Monday, December 1, 2014

ĐIỂN TÍCH “TẢO TRỪ” “Phá ngũ uẩn rứt lần tham ái,

ĐIỂN TÍCH “TẢO TRỪ”
“Phá ngũ uẩn rứt lần tham ái,
Cột sân si cũng phải TẢO TRỪ,
Đem về giác tánh chơn như,
Kim thân thị hiện dứt trừ tử sanh”
(Cho Cò Tàu Hảo)
-Chữ “Tảo trừ” là quét dọn trừ sạch trần cấu (bụi bậm). Ở đây có ý day dùng cây chổi pháp vô hình quét sạch tham, sân, si. Vì ba món ấy là ba thứ trong ngũ uẩn, thường che đậy chân tánh và nó cũng là tam độc cội gốc phiền não: nó hay sanh ra tám vạn 4 ngàn trần lao phiền não khác. “Tảo trừ” xuất phát từ hai chữ “Tảo chửu” tức là chổi quét mà xưa kia Đức Phật đã truyền dạy ông Bàn Đặc Ca Tôn Giả.
Kinh Di Đà Sớ Sao có chép:
-Bấy giờ tại nước Xá Vệ có Thầy Tỳ Kheo, tên là Bàn Đặc. Vì tối dạ quá nên sau khi xuất gia theo Phật, ông học hoài mà không nhớ câu kinh nào hết. Phật giao cho 500 vị A la Hán, cứ thay phiên nhau, mỗi ngày hai vị, dạy ông một bài kệ bốn câu, gồm 20 chữ:
“cần tảo già lam đại,
Thời thời phước huệ sanh,
Tuy vô tân khách chí,
Diệc hữu Thánh nhơn hành”
(Siêng quét đất vườn chùa, Giờ sanh phước hụê. Tuy không tân khách đến, cũng có thánh nhơn đi)
-Suốt ba năm như vậy, ông cũng chưa thuộc câu nào. Anh của ông là Tỳ kheo Châu Lợi kêu ông quở trách: “Người ta xuất gia tu hành ai cũng thuộc một ít bài kinh để tụng niệm. Còn em đã 3 năm rồi mà học chẳng thuộc câu nào hết, tốt hơn huờn tục cho rồi”. Bàn đặc quá buồn khổ, nên đứng dựa cửa Kỳ Hoàn mà khóc! Phật trông thấy kêu hỏi:
-Vì sao ông lại khóc?
Bàn Đặc thưa:
-Bạch Đức Thế Tôn, 500 vị A La Hán chán dạy, vì con quá tối dạ, nay anh con cũng quở hãy huờn tục cho rồi. Song con nghĩ: nếu con về nhà thì làm sao hằng ngày thấy được Đức Thế Tôn để chiêm ngưỡng, con không thể xa Ngài đặng.
Phật an ủi:
-Thôi đừng khóc nữa! Hãy theo Ta về Tịnh Xá. Đến nơi Phật traocho cây chổi và dạy ông vừa quét vừa học haichữ “chổi quét” thôi! Thế nà hễ ông học nhớ được chữ quét lại quên mất chữ chổi, suôt cả mấy ngày như vậy. Đến chừng Phật quán biết ông sắp hết chướng nghiệp mới kêu lại mà khai ngộ:
-Nầy Bàn đặc! Hai chữ chổi quét nó cao cả sự lẫn lý; dùng cây chổi hữu hình quét sạch bụi rác trong Tịnh Xá và ngoài sân để trông mát khoẻ cho Ta lẫn người. Còn về lý: dùng cây chổi pháp vô hình để quét sạch trần cấu phiền não nơi tâm địa của mình, chớ có khó gì đâu mà không nhớ!
-Phật nói dứt lời, ông Bàn Đặc Ca sạch hết chướng nghiệp, hốt nhiên tỏ ngộ, chứng A La Hán và có đủ 6 phép thần thông.
-Bâý giờ bên phái Tỳ Kheo Ni có Tịnh xá riêng. Phật phân công mỗi một vị Tỳ kheo đã chứng quả A La Hán, đến đó thuyết Kinh giáo giới cho chúng Tỳ kheo Ni nghe…
-Ngày nọ, bên Tịnh Xá Tỳ kheo Ni được tin hôm nay tới phiên ông Bàn Đặc Ca đến đây