm yên không động đậy một lúc thật lâu. Dã can vì không có tâm kiên nhẫn nên bỏ đi, còn rùa nhờ có lòng nhẫn nại mà bảo tồn được sanh mạng. Đức Phật nói với Tôn giả A Nan rằng: “Người tu hành cũng nên như vậy.” Bậc cổ đức nói: “Gần đây tôi mới học được cách của con rùa, lúc nào đáng rút đầu thì hãy rút đầu.”

Trong lúc nóng giận mà quý vị nhịn được, thì quý vị sẽ miễn lo âu cả trăm ngày. Nếu người ta chửi mình, xem như mình đang thưởng thức một bài hát đang thịnh hành. Nếu có người đánh mình, xem như mình đi đường vô ý va vào cột cửa. Nếu quý vị quán tưởng như thế, dù là giáo mác gì cũng tự nhiên biến thành ngọc lụa. Nếu không, ngọn lửa vô minh nổi cơn lôi đình sẽ bốc cao ba trượng, mà phát thành một trận đại chiến. Kết quả hai bên đều bị thương, không những tổn thương tình cảm, lại còn mất cả nhân cách và bị người ta chê bai là mình thiếu tánh điềm tĩnh.

Cho nên nói: “Thọ tận thiên hạ bá ban khí, dưỡng tựu hung trung nhất đoạn xuân,” tức là chịu được hết trăm lần lời chỉ trích của thiên hạ, sẽ nuôi dưỡng thành khúc nhạc xuân trong tâm ta. Chúng ta có thể lấy những lời vàng ý ngọc này để làm câu châm ngôn cho mình.

(HT. Tuyên Hoá)

ĐỨA CON BẠC BẼO

ĐỨA CON BẠC BẼO


Ngày xửa ngày xưa, có một người đàn ông rất ích kỷ, sống với vợ trong một tòa nhà rất to. Anh ta không muốn có con và luôn nói:

- Trẻ con rất bẩn thỉu, ồn ào.
Thế là cuộc sống của anh ta chỉ toàn ăn với chơi.

Đôi khi, người nghèo khó cũng đến gõ cửa để xin tiền hoặc một mẩu bánh, nhưng anh ta thường đuổi họ đi mà chẳng cho gì bao giờ. Anh ta bảo họ:
- Các người cứ phải làm việc đi! Tôi không có bổn phận nuôi các người đâu!

Thế là hai người cứ sống như vậy, không bao giờ làm cái gì cho người khác. Một hôm, họ ngồi vào bàn, chuẩn bị ăn món gà quay mới ra lò. Con gà rất béo, da giòn tan, chung quanh là khoai tây rán vàng ươm!

Họ ăn được một lúc thì nghe có tiếng gõ cửa. Người chồng ra mở. Thì ra là ông bố già của họ đến:

- Chào con trai! Nhà có món gì thơm thế?

Người chồng vội xông vào bếp dặn vợ:
- Cất nhanh con gà đi! Nếu không lại chia cho bố đấy!

Người vợ nghe theo và mang cho ông bố một miếng bánh mì khô khốc, rồi giải thích:

- Vợ chồng con chỉ có thế thôi!
Ông bố vừa đi ra, anh chồng khóa luôn cửa lại rồi kêu lên:
- Ta ăn tiếp con gà đi!

Nhưng thật ngạc nhiên, khi anh ta cúi xuống xem đĩa thì con gà đã biến mất. Trên đĩa bấy giờ là một con cóc gớm ghiếc. Con cóc liền nhảy lên bám chặt vào mặt anh ta. Hắn đã bị một sự trừng phạt đích đáng.

LỜI BÀN :

Trong xã hội, thời nào cũng vậy, cũng luôn có những hạng con cái bất hiếu với cha mẹ. Và khi con cái có những hành vi ngỗ nghịch, các bậc cha mẹ thường tự an ủi với quan niệm cha mẹ sinh con trời sinh tính.

Thực ra, trời không sinh tính mà chính là biệt nghiệp của con cái và cộng nghiệp của gia đình. Duyên nghiệp quá khứ ràng buộc đưa đẩy để hiện đời làm quyến thuộc của nhau. Đó là theo quan niệm nghiệp quả.

Còn trong đời sống, tính nết của con cái có nhiều tính xấu là nhiều khi do ảnh hưởng của xã hội xung quanh và thiếu đi một phần nơi sự giáo dục về đạo đức một cách kỹ lưỡng, nên con cái rất dễ tiêm nhiễm cái xấu mà hư thân, bất hiếu với cha mẹ, ông bà.

MỘT NGỌN LỬA

MỘT NGỌN LỬA


Một ngọn lửa khổng lồ bừng lên trong rừng rậm. Các con vật tập họp thành đàn phía bên kia hồ nuớc và nhìn chăm chăm vào đám cháy.

Một con chim nhỏ duờng như biết trước những gì sẽ tiếp diễn, ngậm một hớp nước trong chiếc mỏ nhỏ xíu của nó và tưới vào đám lửa. Nó quay lại mang một hớp nước khác trong mỏ và tưới xuống. Cứ thế, nó cần cù bay trở lại và hướng tới đám lửa một cách cần mẫn.

Những con còn lại nhìn con chim nhỏ và nói với nhau đầy vẻ thất vọng: không biết con chim này nó nghĩ có thể làm được gì với một hớp nước trong cái mỏ nhỏ?

Được một lúc, chúng hỏi con chim: “Hãy nói với chúng tôi, cậu thật sự nghĩ là có thể dập tắt ngọn lửa với một hớp nước chăng?”. Con chim nhỏ trả lời: “Tôi nghĩ là tôi đang làm điều tôi cảm thấy cần thiết làm!”.

Đúng lúc đó, một thiên thần bay qua nhìn thấy và biết sự việc ấy. Thiên thần cảm động trước nghĩa cử cao đẹp của con chim nên phù phép cho một trận mưa lớn.

LỜI BÀN :

Trong cuộc sống, nếu như chúng ta không ngợi khen, khuyến khích được ai thì cũng đừng nên khinh khi hoặc ngăn cản bất kỳ việc thiện nào của người khác.

Phật dạy sự tích lũy phước đức giống như những giọt nước nhỏ lâu ngày cũng đầy bể. Chúng ta cũng đừng cho rằng, một việc nhỏ, một trách nhiệm cỏn con, một phước lành thiển mọn là không quan trọng.

Nếu ai cũng nghĩ riêng cho cá nhân mình, thì sự đoàn kết và trách nhiệm ở đâu trong cuộc sống?

Một điều lành, bao giờ cũng đem lại sự bình yên, dù rất nhỏ nhưng cũng gây cảm kích lòng người và cùng với siêu nhiên linh ứng. Chúng ta nên biết, thế giới hữu hình và vô hình, chỉ cách nhau trong một nhịp cảm ứng mà thôi

PHẬT DẠY BẠN PHẢI BUÔNG XẢ DỤC VỌNG !

PHẬT DẠY BẠN PHẢI BUÔNG XẢ DỤC VỌNG !


Dục là “dục vọng”. Con người chúng ta có đủ thứ mong cầu, đủ thứ ngưỡng mộ, đây là cái mà tất cả chúng sanh đều có. Nếu như bạn không thể đem những thứ này buông xả, thì bạn sẽ không có cách gì thoát khỏi lục đạo luân hồi. Sau khi buông xả rồi bạn liền được đại tự tại. Đạo lý này rất sâu, rất rộng. Buông xả dục vọng của chúng ta. Ngày nay quan niệm của người bình thường cho rằng, thế gian này không ngừng đang tiến bộ là do sức mạnh của dục vọng thúc đẩy. Dục vọng đang thúc đẩy thế giới này, khiến thế giới này mỗi ngày đang tiến bộ. Tiến bộ đến cuối cùng thì như thế nào? Thế giới hủy diệt, cùng đi vào chỗ chết. Cho nên bạn thử nghĩ, Phật dạy chúng ta buông xả, dạy chúng ta quay đầu là có đạo lý hay không? Con người cả đời dốc sức theo đuổi dục vọng, con người này thật đáng thương, cả đời không được nghỉ ngơi. Họ có thể đạt được những hưởng thụ đó, cái hưởng thụ đó nếu thật sự bình tĩnh mà tư duy thì lợi bất cập hại; bạn đã trả cái giá quá đắc, thân tâm bạn có áp lực quá lớn. Đây là sai lầm.

Bạn phải biết, hạnh phúc thật sự là buông xả dục vọng. Phật Thích Ca Mâu Ni dạy chúng ta như thế nào vậy? Những điều Phật nói với chúng ta, bản thân Ngài thật sự làm được rồi, Ngài không phải chỉ nói mà không làm. Ngài có thể sống đời sống sung túc, Ngài xuất thân là vương tử, có thể kế thừa vương vị, việc gì phải xuất gia? Lại việc gì phải mỗi ngày ăn một bữa, ba y một bát, tối ngủ gốc cây, tại sao sống đời sống này? Đó là nói cho chúng ta biết, đời sống này là đời sống hạnh phúc nhất, mỹ mãn nhất, vui sướng nhất, vì trong tâm không có một mảy may gánh nặng, thân cũng không có một tí gánh nặng nào, tâm địa thanh tịnh, toàn thân thanh thản, một mảy may căng thẳng cũng không có. Đây gọi là “thần túc”, là “như ý”. Như ý thì có thể sinh thần thông, cho nên gọi là “như ý thông”.

Sao gọi là “thần thông”? Thật ra mà nói, thần thông là bản năng của chúng ta. Bản năng của chúng ta tại sao không thể hiện tiền vậy? Bởi vì tâm quá căng thẳng, thân quá căng thẳng rồi. Những thứ này vừa căng thẳng thì trí tuệ, đức năng vốn có của chúng ta thảy đều không lộ ra được. Nếu như trong tâm không có việc gì, thân tâm thoải mái thì trí tuệ, đức năng của bạn liền hiện tiền. Cho nên, thần thông không phải là cái có được từ bên ngoài, mà nó vốn đầy đủ trong tự tánh.

(trích Phật Thuyết Thập Thiện Nghiệp Đạo - tập 56)
www.phapsutinhkhong.com

TỰ LÀM TỰ CHỊU, KHÔNG AI CÓ THỂ CHỊU GIÚP BẠN ĐƯỢC

TỰ LÀM TỰ CHỊU, KHÔNG AI CÓ THỂ CHỊU GIÚP BẠN ĐƯỢC


Bồ Tát Đại Thế Chí trong “Viên Thông chương” dạy chúng ta niệm Phật, cương lĩnh là tám chữ: “Đô nhiếp lục căn, tịnh niệm tương tục”. “Đô nhiếp lục căn” là nhất tâm, “Tịnh niệm tương tục” là chánh trụ. Cái “trụ” đó là “Phật trụ”, Bồ Tát cũng là trụ ở “Phật trụ”. Thông thường chúng ta nói Bồ Tát trụ lục độ, Thanh Văn trụ tứ đế, Duyên Giác trụ mười hai nhân duyên. “Trụ” này là nói giữ tâm, là giữ cái tâm gì. Thiên nhân trụ thập thiện, tứ vô lượng tâm, từ bi hỷ xả. Chúng sanh trong tam đồ trụ ở trong tham sân si. Khởi tâm động niệm đều là tham sân si, đây là chúng sanh tam đồ. Nếu như chúng ta khởi tâm động niệm cũng rơi vào tự tư tự lợi, rơi vào tham sân si mạn, hằng ngày tạo thị phi nhân ngã, bản thân chúng ta nhất định phải hiểu rõ tiền đồ của mình là ba đường ác, con đường bạn đi là đường địa ngục, đường súc sanh, đường ngạ quỷ.

Thế gian này rất ngắn ngủi tạm bợ, thời gian 100 năm như vừa khảy móng tay là hết rồi. Bạn đi về đâu vậy? Đi về đường ác. Ai bảo bạn đi về đường ác? Là bạn tự làm tự chịu, không có bất kỳ người nào can thiệp đến, cũng không có bất kỳ người nào có thể đi theo bạn. Bạn làm Phật hay bạn xuống địa ngục, hoàn toàn là việc của bản thân bạn, không người nào thể giúp được, không người nào có thể chướng ngại được, Phật Bồ Tát đối với bạn cũng bất lực. Điều này bạn nhất định phải biết.

Sự từ bi, sự gia trì của Phật Bồ Tát đối với chúng sanh là dạy học, chỉ dạy chúng ta. Chúng ta có thể tiếp nhận dạy học, có thể lĩnh ngộ, có thể sửa chữa lỗi lầm, “quay đầu là bờ”. Quay đầu từ đâu vậy? Từ lục đạo quay đầu, từ thập pháp giới quay đầu, chúng ta hướng về nhất chân pháp giới, đây gọi là quay đầu là bờ. Lục đạo, thập pháp giới là gì vậy? Là vọng tưởng, phân biệt, chấp trước. Quay đầu chính là chúng ta phải đem vọng tưởng, phân biệt, chấp trước xả sạch, phải xả sạch lục đạo.

(trích Phật Thuyết Thập Thiện Nghiệp Đạo - tập 56)
www.phapsutinhkhong.com

Sunday, July 21, 2013

LÀM TỔN THƯƠNG NGƯỜI KHÁC ĐÃ LÀ MANG TỘI SÁT SANH

LÀM TỔN THƯƠNG NGƯỜI KHÁC ĐÃ LÀ MANG TỘI SÁT SANH

* * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * *
Không những không sát sanh, nếu như khiến cho tất cả chúng sanh vì ta mà sanh phiền não thì ta đã sai rồi. Lục Tổ nói: “Nếu là người chân chính tu hành thì không thấy lỗi thế gian”. Nếu như con người chỉ có thể nhìn thấy lỗi của chính mình mà không thấy lỗi của người khác thì đạo nghiệp của bạn có thành tựu. Chỉ thấy lỗi của người mà không thấy lỗi chính mình. Con người này không luận họ tinh tấn dõng mãnh thế nào đều không thể thành tựu vì đã phạm sai lầm từ căn bản. Cho nên chúng ta vạn nhất không nên cho rằng đây đều là việc không đúng của người khác, tôi không có gì là không đúng. Đây chính là sai lầm lớn của chính mình.
Nhìn thấy cái hay, chỗ tốt của người khác, chúng ta phải học tập nơi họ. Nhìn thấy chỗ không tốt của người khác, hồi đầu lại phản tỉnh, xem ta có hay không. Nếu ta có thì khẩn trương sửa đổi lại. Thế nên người tốt, người không tốt ở thế gian đều là lão sư của chúng ta, đều là thiện tri thức của chúng ta. Những người không tốt đó làm ra những việc không tốt là họ đến dạy chúng ta để chúng ta phản tỉnh, mà chưa chắc việc họ làm là sai. Chúng ta phải thường dùng tâm trạng này để học Phật. Ngay ở đời này thành Thánh, thành Hiền, thành Phật, thành Bồ tát không phải là việc khó. Khó là ở chính chúng ta không biết tu học như thế nào? Chúng ta học sai.
Cho nên, nhất định không thể làm khổ chúng sanh. Phải thành tựu tánh đức viên mãn của chính mình. Đối với người chân thật bất thiện phải dùng tâm chân chánh chí thiện mà cảm hóa họ.

HT. Tịnh Không

công năng sơ lược các chú

I/Ai bị ma theo tui tặng 2 viên đá thạch anh đen, 1 để dưới gối nằm, 1 đeo ở ngón giữa tay phải, là ma bỏ đi liền hè.
Tăng thêm công đức nầy bằng cách giúp ma đó đặng sự siêu sinh bằng cách niệm Minh chú Phật .
Nếu không đủ cơ duyên thọ lễ Quán đảnh và tu trì theo khuôn mẫu Mật tông Tây Tạng, quý vị vẫn có thể trì niệm một số câu chú để đạt được những lợi ích nhất định. Những câu chú này đã được Đức Dalai Lama khuyến khích (cùng với một vài công năng sơ lược), gồm:
1. Minh chú Phật: Om muni muni maha muni ye svaha [ôm mu-ni mu-ni ma-ha mu-ni-dê sô-ha] (Thọ nhận năng lực gia trì của Phật Tổ).
2. Minh chú ngài Quan Âm Tứ Thủ: Om mani padme hum [ôm ma-ni pê-mê hung] (Phát triển tâm từ bi).
3. Minh chú ngài Văn Thù Sư Lợi: Om wagi shvari mum [ôm wa-ghi sô-ri mâm] (Tăng trưởng trí tuệ)
4. Minh chú Văn Thù nhất tự chân ngôn: OM ‘SRHYIMI ( Ôm Sờ Rờ Hư Dim) Chú này hay diệt trừ tất cả yêu quái tà ác, là Pháp Cát Tường của tất cả Chư Phật, cũng hay thành tựu tất cả Thần Chú . Tụng Chú này hay khiến cho chúng sinh khởi tâm Đại Từ, tâm Đại Bi . Tất cả chướng ngại đều được tiêu diệt và đều được đầy đủ mọi ước nguyện
5. Minh chú ngài Kim Cang Thủ: Om vajra pani hum (ôm vai-za pa-ni hum)(...)
6. Minh chú ngài Quan Âm Độ Mẫu Tara: Om tare tuttare ture svaha [ôm ta-ra tút-ta-rê tu-rê sô-ha] (Vượt qua các khổ nạn, tăng cường sức khỏe và tuổi thọ).
7. Minh chú ngài Liên Hoa Sanh: Om ah hum vajra guru padma siddhi hum [ôm a hung vai-za gu-ru pê-ma si-đi hung] (Tăng phước, tịnh hóa nghiệp chướng và nhận được sự gia trì).

II/Công phu
Trước khi niệm chú nầy nên đọc theo nghi thức sau:
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật(3 lần)
Nam Mô A Mi Đà Phật (3 lần)chắp tay ngang ngực không cần bắt ấn.
1/Con tên :.....xin hết lòng thành kính , nguyện quy y tam bảo và giữ gìn ngũ giới.Xin mười phương chư Phật gia trì độ cho những vong linh theo con được giải thoát có kết quả làm người, kết được quả trời cùng quả niết bàn.
2/Và niệm rải tâm từ:
Tôi nguyện không kết oan trái với bất cứ chúng sinh nào
Tôi nguyện giữ tâm không thù hận
Tôi nguyện giữ tâm không khổ nảo
Tôi nguyện giữ gìn thâm tâm thường an lạc
3/Kế đó niệm chú,mỗi lần niệm 21 biến , lần lượt hết câu nầy chú nầy rồi tới câu khác, nếu không có thời gian niệm câu 1,2,4,7 cũng được sự lợi ích
4/Niệm xong hồi hướng phước nầy cho chúng sanh và các linh hồn vất vưỡng đặng sự siêu thoát.
Nam Mô A Mi Đà Phật
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật(3 lần)
Thân

LOÀI HÓA SINH CÓ SỰ SINH SỐNG RA SAO?

CẢNH GIỚI: CÕI THIÊN – ATULA – BỐN LOÀI CHÚNG SINH ( Tiếp Theo )


LOÀI HÓA SINH CÓ SỰ SINH SỐNG RA SAO?


Các loài động vật do sự xếp loại mà thành bộ loại khác nhau. Theo Phật giáo, chúng sanh là chỉ chung cho 4 loài động vật từ nhỏ đến lớn. Hóa-sinh được xếp và hàng thứ tư trong 4 loài.

Hóa-sinh là loài vật có lối sinh nở bằng cách biến, tức không do từ bao thai mà ra, cũng không do trứng nở, lại cũng không phải từ nơi ẩm thấp để thành hình. Chúng từ một giống vật nầy mà hóa ra giống vật khác như con tằm hòa thành bướm, con lăng quăng hóa muỗi, con ve hóa hình từ con sùng trong lòng đất mà ra. Loài động vật trong lớp hóa sanh thường có thân hình nhỏ và mạng sống rất ngắn ngủi như con lăng quăng chỉ sống được một ngày một đêm, con ve sanh tồn trong vòng một tuần lễ, mặc dù chúng phải ở trong kiếp trùng dưới đất suốt từ 5 đến 6 tháng mới hiện được nguyên hình.

Dù là một sinh vật nhỏ đến đâu, Phật giáo vẫn quan niệm rằng giữa chúng có một giá trị ngang nhau. Con người vì không biết hay do khinh thường các giống vật khác mà không tôn trọng mạng sống của nhau. Cái điểm cao cả nhất, theo Phật giáo, không phải căn cứ vào sức mạnh hay mưu mẹo để hơn được các loài động vật khác mà do nơi giá trị tinh thần mới là điều đáng quý. Loài hóa sinh không nhiều như các loài đẻ trứng, loài sinh nơi ẩm thấp bẩn thỉu, nhưng không phải ít đối với chúng ta. Con vật nào có sanh mạng cũng đều biết tham sống và sợ chết như người cả. Tại sao chúng ta không chịu tìm hiểu ở điểm nầy giữa các loài vật khác mà chỉ nhìn thấy riêng thế giới của con người là tối linh, quan trọng?

CÁ NGAO KÉO KINH PHẬT

TRUYỀN THUYẾT QUÁN THẾ ÂM BỒ TÁT


CÁ NGAO KÉO KINH PHẬT


Những năm đầu đời nhà Thanh, có một vị tăng người Nhật đến hành hương ở Phổ Đà Sơn, tá túc ở chùa Pháp Vũ. Khi nhìn thấy kinh sách ở lầu Tàng kinh từng bộ, từng bộ đầy đủ, chữ in tinh xảo đẹp đẽ thì trong lòng rất ao ước. Vì vậy thầy không đi chùa nào khác lễ Phật, cả ngày chỉ quanh quẩn trước lầu Tàng kinh, có giờ rảnh thì đứng trước cửa phòng ngây người ra mà nhìn kinh sách trong lầu kinh.

Bên cạnh phòng ngủ của thầy có một vị hương khách khác tên là Nguyễn Tuấn. Thật ra, đây là tên đầu sỏ của một bọn giặc cướp nổi danh. Mấy ngày vừa qua hắn đã đoán rõ tâm tư của vị tăng người Nhật.

Một buổi tối nọ, Nguyễn Tuấn đi qua phòng của vị tăng, thì thà thì thào nói chuyện to nhỏ với thầy cho tới nửa đêm. Lúc đầu thì vị tăng lắc đầu quầy quậy, một lúc sau thì thầy cúi mặt, và cuối cùng, thầy gật đầu. Lúc ấy Nguyễn Tuấn mới hài lòng bước ra khỏi phòng. Thì ra hai người đã bàn tính và ước định với nhau rằng Nguyễn Tuấn sẽ lấy trộm những bộ kinh quý báu từ lầu Tàng kinh, và vị tăng sẽ mua lại những bộ kinh ấy chở về Nhật Bản. Hôm sau, Nguyễn Tuấn kêu gọi đồng bọn chuẩn bị chiếc thuyền đến tiếp ứng. Đến ấy, hắn lẻn vào lầu Tàng kinh, lấy trộm ra chừng mười bộ kinh như kinh Hoa Nghiêm, kinh Kim Cang, kinh Đại Bi v.v..., và cùng vị tăng Nhật âm thầm chuyển ra thuyền, và ngay đêm ấy thuyền vượt sóng rời khỏi Phổ Đà Sơn.

Khi thuyền cướp đến gần núi Lạc Ca thì cũng vừa đúng lúc Ngài Quán Âm muốn đến chỗ ấy. Từ rừng trúc tím Ngài đến Triều Âm động, chỉ lướt mắt là nhìn thấy thuyền cướp và những bộ kinh bị lấy trộm, và đồng thời cũng khám phá ra là thuyền đã bị thủng một lỗ và nước đang tràn vào, bèn gọi lớn “Cá ngao đâu?”

Con cá ngao đã bị Ngài Quán Âm thu phục ngày xưa, đúng lúc ấy đang ngủ gà ngủ gật ở cửa động Triều Âm, nghe tiếng gọi của ngài hãy còn lười biếng thả người nổi lên mặt nước, mở con mắt ngái ngủ ra nhìn. Ngài Quán Âm dặn dò:

– Thuyền cướp bị thủng một lỗ rồi, bên trong lại có kinh Phật, con hãy mau đi kéo nó vào bãi cát Thiên bộ sa.

Con kim ngao nghe nói phải đi kéo thuyền cướp trong lòng không vui, nên còn nấn ná chưa muốn đi vội. Ngài Quán Âm nóng ruột, nghiêm giọng:

– Nghiệt súc, mi chưa đi thì kinh ướt hết còn chi! Mi mà làm hỏng việc thì ta sẽ phạt mi nhốt trong động, quay mặt vào tường 300 năm!

Con cá ngao nghe thế thì giật nẩy mình, vội vàng hướng về Ngài Quán Âm gật gật đầu rồi quay người lại hướng về Lạc Ca sơn.

Trở lại Nguyễn Tuấn, lái thuyền tới cửa núi Lạc Ca rồi, nhìn sóng đầy mặt biển như vô số nén bạc đang chạy lại phía mình, không khỏi cảm thấy vui thú mà cất lên tiếng ca, ca khẽ một câu hò chài lưới. Đột nhiên một tên đồng lõa la lên:

– Thuyền bị thủng! Thuyền bị thủng!

Nguyễn Tuấn cấp tốc hạ lệnh bịt chỗ thủng, nhưng càng bịt nước càng tràn vào nhiều hơn. Trong lúc cả thuyền cướp còn đang nhốn nháo và lúng túng, con thuyền bỗng từ từ được nâng lên cao, chỗ thủng từ từ bớt chảy nước, và một tia ánh sáng chiếu vào mạn thuyền. Bọn cướp nhìn nhau kinh ngạc. Nguyễn Tuấn nhô người ra nhìn, chỉ thấy một con vật khổng lồ, giống cá mà không phải cá, giống rùa mà không phải rùa đang kéo con thuyền đi ngược hướng, đáy thuyền dán sát trên mặt nước phăng phăng hướng về bãi cát Thiên Bộ sa.

Nguyễn Tuấn chưa kịp hiểu ất giáp chuyện gì đang xảy ra cho họ, con cá ngao đã kéo thuyền cướp đến gần bãi cát, dùng lưng ủi một cái, thuyền đã bị đẩy lên bãi.

Con kim ngao trút bỏ được gánh nặng, thấy nhẹ nhõm hẳn, đang muốn uốn mình lao vào dòng nước giỡn sóng một chút cho khuây khoả thì đã nghe Ngài Quán Âm đứng trên lưng hắn mắng rằng:

– Đừng có phá phách mà bẩn kinh Phật bây giờ!

Không còn cách nào hơn, con kim ngao chỉ biết chở ngài Quán Âm từ từ đến Lạc Ca sơn.

Bọn giặc cướp thấy tình cảnh chiếc thuyền như thế, đứa nào cũng run lẩy bẩy, bèn bỏ thuyền chạy trốn.

Những vị tăng giữ lầu Tàng kinh của chùa Pháp Vũ nghe tin ấy, chạy một mạch tới bãi cát, chỉ thấy vị tăng Nhật Bản đang đối diện với núi Lạc Ca, tụng kinh “Từ Bi” sang sảng, quỳ mọp xuống đất không ngẩng đầu lên. Các thầy đến Thiên Bộ sa xem xét, quả nhiên nhìn thấy những bộ Kinh bị mất cắp không thiếu bộ nào, bèn mừng rỡ đưa kinh Phật trở về lầu Tàng kinh.

Nguồn: Tủ Sách Mở Rộng Tâm Hồn.

ĐỊA TẠNG BỒ TÁT BẢN TÍCH LINH CẢM LỤC - CÔNG ĐỨC VÀ LỢI ÍCH CỦA ĐỊA TẠNG BỒ TÁT ( TIẾP THEO)

ĐỊA TẠNG BỒ TÁT BẢN TÍCH LINH CẢM LỤC - CÔNG ĐỨC VÀ LỢI ÍCH CỦA ĐỊA TẠNG BỒ TÁT ( TIẾP THEO)


Nếu chúng sinh nào lễ lạy chiêm bái lạy hình tượng Bồ Tát hay khen ngợi những việc làm trong Địa Tạng Bổn Nguyện thì sẽ được 7 điều lợi ích như sau:

1.Là Mau tới đất Thánh.
2.Là Ác nghiệp tiêu diệt.
3.Là Chư Phật phù hộ.
4.Là Bồ Đề không giảm.
5.Là Tăng trưởng bổn lực.
6.Là Túc mạng đều thông.
7.Là Cuối cùng thành Phật.

Những điều này đều là do Đức Phật Thích Ca nói với Hư Không Tạng Bồ Tát.

Còn có điều rất quan trọng, tức là trong phẩm Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện xưng Danh Hiệu đã ghi rõ Địa Tạng Bồ Tát không đợi Phật hỏi, tự mình trịnh trọng thưa với Phật rằng: Nếu có chúng sinh nào xưng niệm Phật danh hiệu, có thể giảm vô lượng tội, được vô lượng phước. Vậy thì Chư Phật quá khứ như Vô Biên Thân Phật, Sư Tử Hống Phật, Ca Sa Tràng Phật, Bảo Tánh Phật, Bảo Tướng Phật, Bảo Thắng Phật, Tịnh Nguyệt Phật, Mãn Nguyệt Phật, Nguyệt Diện Phật. Nếu được nghe danh hiệu Chư Phật trong khảy móng tay rồi phát tâm quy y, ở vô thượng đạo, vĩnh viễn chẳng thoái chuyển.

Nếu người ấy mạng chung, người nhà thay thế lớn tiếng niệm Phật, người mạng chung được trừ đi mọi trọng tội, huống hồ là tự mình niệm Phật. Ta thấy rằng Chư Phật Bồ Tát rất thương yêu chúng sinh, còn hơn là Cha Mẹ thương con cái, phàm có nhớ nghĩ, sẽ được hóa độ. Còn có một vị Phật A Di Đà, rất từ bi. Thế giới của Đức Phật này gọi là Tây Phương Cực Lạc, chỉ cần niệm đọc câu Nam Mô A Di Đà Phật đời ta sẽ được 10 thứ lợi ích công đức. Khi sắp chết thì Phật đến tiếp dẫn. Từ đó thoát khỏi những khổ đau luân hồi. Như có người chí tâm niệm một tiếng Thánh hiệu sẽ được diệt 80 ức kiếp sinh tử trọng tội. Ta nên biết rằng niệm A Di Đà Phật được công đức rất lớn:

1.Là vì A Di Đà Phật đã từng phát đại nguyện tiếp dẫn chúng sinh về Tây Phương, thế giới Cực Lạc. Vì vậy chúng ta với thế giới Cực Lạc có mối nhân duyên rất lớn.

2.Là vì A Di Đà Phật là pháp giới tạng thân, có công đức của Chư Phật trong mười phương. A Di Đà Phật là một vị Phật có đầy đủ tất cả, cũng giống như lưới báu, ngàn hạt châu xâu thành một xâu, một hạt lại xâu thành ngàn hạt châu, không thừa không thiếu. Cho nên công đức của việc niệm Phật A Di Đà rất lớn. Ta nên biết rằng, các công đức và những sự lợi ích khác, phàm những việc có liên quan đến phước báu sau này, dù có hưởng trọn một ngày, chúng ta chỉ niệm A Di Đà Phật, không những kiếp này được hưởng ngay phước báu, mà sau khi đến Tây Phương Cực Lạc vĩnh viễn không thay đổi, vĩnh viễn siêu thoát lục đạo luân hồi, trọn vẹn xa rời khỏi sanh tử. Chúng ta thường tụng niệm danh hiệu của Địa Tạng Bồ Tát và chuyên tâm một lòng niệm Nam Mô A Di Đà Phật, sau này được hưởng những niềm vui thật là vô cùng vô tận.

HT Thích Như Điển.

CẢN NGĂN SỰ GIẾT CHÓC

NHỮNG CÂU CHUYỆN LINH ỨNG CỦA NGÀI QUÁN THẾ ÂM BỒ TÁT. HT Thích Tịnh Từ


CẢN NGĂN SỰ GIẾT CHÓC |^|


Ðiện Quán Âm linh ứng

Trên đỉnh núi ông sư

Cản ngăn sự giết hại

Lính đôi bên an toàn.

Năm 1960, đó là đêm trăng sáng, Rằm tháng Tám âm lịch. Một đại hội nghĩa quân hợp tác với lính phòng vệ quận Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa do trung úy Nam, người thiên chúa giáo âm thầm kéo quân lên điện Quán Âm, đỉnh núi Ông Sư, chùa Giác Hải, thôn Xuân Tự để phục kích lính Việt cộng nằm vùng để cổ động dân làng hội họp, tuyên truyền, chống đối chính sách quốc gia dưới trào ông Ngô Ðình Diệm, Rủi thay hôm đó lính quốc gia đã tới trễ một nước, lính du kích Việt Cộng đã đến trước và dàn binh bố trận xung quanh Ðiện Quán Âm để tàn sát lính quốc gia. Họ đã nổ sung và ném lựu đạn vào đội binh quốc gia do trung úy Nam chỉ huy. Song kỳ lạ thay, Việt Cộng khai hỏa trước, nhưng các nòng sung đều bị điếc. Các quả lựu đạn như trái khế được ném tung ra để ném đội binh quốc gia, nhưng chúng lăn lóc như đá núi, không có trái nào nổ cả. Hai bên hô hoán, xáp chiến vật lộn nhau một hồi, rồi tản mạn và rút lui có trật tự, không một bên nào bị tổn thất nhân mạng.

Cũng từ đó, lính du kích Việt Cộng không bao giờ bén mảng đến chân núi Ông Sư, chứ nói chi là vô ngồi cười nói vô lễ, thất kính, ngổn ngang trong công viên điện thờ Phật Bà như những lúc trước. Ðại đội lính nghĩa quân trong làng Xuân Tự và lính canh phòng quân Vạn Ninh lại đều kiêng nể Phật, Bồ Tát, thánh linh Quán Âm từ dạo xảy ra chuyện “Ðức Quán Thế Âm ngăn cản sự giết choc” trong khu viên núi Ông Sư, điện Phật Bà Quán Thế Âm.

Chuyện này chúng tôi biết rõ tự sự từ chi tiết, vì chỉ ngày hôm sau xảy ra cảnh lính đôi bên “ẩu đả” nhau trên núi linh thờ Phật Bà, đại úy tiểu đoàn phó giữ an ninh biên phòng quận Vạn Ninh và trung úy Nam hướng dẫn khoảng hơn một trăm người ăn bận lịch sự, mang lễ vật hương đèn, trái cây, gạo nếp, dầu thắp và một số tiền mặt đến chùa Giác Hải, gặp bổn sư chúng tôi, tức là Ðại sư Viên Giác trú trì chùa Giác Hải, sáng lập điện Quán Âm trình bày chuyện Quán Âm linh ứng, cứu thoát trên năm trăm mạng người, nhờ các nòng súng AKa và lựu đạn trái khế của Việt Cộng được Ðức Quán Âm hãm ngòi.

Không bao lâu chuyện này được lan truyền khắp thôn xóm, tỉnh lỵ xa gần và đến tai các cấp chủ chiến đôi bên. Từ dạo ấy núi Ông Sư, chùa Giác Hải, Ðiện Quán Âm không còn là nơi sát phạt, thù nghịch lẫn nhau giữa người quốc gia và Việt Cộng nữa. Cũng từ dạo ấy người Phật tử, khách bàng quan, từ các tỉnh trong ra tỉnh ngoài và từ các tỉnh ngoài vào các tỉnh trong, ai ai cũng ghé chiêm cung, đãnh lễ điện Nam Hải Phật Bà ngày lại tháng qua đông như hội tết. Nhân việc này, Bác Bảy Trưởng Bạn Hộ Niệm và nghi lễ chùa Giác Hải có thơ đề:

TA BÀ NỞ HOA

Nam bắc anh em một nhà

Là con của mẹ Âu cơ hiền hòa

Giết nhau chi huyết lệ nhòa

Tổ tiên đắng mật khổ nhục cháu con

Ðất trời cây cỏ núi sông

Giọt sầu thiên cổ xa trông mỏi mòn

Hiển linh sáng dậy đầu non

Quán Âm hóa giải oan gia thâm thù

Ðêm về trăng sáng trời thu

Súng đôi bên hãm, mây mù sương tan

Quân thoát nạn, dạ bình an

Quán Âm Bồ Tát giải nàn ách tai

Hoa từ bi kết sen đài

Thánh linh Nam Hải độ đời lầm than

Chấp tay quỳ tụng Ma- ha

Xin cho khổ não ta bà nhẹ vơi

Xin cho tình lại về ngôi

Ðể cho súng đạn là hoa trôi dòng

Xin cho vận nước long đong

Biến thành hoa tạng khơi nguồn yêu thương

Xin cho vạn đợt tai ương

Biến thành chân thể bên đường trầm luân.

(18) ÐÁT ÐIỆT THA – (Tadyatha) –

Quán Âm hiện thân tướng
A La Hán vào đời
Tùy phương tiện thuyết pháp
Giác hóa độ nhân sinh.

GIẢI NHẬP OAN KHIÊN

NHỮNG CÂU CHUYỆN LINH ỨNG CỦA NGÀI QUÁN THẾ ÂM BỒ TÁT. HT Thích Tịnh Từ


GIẢI NHẬP OAN KHIÊN |^|


Vong nhập người con gái

Thuốc khó chữa trị lành

Quán Âm thường lễ niệm

Giải oan khiên khó trừ.

Ở Ninh Hòa, cách tỉnh Nha Trang một giờ lái xe, có người con gái con một gia đình người tàu giàu có tên là A Thố. A Thố người to, tướng mạo đẹp, mạnh khỏe, phương phi như một nữ võ tướng. Tuy vậy tâm tánh của A Thố rất hiền lành, thích đến chùa làm công quả, tụng kinh, niệm Phật và may y phục cho quý thầy. Những mùa an cư, A Thố thường đến Phật học viện Hải Ðức ở Nha Trang phụ các dì nấu cơm, gánh nước cúng quý Thầy trong dịp lễ tự tứ, mãn ba tháng an cư kiết hạ. Nhờ biết tu tập, kính trọng chư Tăng, siêng năng làm việc, nói năng chất phác, vui vẽ nên từ trên Hòa Thượng Giám viện đến dưới đại chúng và các dì đều thương mến A Thố. Vì tìm được không khí an tịnh và niềm vui trong thời gian ở chùa làm công quả, nên A Thố có ý xin xuất gia làm đệ tử Ni sư Chánh Lượng ở chùa Hang, sau này gọi là chùa Hải Ấn, gần xóm Bóng, Nha Trang.

Khi biết con gái có ý định xuất gia, cha mẹ A Thố rất mừng, vì hai ông bà và cả nhà rất trọng đạo, tổ tiên nhiều đời tin Phật, quy y Tam Bảo. Nhưng ý định đi tu của A Thố không được suông sẻ, vì cha mẹ có hứa gả A Thố co một cậu con trai con một của ông bà Phú Hưng, một gia đình người Việt gốc tàu, làm tiệm thuốc bắc ở Ninh Hòa rất khá giả. Nữa lòng thì muốn xuất gia làm ni cô, nữa lòng thì muốn lấy chồng, giữ chữ tín cho cha mẹ đối với ông bà sui, cha mẹ chồng tương lai. Vì sự việc này, nguyện xuất gia của A Thố kéo dài ba năm mà chưa thành. Trong cái rủi lại gặp cái may, cậu con trai của ông bà Phú Hưng, người chồng tương lai của A Thố bị tai nạn qua đời nên việc chọn đường đi tu của A Thố trở nên dễ dàng. Chừ trong cái may lại phải gặp cái rủi. A Thố đến lúc sữa soạn vào chùa để thế phát xuất gia thì bỗng nhiên nàng bị lên cơn điên.

Bệnh điên của A Thố rất dễ sợ và khác thường. Mỗi khi A Thố lên cơn, nàng có đủ sức mạnh để lật ngược hay kéo lôi nổi một chiếc xe hơi đang chạy trên đường. A Thố rất thích và khoái chí làm việc này, nên cả nhà và ai biết tới, thấy đều kinh hoàng khiếp sợ. Vì vậy mà tay chân A Thố luôn luôn được trói bằng những sợi dây xích sắt to tướng. Thế nhưng mỗi khi A Thố lên cơn, nàng thét lên từng hồi, hai mắt đỏ ngầu như lửa, rồi nàng vùng vẫy một lúc. Cuối cùng các dây xích đều bị đứt từng khúc, tiếng kêu loảng xoảng hòa với tiếng cười vang như thách đố, ngạo nghễ vằ trêu chọc rồi nàng ném các đoạn dây xích bị đứt vào tận xa tít lên không. Cái sở thích khi A Thố lên cơn là nàng luôn giựt lấy các bóng đèn điện để ăn ngấu nghiến như nhai những ổ bánh mì nướng dòn. Những lúc đó, A Thố thường nổi cơn giận dữ, nghiến răng, dậm chân và thoát ra giọng the thé nơi cái miệng đầy máu me với âm thanh của một gã đàn ông: "Trời là kẻ đại gian ác, bất công. Trần gian là ngục tù là dày đặc bóng tối." Câu nói này thường bị đứt quãng, vì uất nghẹn và bực tức.

Có điều lạ là A Thố đã lên cơn suốt gần ba tháng, không hề chịu ăn uống gì cả mà thân thể không hề bị sút giảm, sức mạnh của A Thố còn tăng gấp mấy chục lần đối với lúc bình thường. Các bác sĩ giỏi trong các bệnh viện đều bó tay vì họ khám nghiệm đủ cách mà không tìm ra bệnh lý của A Thố. Cùng đường, gia đình được người mách bảo, họ đã xiềng A Thố vào trong một chiếc xe bọc lưới sắt và đưa A Thố đến chùa Giác Hải ở làng Xuân Tự nhờ đại sư Viên Giác chữa trị bệnh vong nhập.

Ðại sư Viên Giác là thầy của chúng tôi, người chữa bệnh điên do tà nhập, quỷ ám rất thần diệu. Thấy A Thố bị trói xích sắt, tỏ vẻ hung hăng và giận dữ, thầy chúng tôi chỉ nhìn thẳng vào mặt A Thố rồi niệm chú lâm râm một hồi. AThố quy phục và cúi đầu xuống đất. Thầy chúng tôi bảo người nhà mở trói cho bệnh nhân. A Thố ngồi yên, không la hét, không chạy nhảy và không bạo động. Thầy chúng bèn nhẩm niệm danh hiệu Ðức Quán Thế Âm Bồ Tát và trì ba biến chú Ðại bi vào trong chén nước trong đem cho A Thố uống. Vừa uống xong chén nước, tóc A Thố dựng ngược lên và xoay tròn như gió thổi mạnh vào một đám lau sậy. A Thố gục đầu xuống khóc rồi mở lời the thé của một vong thức đàn ông bằng tiếng Việt lơ lớ: "ta là một Anh linh ngoài vòng cương tỏa. Ai dám dùng danh nghĩa Quán Âm Bồ tát để hù ta, làm chướng ngại ước muốn của ta."

Ðại sư Viên Giác lên tiếng:

"Ta là tỳ kheo, tự Chiếu Nhiên, trú trì chùa Giác Hải. Ta nương vào thần lực của đức Hóa thân Quán Thế Âm Bồ tát để khai tâm, độ thoát cho nhà ngươi. Nhà ngươi mau mau nói rõ tên tuổi ra để ta điểm hóa cho, chớ si mê cố chấp theo ái kiến mà phải đọa lạc luân hồi, ác thú trong kiếp này và vô lượng kiếp về sau, khổ cực vô tận, khó nguôi."

Vẫn một âm thanh the thé của đàn ông như khó thở vì bị thương tích từ cuống họng và bị dập tim gan:

"Thưa sư phụ, con đây tên là T.M.H là vị hôn phu hụt của A Thố. Con chết vì tai nạn xe hơi khi đi chở hàng từ Sài Gòn ra Nha Trang, xe lật xuống chân núi vì mìn của lính Việt Cộng. Con chết quá đột ngột, không thể đi đầu thai được. Lại vì thương A Thố nên con đi theo A Thố để được sống bên nhau, đâu có ý làm hại A Thố."

Ðại sư Viên Giác hạ giọng thương xót và giải khuyên: "Ta đây thật thông cảm nổi khổ đau của nhà ngươi. Thôi hãy chí thành quy y theo Phật và chí tâm sám hối, niệm Phật theo lời ta dạy để được sớm giải thoát, đi đầu thai làm người, xả sạch oán thù. Nhà ngươi hãy đọc theo lời ta: "lời hướng dẫn hằn chấn của đại sư Viên Giác:

"Nam mô tầm thanh cứu khổ cứu nạn Quán Thế Âm Bồ tát, xin ngài giúp con chuyển thế làm người.

Nam mô tầm thanh cứu khổ cứu nạn Quán Thế Âm Bồ tát, xin ngài lấy nước cam lồ rữa sạch cho con mọi oan khiên.

"Nam mô tầm thanh cứu khổ cứu nạn Quán Thế Âm Bồ tát, xin ngài độ cho A Thố chóng khôi phục sức khoẻ và chí tu học vững bền."

Ðại sư tiếp tục dìu dắt vong linh:

"Con nguyện đời đời, kiếp kiếp quy y Phật.
Con nguyện đời đời, kiếp kiếp quy y Pháp.
Con nguyện đời đời, kiếp kiếp quy y Tăng.
Con đã quy y Phật rồi, không đọa vào địa ngục.
Con đã quy y Pháp rổi, không đọa vào ngạ quỷ.
Con đã quy y Tăng rồi, không đọa vào súc sanh."

Khi đại sư Viên Giác, thầy của chúng tôi dẫn dắt vong linh kia lặp lại ba lần quy y Tam Bảo vừa xong, bỗng nhiên A Thố ngã lăn trên mặt đất chừng năm phút rồi tỉnh dậy như một giấc ngủ dài mê man. A Thố ngơ ngác không biết chuyện gì đã xảy ra cho mình. A Thố lành bệnh, sức khoẻ bình phục ngay lúc đó khiến cha mẹ và mọi người trong thân quyến A Thố hết sức vui mừng. Chùa Giác Hải nhiều người biết tới nhờ thầy chúng tôi niệm đức Quán Thế Âm chữa lành bệnh vong nhập cho A Thố. Gạo cơm chùa dư nuôi điệu chúng, vải vóc có đủ may mặc, vài căn nhà sinh hoạt được xây dựng khang trang, chính là nhờ sự phát tâm cúng dường tích cực của gia đình A Thố và bà con dòng họ của A Thố. Thầy chúng tôi có bài thơ tặng gia đình A Thố mà tôi đã nằm lòng sau đây:

Lễ Niệm Ðức Quán Thế Âm.
Hằng ngày lễ kính mẹ hiền
Quán Âm thường niệm vô biên linh mầu.
Gặp cơn rối rắm khổ đau
Quán Âm lễ niệm lệ sầu nhẹ vơi.
Sóng lòng dẫu có trùng khơi
Quán Âm lễ niệm đất trời chuyển rung
Muộn phiền oan nghiệp tương phùng
Quán Âm lễ niệm tâm không thoát nàn.
Mạng vong hồn phách cơ hàn
Quán Âm lễ niệm lạc bang hướng về.
Nguyện mau chứng quả bồ đề
Ta bà hóa hiện độ đời trầm luân.

(19) ÁN A BÀ LÔ HÊ – (Om I Avaloka) –

Quán Âm hiện thân tướng
Ngôi tòa sen trang nghiêm
Lòng từ bi vô lượng
Hằng cứu khổ ban vui.

NƯỚC CAM LỒ CHỮA NGƯỜI CÂM

NHỮNG CÂU CHUYỆN LINH ỨNG CỦA NGÀI QUÁN THẾ ÂM BỒ TÁT. HT Thích Tịnh Từ


NƯỚC CAM LỒ CHỮA NGƯỜI CÂM |^|


Cam lồ trừ não nhiệt

Chữa lành người bị câm

Xuất gia cầu chí đạo

Ân nghĩa xin đền bồi.

Tỉnh Quy Nhơn, xã Phú Cát có anh Nguyên Lợi làm nghề thợ hồ. Sau khi xây mộ cho một gia đình ở Tu Bông gần Vạn Giả, tự nhiên hai hôm sau anh lên cơn sốt nói mê sảng và sau một tuần lễ chữa trị đủ thuốc mà không thuyên giảm. Thế rồi bị câm, thỉnh thoảng anh Nguyên Lợi lên cơn, cởi áo quần chạy khắp làng xóm. Có khi anh đến ngôi mộ anh xây ngồi yên lặng nhiều giờ, chốc chốc lại khóc và hú lên những tràn âm thanh dài ghê rợn, ai nghe cũng khiếp sợ, không dám lại gần. Ngày lại ngày, tay của anh mọc lông dài như lông heo rừng. Bà con anh cho đây là chuyện oan hồn,ma quái, âm linh trừng phạt anh vì có lẽ anh xây mộ cho người chết mà tâm anh bất chánh, hoặc có làm điều gì lầm lỗi với gia chủ và với vong thức người đã qua đời. Họ tin như thế, vì người nhà của anh Nguyên Lợi mỗi khi mua cau trầu, xôi, chuối đến khấn vái trước ngôi mộ anh ấy xây, cầu cho anh ta lành bệnh thì quả nhiên anh lành bệnh được ba hôm, sau đó tái phát trở lại và bệnh câm của anh kéo dài gần cả năm mà chưa chấm dứt.

Một hôm vợ anh Nguyên Lợi được người mach bảo là sư ông chùa Giác Hải, núi Ông Sư có điện Quán Âm Nam Hải, ngài chữa bệnh ma nhập, quỷ ám rất thần diệu, nên cả nhà gồm có hai người anh trai, một em gái và vợ anh Nguyên Lợi đưa anh vào chùa Giác Hải trình với sư ông tất cả tự sự. Sư ông sau khi hỏi tên tuổi người bệnh và tên tuổi người chết mà anh Nguyên Lợi đã xây mộ. Hỏi xong, sư ông hướng dẫn anh Nguyên Lợi và cả gia đình của anh lên điện Quán Âm cầu nguyện. Hồi đó, tôi còn là chú sa di nhỏ theo hầu sư ông, nhưng tôi rất để ý những chuyện sư ông cầu đức Quán Thế Âm để chữa các bệnh lạ, nhất là các bệnh có ảnh hưởng từ cõi âm, cõi của người đã qua đời.

Hôm ấy sư ông bảo tôi gõ mõ để đọc thần chú đại bi với sư ông. Tay sư ông cầm chén nước trong, bắt ấn cam lồ búng vào trong chén nước. Ðọc ba lần, rồi sư ông tiếp niệm danh hiệu Ðức Quán Thế Âm Bồ Tát khoảng trên một trăm lần. Kế đến sư ông đem cho anh Nguyên Lợi uống. Kỳ diệu thay, anh Lợi uống xong ly nước trong vừa được sư ông chú nguyện là anh Lợi khai khẩu được ngay, câu nói đầu tiên của anh Lợi là Nam Mô Ðại Từ Ðại Bi linh cảm ứng Quán Thế Âm Bồ Tát. Anh tự một mình niệm ba lần như thế, sau đó sư ông ra hiệu cho mọi người cùng niệm danh hiệu bồ tát Quán Thế Âm để trợ hóa cho anh Nguyên Lợi. Trong tiếng niệm Quán Âm, tôi nghe xen lẫn tiếng khóc của người nhà anh Nguyên Lợi, vì họ quá xúc động về sự linh nghiệm và phép cứu khổ nhiệm mầu của Ðức Quán Thế Âm Bồ Tát.

Tôi thấy nhiều người khóc tự nhiên tôi cũng khóc. Tôi khóc vì không những xúc động khi thấy anh Nguyên Lợi bị câm cả năm bây giờ nói lại được, mà tôi khóc vì tôi thấy thầy tôi giao cảm được với Ðức Quán Thế Âm Bồ Tát nên tôi rất bội phục, rất kính nể người. Tôi tự hỏi, tại sao Ðức Quán Thế Âm Bồ Tát rất linh hiển, thầy tôi cầu nguyện cho ai cũng đều có linh nghiệm, mà tôi đứng ra cầu cho người có tai nạn thì không thấy có kết quả? Tôi nhớ ít nhất là có hai người bị bệnh bởi vong thức người chết nhập vào, gia đình dẫn người bệnh đến chùa Giác Hải nhờ cứu chữa. Vì sư ông đi vắng, tôi rất mừng là có cơ hội để thay thế sư ông cứu người cùng thử nghiệm “tài đức” cầu nguyện của mình, nhưng cả hai lần đều thất vọng nên tôi cảm thấy bị “mất mặt bầu cua” và phải đợi sư ông về mới trị được bệnh tình cho hai người kia.

(20) LÔ CA ÐẾ - (Lokate) –

Quán Âm hiện thân tướng
Vua trời Ðại Phạm Thiên
Có mặt khắp cõi giới
Cứu thoát khổ u đồ.

KHI CHẾT, KHÔNG AI ĐEM THEO ĐƯỢC BẤT CỨ CÁI GÌ.


KHI CHẾT, KHÔNG AI ĐEM THEO ĐƯỢC BẤT CỨ CÁI GÌ.


KHI CHÊT KHÔNG MANG THEO ĐƯỢC GÌ !!!!


“Tất cả lúa, đậu, tài sản, vàng bạc châu báu, tiền của, mọi vật sở hữu đều để lại hết khi người chủ của các thứ ấy chết đi. Người đó không mang theo được bất cứ thứ gì dù lúc còn sống người ấy ôm giữ từng giờ từng phút. Chỉ có cái đi theo người ấy lúc chết, đó là Thân, Khẩu, Ý và những gì người ấy đã làm lúc sống. Tất cả những thứ ấy đi theo để tạo Nghiệp báo cho đời sau mà thôi. Biết được vậy thì khi sống ta phải tạo việc lành, phải biết bố thí giúp người...” (Tương Ưng Bộ Kinh)

Bà Dianne Perry, sinh trưởng tại Anh quốc (người mà sau này trở thành Nữ tu Phật giáo nổi tiếng thế giới, người đã trải qua 12 năm tu khổ hạnh nơi rặng tuyết sơn của Hymalaya) lúc mới 12 tuổi đã có lần thấy một người vô gia cư chết bên gầm cầu. Cảnh sát lục lọi cái xách rách nát của người chết ấy chỉ thấy một cái bát một cái muống và vài đồng xu. Hôm đó trở về nhà, tuy nhỏ tuổi mà cô bé Diane Perry đã hỏi mẹ một câu đầy vẻ triết lý:

“Mẹ ơi! Tại sao người ta chết đi không đem theo được gì cả? Hôm qua con thấy một người chết bên gầm cầu, người ấy rất nghèo, chỉ có cái bát, cái muống và mấy đồng xu. Chỉ chừng ấy thôi mà khi chết người ấy vẫn để lại không mang theo sao?”

Bà mẹ của Diane ngạc nhiên vì câu hỏi lạ lùng ấy và đã trả lời con:

“Không con à! Khi chết không ai đem theo được bất cứ cái gì. Dù Vua chúa, người giàu sang hay kẻ nghèo hèn... một khi đã chết thì không đem theo của cải vật chất nào cả.”

Qua câu chuyện trên ta thấy rõ ràng trong thực tế có vô số người giàu có sống trên của cải nhưng khi họ chết đi, hai tay buông xuôi thì họ trở thành tay trắng vì không mang theo được dù một chút của cải vật chất nào. Sự kiện thực tế ấy từ lúc con người xuất hiện trên quả đất cho đến nay đều thấy rõ không ai chối cải. Ấy vậy mà từ xưa tới nay có biết bao người quyết chí làm giàu, lúc nào cũng mong tiền bạc đến với mình không dứt. Họ sống vì tiền, vui thú vì lo thu nhặt tiền bạc vào cho đầy túi nhưng không bao giờ chấm dứt được cái ham muốn ấy vì lòng tham quá mức. Đến khi xuôi tay thì tất cả tiền bạc của cải ấy đều để lại thế gian còn họ thì nằm dưới lòng đất lạnh. Có biết bao nhà triệu phú, tỷ phú sống trên của cải, có người hằng chục tỷ mỹ Kim, khi chết không mang theo được một cent nhỏ. Ngay khi đang làm giàu họ luôn luôn phải phấn đấu tranh dành, mưu lược để chống chọi lại với những gì bất lợi đến với mình. Do đó tâm hồn những người giàu có thường bất an hồi hộp, lo lắng mệt trí vì tính toán... không những thế họ thường keo kiệt không dám giúp đỡ ai vì sợ số tiền có được của mình hao hụt đi. Có người, ngay chính bản thân họ cũng không dám ăn tiêu huống hồ là nói đến chuyện giúp đỡ kẻ khác. Ngày nay cũng có nhiều đại phú gia, nhiều người giàu có, tất cả đều bị như thế nhưng không ai chịu tìm hiểu xem mình PHẢI LÀM GÌ LÚC ÐANG CÒN SỐNG TRÊN ÐỜI?

VẬY KHI ĐANG CÒN SỐNG TRÊN CÕI ĐỜI NÀY TA NÊN LÀM GÌ?


Chúng ta có rất nhiều cách làm, nhiều cách hành động và suy nghĩ tốt lành nhưng vì quá bận rộn với cuộc sống đầy bon chen, đầy tham lam, đố kỵ mà ta không thực hiện được. Trước hết là cố gắng bỏ bớt dần “cái Ta” của mình đi. Vì cái Ta mà mình khổ, mà mình Tự ái, lo toan, ích kỷ, tự phụ, sân si, sầu hận. Cái Ta càng giảm thì tình thương bao la dễ nẩy nở. Tình thương đây không phải là tình thương đầy vị kỷ mà rộng rãi hơn, vị tha hơn. Đó là tình thương đồng loại thương người. Vì mỗi con người “đều là những kẻ đáng thương” - mà có khi còn đáng thương hơn mình nữa. Kinh Unanda có ghi câu “Ví dầu ai có đi khắp bốn phương trời cũng không thấy ai là kẻ đáng thương hơn mình. Ấy vậy là mình thương mình. Mình đã thương mình thì cũng đừng nên làm phiền người.” Ta không những không làm phiền người mà còn phải thương người nữa.

Nhờ “tình thương” mà thân tâm con người được an lạc. Khi ta mang tình thương đến cho người khác thì chính là tự mình mang “hạnh phúc” đến cho chính mình. Có thể lúc đầu vì “cái Ta” quá lớn nên ta không thể thực hiện và cảm nhận được điều đó vì khi cho, khi mang tình thương hổ trợ người khác ta thường hay nghĩ lại, hay tiếc rẽ, ân hận nên không cảm thấy được sự hạnh phúc vui sướng đến với mình.

TRUYỀN THUYẾT QUÁN THẾ ÂM BỒ TÁT - TRUYỀN TÍCH AM MAI PHÚC

TRUYỀN THUYẾT QUÁN THẾ ÂM BỒ TÁT

TRUYỀN TÍCH AM MAI PHÚC

Những năm cuối triều Tây Hán có một vị quan huyện họ Mai tên Phúc, tự là Tử Chân. Ông là người cương chính, không biết a dua nịnh nọt, có mấy lần dâng biểu lên Hoàng Đế khuyến thỉnh vua nên trừ diệt bọn loạn thần phản tặc, trọng dụng những vị trung thần hiền lương, cải thiện những tệ đoan trong chính sách trị dân để trung hưng nhà Hán.

Nhưng ông khổ tâm khuyên giải mà chẳng có ích lợi gì. Một hôm Mai Phúc đi tản bộ dạo chơi ở ngoài thành, chợt thấy vài ba đứa bé trong thôn bắt được một chú chim nhỏ. Thấy dáng điệu chú chim tội nghiệp đáng thương, ông bèn đưa tiền cho mấy đứa bé xin chuộc nó. Càng nhìn ông càng thấy thương, bèn nhấc tay lên, chú chim tung cánh bay lên trên không, lượn vài vòng giống như một đóa mây ngũ sắc rực rỡ, rồi bay đi mất.

Mai Phúc quay bước trở về nhà, trong lòng cảm thấy hân hoan vui vẻ. Bỗng có hai tên lính lệ của nha môn ùa đến, dùng xiềng xích trói ông lại kéo đi.

Thì ra Vương Mãng soán vị lên ngôi vua, vì sợ dân chúng không thần phục nên hễ ai phản đối thì muốn giết cho tận gốc đi. Mai Phúc là một trong số những người đó. Thế là Mai Phúc biến thành một tên tội phạm, bị áp giải về kinh đô.

Một bữa trưa nọ, chú chim sặc sỡ ngày nào đột nhiên bay đến nhẹ nhàng đậu lên vai ông, gật gật đầu, vẫy vẫy cánh, rung rung bộ lông tuyệt đẹp của mình, rồi “phù” một tiếng, bay vút lên trên không. Ngay sau đó, có tiếng sét đánh “ầm”, trời đất tối sầm, đất cát bay mù mịt. Gông cùm trên thân Mai Phúc bị một tảng đá bay lên đập nát, và hai tên công sai hai bên thì bị một trận cuồng phong cuốn đi mất.

Đến khi mây tan gió lặng thì Mai Phúc đã đến bờ biển Đông Hải không biết tự bao giờ. Đang lúng túng không biết phải làm gì, bỗng có một chiếc thuyền nhỏ không buồm không lái bồng bềnh trôi đến trước mặt ông. Thế là ông lồm cồm bò lên thuyền.

Khi Mai Phúc còn nằm trên thuyền nửa mê nửa tỉnh thì thuyền đã trôi đến bờ biển của Phổ Đà Sơn và dừng lại. Ông giương mắt nhìn, chỉ thấy trên đảo có những hàng cây xanh rì tỏa bóng mát, hoa trái sum suê. Thế là ông vội vàng trèo mau lên núi.

Hái quả trên cây dùng bữa xong, Mai Phúc cảm thấy toàn thân sảng khoái, chân tay nhẹ nhàng lanh lẹ. Trèo lên đến đỉnh núi, phóng tầm mắt nhìn ra xa, ông thấy những cánh buồm trắng dật dờ điểm trên mặt biển mênh mông, núi cao lên tận mây trời, xung quanh thì chim ca bướm lượn. Mai Phúc cảm thấy vui thích, bèn tìm đến một động đá vào đó ẩn cư, tĩnh tọa luyện đan.

Vài trăm năm sau, Bồ Tát Quán Âm tạo lập đạo tràng tại Phổ Đà Sơn. Một hôm, ngài đi tản bộ đến Tây Thiên, thấy Mai Phúc tóc bạc phau phau, da dẻ hồng hào, cốt cách phi phàm, biết rằng ông đã tu tiên đắc đạo, nên cố ý hỏi :

– Cửa Phật thuyết Pháp tụng kinh để siêu độ chúng sinh, còn ông ở đây xây vạc tu hành để làm gì thế ?

Mai Phúc nhìn ngài Quán Âm, không tìm ra lời để đáp. Ngài nói tiếp :

– Ông chỉ muốn trốn tránh thế giới loạn lạc để tự mình no đủ, có biết là chúng sinh phàm trần đang chịu khổ đau không? Sao không vì dân mà đi trừ yêu ma?

Ngài Quán Âm nói xong, quay lưng lướt đi.

Càng suy nghĩ, Mai Phúc càng thấy lời nói của Quán Âm Bồ Tát rất có lý. Thế là một đêm sáng trăng, ông bước ra khỏi động luyện đan, rời Phổ Đà Sơn, đi vân du phát thuốc cứu thế.

Mai Phúc làm được rất nhiều việc cứu tế trong dân gian. Vì thế, để kỷ niệm Mai Phúc, dân gian bèn dựng một cái am bên cạnh động luyện đan của ông, đặt tên là am Mai Phúc, rồi còn đắp tượng của ông, đặt ngồi bên cạnh ngài Quán Âm.

Nguồn: Tủ Sách Mở Rộng Tâm Hồn.

BỐ THÍ, GIÚP ĐỜI LÀ CÁCH LÀM GIÀU VỮNG CHẮC NHẤT CHO ĐỜI HIỆN TẠI VÀ CẢ ĐỜI SAU

BỐ THÍ, GIÚP ĐỜI LÀ CÁCH LÀM GIÀU VỮNG CHẮC NHẤT CHO ĐỜI HIỆN TẠI VÀ CẢ ĐỜI SAU


Điều quan trọng đáng làm, cần làm là chia sẽ với người qua tình thương yêu, sự an ủi vỗ về, sự giúp đỡ bằng vật chất hay hành động. Đó gọi chung là bố thí. Bố thí như vậy thể hiện qua nhiều hình thức. Do đó, bố thí không phải là chỉ có việc đem tiền bạc phẩm vật cho người khác mà bố thí còn là đem tình thương tới giúp đỡ mọi người, là lời an ủi, vỗ về, khuyến khích, nâng đở, góp ý... Sự giúp đỡ ấy tùy vào phương tiện khả năng, chỉ sợ người có của mà lại sợ tốn kém, người có công sức mà ngại khó khăn thôi.

Trong các Kinh sách của các tôn giáo đều đề cao sự Bố Thí. Bố thí là hành động tốt đẹp mang lại hạnh phúc cho người cho lẫn người nhận.

Trong cuốn: Luận Về Nhân Quả, tác giả Chơn Quang khi trình bày về vấn đề Bố thí đã viết rằng:

“Mọi sự giàu sang bắt nguồn từ bố thí. Không bố thí, vĩnh viễn không có sự sung mãn tài vật. Người có lòng Nhân ái sẽ không bỏ qua một chúng sanh khốn khổ nào dù đó là kẻ tội lỗi.

Bố thí là biểu hiện chân thật của tình thương: Không thể có tình thương ở đầu lưỡi mà phải có tình thương nơi đôi bàn tay dâng tặng.

Bố thí không những đem lại phước báo cụ thể mà nó còn là một phương pháp để tu tập những đức hạnh khác. Bắt đầu bằng công hạnh bố thí, người này sẽ buông xả những chấp trước dễ hơn, tâm quảng đại thêm lớn lòng tham mỏng nhạt dần.

Hãy tập bố thí từng chút và bạn sẽ cảm nghe tâm hồn mình thay đổi. Đừng tiêu xài hết những gì mình có, hãy san sẻ với mọi người, dù đó chỉ là gói bánh ngọt, đĩa trái cây, hoặc to tát như lợi nhuận thu được bởi mồ hôi nước mắt. Người mới biết tu tức là trích ra 1/10 số tiền kiếm được để san sẻ với kẻ khác. Người đã thuần phục trong công hạnh bố thí sẽ san sẻ nhiều hơn nữa. Tài vật vô thường tạm bợ không chắc ở lại lâu với mình. Một cuộc thay đổi thời thế, một cơn hỏa hoạn, ngập lụt, một lần bị trộm cướp đều có thể lấy đi những gì đã được tích lũy từ lâu. Khi không còn tài sản mà muốn bố thí cúng dường cũng không có cơ hội đễ làm. Chi bằng, trong từng giờ phút hiện tại vừa được lợi nhuận, hãy chia xớt ngay cho người, đừng để cơ hội trôi qua. Người tin hiểu Nhân Quả sẽ khao khát bố thí như người mù khao khát mắt sáng... người sống vị tha thì luôn luôn nghĩ đến nhu cầu của người chung quanh để giải quyết”

Như vậy Bố thí là điều quan trọng. Bố thí giúp ta vui sướng tự tin và được nhiều phước quả. Bố thí quả thật là việc nên làm. Tuy nhiên một khi bố thí, giúp người, giúp đời thì ta không nên tiếc rẽ. Bố thí phải từ lòng nhân ái vị tha, không vì cầu được phước hay vì muốn có phước lành mà bố thí. Vì từ tâm mà bố thí nên không đắn do cân nhấc, so sánh lựa chọn thiệt hơn khi bố thí.

Bố thí mà lòng tiếc rẽ tức là không muốn người mình cho được hưởng tiền hay vật mà mình cho. Cho mà còn tiếc rẽ Thì chẳng khác nào đau khổ không vui khi cho. Tiếc rẽ là chứng tỏ mình còn phân vân, so sánh cân nhắc khi cho, chứng tỏ cho vì áy náy, bị ép buộc hay không thích cho mà phải cho.

Trên đời chúng ta đã từng biết bao người hà tiện keo kiệt, bủn xẻn với bạn bè, người thân. Có người keo kiệt với cả cha mẹ, con cái, vợ chồng, anh em và ân nhân mình. Khi người ấy sa cơ lỡ vận nếu may mắn được người giúp thì khi đó mới nhớ lại rằng trước đây mình quá sai lầm. Tuy nhiên vẫn có khối người bỏn xẻn keo kiệt mà không biết mình như thế. Đôi khi họ còn chê cười phê bình chỉ trích người khác keo kiệt hà tiện. Cái mê mờ u tối ấy đã từng bao phủ biết bao người khiến họ không thoát ra được để thấy cái ánh sáng vi diệu của sự giúp đỡ bố thí kẻ khác.

Phần đông những người càng giàu có họ lại càng có cái Tâm Tiếc Rẽ. Lý do là vì lòng tham con người quá lớn, có rồi muốn có thêm nữa. Vì thế nếu đem cho, giúp đỡ, bố thí thì tiền của sẽ hao hụt, làm sao lợi nhuận tăng thêm?

Nhiều người lại nghĩ sai khi cho rằng bố thí là việc làm của kẻ giàu có: Họ bảo “tôi đâu phải là người giàu, tiền bạc ít ỏi làm sao tôi có đủ để bố thí giúp đở ai”... Nghĩ như vậy là sai. Bố thí không phải bắt buộc phải nhiều. “Của ít lòng nhiều” là câu nói của cổ nhân ta từ lâu nhắc nhở cho thấy của cho quan trọng ở tấm lòng. Bạn có ít thì cho ít, giúp ít, bố thí ít . Bạn có nhiều thì cho nhiều. Chính cái tấm lòng thương người cảm thông nổi khổ về người mình cho mới là cao cả và đáng giá. Do đó đừng cho rằng bố thí là việc của người giàu. Không có người giàu nào lại nghĩ rằng họ giàu có, họ đầy đủ, vì tâm họ luôn luôn cho rằng họ còn nghèo hơn kẻ khác.

Những người ấn Độ giàu có từ ngàn xưa đã biết rõ vấn đề bố thí quan trọng như thế nào nên hết lòng bố thí khi sản nghiệp họ ngày càng tăng. Ngoài ra họ còn cố tập tành thế nào để khi bố thí dứt hết lòng tiếc nuối về tiền của phải mất ấy. Lý do là trong Kinh có đoạn nói về hậu quả của kẻ bố thí mà lòng còn tiếc của. “Kẻ nào khi bố thí mà còn đau xót, tiếc nuối thì đời sau nếu kẻ đó giàu có vạn ức thì cũng ngồi trên của cải mà không dám ăn tiêu suốt đời vất vả vì đã trở thành kẻ nô lệ của tiền bạc, của cải cho tới chết”. Điều quan trọng khác nữa trong sự Bố thí là thái độ và tư tưởng của người cho. Nếu ta bố thí, giúp đỡ người khác với tấm lòng kiêu ngạo, khinh bỉ, kẻ cả thì cái Cho ấy mất hết ý nghĩa của sự Bố thí. Bởi lý do hai chữ Bố thí bao hàm sự cho với lòng thông cảm, thiện tâm, an ủi cầu mong cho người mình cho được đầy đủ hạnh phúc.

Nếu ta cho kèm theo lời trách móc, chỉ trích hất hủi, chỉ dạy kẻ cả, miệt thị cùng với cách cho bất lịch sự thì sự giúp đỡ cứu giúp đó trở thành sự khổ đau tủ nhục mà người nhận phải lấy. Chúng ta đã từng thấy lại quê nhà nhiều người trước khi ban phát cho người ăn xin vài nắm gạo hay vài đồng bạc đã xỉ vả chửi rủa, mạt sát họ thậm tệ khiến kẻ đã khổ đau càng thêm khổ đau.

“...Những bậc Thánh giải thoát thường dấu mình trong một hình thức tầm thường giản dị. Trong những người tầm thưởng giản đi mà chúng ta đã gặp gỡ bố thí, biết đâu cũng có người phi phàm vượt thế. Chỉ một lần dâng tặng đến người như thế, phúc lạc chờ đợi chúng ta là vô hạn ở mai sau ...”

Nguồn: quangduc.com

CÓ ĐÚNG KHI CHẾT, KHÔNG MANG THEO ĐƯỢC GÌ HAY KHÔNG?

CÓ ĐÚNG KHI CHẾT, KHÔNG MANG THEO ĐƯỢC GÌ HAY KHÔNG?


Nguồn: Đoàn Văn Thông

Trở lại vấn đề Khi Chết không mang theo được gì, nhiều người đã nhận thức rõ điều ấy, và đó là một sự thật hiển nhiên mà từ cổ đại tới nay, mọi người trên quả đất đều thấy và biết.

Tuy nhiên, đối với Phật giáo thì Khi chết mỗi người đều có mang theo “cái” mà không ai thấy hay biết “cái” mang theo đó là “Cái Nghiệp” của chính họ.

Cho đến nay, sự kiện gọi là Nghiệp quả hay Nghiệp báo vẫn còn gây nhiều thắc mắc khó hiểu mặc dù số lượng người tin vào Nghiệp (Karma) và nhất là tin vào vấn đề có sự tái sinh ở kiếp sau ngày càng gia tăng thấy rõ tại các nước Âu Mỹ.

Nguồn: Đoàn Văn Thông

NGHIỆP LÀ HẬU QUẢ CỦA KIẾP TRƯỚC?

NGHIỆP LÀ HẬU QUẢ CỦA KIẾP TRƯỚC?


Tái sinh vào kiếp sau tức là sau khi chết sẽ lại hóa sanh trở lại qua một kiếp đời khác.

Như vậy khi một người nào đó chết đi thì thật sự người đó không chết, vì chỉ cái thân xác tan rã mà thôi còn cái tinh anh vi diệu của người ấy (con ngươi, thường gọi là Hồn hay Linh hồn) lại chuyển qua một đời sống mới qua một thân xác mới.

Sự luân chuyển từ kiếp nầy qua kiếp khác gọi là sự luân hồi. Mỗi giai đoạn sống trong sự chuyển hoá luân hồi ấy gọi là mỗi Kiếp.

Mỗi Kiếp người đều phải chịu hậu quả của những hành động gây ra từ kiếp trước - tạo ra các nguyên nhân hay có thể gọi là cái nghiệp. Đó là luật Karma hay còn gọi là luật Quả Báo hoặc Nghiệp báo. Sự luân chuyển từ kiếp này qua kiếp khác gọi là Luân hồi.

Nguồn: Đoàn Văn Thông

HỎI ĐÁP VỀ PHÁ THAI VÀ VONG LINH THAI NHI

HỎI ĐÁP VỀ PHÁ THAI VÀ VONG LINH THAI NHI

Hòa Thượng Tuyên Hóa trả lời

Câu hỏi:

Bạch Hòa Thượng, có một số những người mẹ không hôn thú đang gây ra nhiều vấn nạn xã hội, rồi sau đó là có việc phá thai ... Con tự hỏi Hòa Thượng có ý kiến hay đề nghị gì về vấn đề này.

Hòa Thượng:

Quý vị đang đề cập về những bà mẹ độc thân. Khổ thay, những người này đã đánh mất nhân phẩm, vì thế họ không tôn trọng những luật lệ trước khi lập gia đình. Ngày nay, những người trẻ thích khiêu vũ, xem phim ảnh, và ca hát. Họ hưởng thụ ăn uống, vui chơi và tìm khoái lạc. Những đam mê và hành vi dẫn đến sự mất nhân phẩm, đến độ họ không còn ý thức việc họ là con người. Là người, phải có hành vi của người, nhưng họ lại giống như ma quỉ -- lén lút không tôn trọng luật lệ, muốn thử hết trước khi lập gia đình ... và vì thế, họ có thai. Những chuyện như thế này có thể không có gì quan trọng ở phương Tây, nhưng ở những nước Châu Á thì thật xấu hổ.

Vấn đề này xảy ra do chỉ do một niệm vô minh: Nam theo đuổi nữ, nữ tìm kiếm nam ... Bởi vì vô minh, nên hành nghiệp theo sau, sau khi hành nghiệp tạo tác thì có danh sắc, lục nhập, xúc, và thọ hiện hữu …, tất cả nhựng thứ này đều tạo tác bởi vô minh ... Do mê mờ, tình ái khởi sanh, tiếp theo là dục vọng muốn nắm bắt (thủ và hữu), và sau đó là nhiều vấn đề khác xuất hiện … cho đến khi già chết (lão, tử) đến. Toàn bộ chuỗi biến cố này được gọi là Pháp Mười Hai Nhân Duyên.

Vì người đời không hiểu Mười Hai Nhân Duyên nên, họ làm những việc trái với đạo lý. Vì vậy vấn nạn của họ càng ngày càng lớn. Cho đến lúc họ mang thai, sự việc càng trở nên rắc rối hơn khi thay vì dưỡng thai bào để sinh nở, họ lại phá hủy bào thai lúc thai từ một đến bốn tháng tuổi.

Tội phá thai rất nặng. Quý vị có thể nghĩ chúng chỉ là con ma bé nhỏ, nhưng những con ma này có những năng lực tâm linh to lớn có thể làm quý vị chết hay mang những tật bệnh kỳ lạ, làm cho quý vị nói năng lảm nhảm và lẫn lộn đầu óc đến khi điên dại ... Tội phá thai còn nặng hơn tội giết người lớn. Nếu quý vị không muốn có con, tại sao lại gây ra việc thụ thai? Tại sao rắc rối như thế? Khổ thay, đàn ông và đàn bà không hiểu đạo lý làm người nên những vấn đề này mới xảy ra.

Để giải quyết những vấn đề này, chúng ta cần cung cấp giáo dục về tình dục cho những người trẻ, và dạy họ đừng dính mắc vào tình ái cho đến khi khôn lớn trưởng thành; nếu không, họ sẽ gặp những vấn nạn khó khăn. Chúng ta phải thúc đẩy mạnh mẽ để họ tuân theo những quy tắc này .
HỎI ĐÁP VỀ PHÁ THAI VÀ VONG LINH THAI NHI

Hòa Thượng Tuyên Hóa trả lời

Câu hỏi:

Bạch Hòa Thượng, có một số những người mẹ không hôn thú đang gây ra nhiều vấn nạn xã hội, rồi sau đó là có việc phá thai ... Con tự hỏi Hòa Thượng có ý kiến hay đề nghị gì về vấn đề này.

Hòa Thượng:

Quý vị đang đề cập về những bà mẹ độc thân. Khổ thay, những người này đã đánh mất nhân phẩm, vì thế họ không tôn trọng những luật lệ trước khi lập gia đình. Ngày nay, những người trẻ thích khiêu vũ, xem phim ảnh, và ca hát. Họ hưởng thụ ăn uống, vui chơi và tìm khoái lạc. Những đam mê và hành vi dẫn đến sự mất nhân phẩm, đến độ họ không còn ý thức việc họ là con người. Là người, phải có hành vi của người, nhưng họ lại giống như ma quỉ -- lén lút không tôn trọng luật lệ, muốn thử hết trước khi lập gia đình ... và vì thế, họ có thai. Những chuyện như thế này có thể không có gì quan trọng ở phương Tây, nhưng ở những nước Châu Á thì thật xấu hổ.

Vấn đề này xảy ra do chỉ do một niệm vô minh: Nam theo đuổi nữ, nữ tìm kiếm nam ... Bởi vì vô minh, nên hành nghiệp theo sau, sau khi hành nghiệp tạo tác thì có danh sắc, lục nhập, xúc, và thọ hiện hữu …, tất cả nhựng thứ này đều tạo tác bởi vô minh ... Do mê mờ, tình ái khởi sanh, tiếp theo là dục vọng muốn nắm bắt (thủ và hữu), và sau đó là nhiều vấn đề khác xuất hiện … cho đến khi già chết (lão, tử) đến. Toàn bộ chuỗi biến cố này được gọi là Pháp Mười Hai Nhân Duyên.

Vì người đời không hiểu Mười Hai Nhân Duyên nên, họ làm những việc trái với đạo lý. Vì vậy vấn nạn của họ càng ngày càng lớn. Cho đến lúc họ mang thai, sự việc càng trở nên rắc rối hơn khi thay vì dưỡng thai bào để sinh nở, họ lại phá hủy bào thai lúc thai từ một đến bốn tháng tuổi.

Tội phá thai rất nặng. Quý vị có thể nghĩ chúng chỉ là con ma bé nhỏ, nhưng những con ma này có những năng lực tâm linh to lớn có thể làm quý vị chết hay mang những tật bệnh kỳ lạ, làm cho quý vị nói năng lảm nhảm và lẫn lộn đầu óc đến khi điên dại ... Tội phá thai còn nặng hơn tội giết người lớn. Nếu quý vị không muốn có con, tại sao lại gây ra việc thụ thai? Tại sao rắc rối như thế? Khổ thay, đàn ông và đàn bà không hiểu đạo lý làm người nên những vấn đề này mới xảy ra.

Để giải quyết những vấn đề này, chúng ta cần cung cấp giáo dục về tình dục cho những người trẻ, và dạy họ đừng dính mắc vào tình ái cho đến khi khôn lớn trưởng thành; nếu không, họ sẽ gặp những vấn nạn khó khăn. Chúng ta phải thúc đẩy mạnh mẽ để họ tuân theo những quy tắc này .

HỎI ĐÁP VỀ PHÁ THAI VÀ VONG LINH THAI NHI

HỎI ĐÁP VỀ PHÁ THAI VÀ VONG LINH THAI NHI

Hòa Thượng Tuyên Hóa trả lời

Câu hỏi:

Bạch Hòa Thượng, nhân dịp Ngài trở lại, xin Ngài ban lời khuyên cho những đệ tử.

Hòa Thượng:

Đàn ông và đàn bà cư xử đứng đắn với nhau là nền tảng cho hòa bình quốc gia và thế giới. Nếu người chồng không cư xử như người chồng; người vợ không cư xử như người vợ; và con cái hành xử không ra con cái, thì làm sao thế giới có thể tránh được hỗn loạn? Tôi đề nghị mỗi người phải làm tròn vai trò của mình là vợ hay chồng của mình, không ly dị , và chăm sóc con cái tốt đẹp. Khi mỗi gia đình hạnh phúc và hài hòa thì quốc gia sẽ tự nhiên có hòa bình.

Ngòai ra, tôi khẩn cầu mọi người hãy ngưng lại việc phá thai! Hãy suy nghĩ xem, nếu những chúng sinh trong bào thai chưa kịp chào đời đã trở thành những oan hồn ; khắp nơi nhan nhản những hồn ma nhỏ bé phiêu bạt đòi mạng thì làm sao xã hội an lành được? Những hồn ma nhỏ bé này cần phải gặp được người có Đạo hạnh và không tham tiền thì mới được siêu độ. Rất khó đốiI phó với những hồn ma nhỏ bé này! Rất khó giải quyết những vấn đề này, vì vậy, với nghiệp chướng khắp nơi thì làm sao có hòa bình?

HỎI ĐÁP VỀ PHÁ THAI VÀ VONG LINH THAI NHI

HỎI ĐÁP VỀ PHÁ THAI VÀ VONG LINH THAI NHI

Hòa Thượng Tuyên Hóa trả lời

Câu hỏi: Phá thai tạo nghiệp sát sanh. Vì con không được học giáo lý Phật trước đây, con đã phạm tội sát sanh mà không biết. Con có thể làm gì để đền bù lại nghiệp chướng của con?

Hòa Thượng: Bằng cách làm thêm nhiều việc phước thiện, bằng cách sám hối sửa đổi nhiều thêm, , và bằng cách niệm danh hiệu Phật thường xuyên hơn.

***************************

Câu hỏi: Con được nghe rằng phá thai là sai trái trong giáo lý Phật giáo, nhưng con đã phạm tôi này trong quá khứ mà không biết đó là sai trái. Con có thể làm cái gì bây giờ để đền bù lại những điều tai hại mà con đã làm trong quá khứ?

Hòa Thượng: Không có điều tốt đẹp nào hơn là tự sửa đổi lỗi lầm của mình. Dầu cho tội của quý vị rất to lớn , đầy ngập trời, nếu quý vị thành tâm ăn năn và sửa đổi, thì các tội sẽ tiêu sạch.

***********************
Câu hỏi: Nhiều người bỏ tiền ra cúng những vong linh thai nhi, có thể nào những căm hận của các vong linh thai nhi này được đền bù hay không?

Hòa Thượng: Không.

***************************
Câu hỏi: Ngày nay có nhiều Đàn lễ " Cầu Siêu Vong Linh Thai Nhi" Chúng con có thể tham gia đàn lễ Cầu Siêu những vong linh thai nhi này hay không, hay các vong linh thai nhi này nên được siêu độ ?

Hòa Thượng: Siêu độ chúng sanh là giúp chúng lìa khổ được vui. Tuy nhiên, vong linh thai nhi mang mối oán hận rất lớn khó làm vơi đi được, bởi vì đó là món nợ tước đoạt sanh mạng thì phải được trả bằng cách đền lại sanh mạng. Thế nhưng, nếu các vong linh thai nhi đó gặp được những vị Chân Tu không tham tiền thì chúng có cơ hội được siêu độ..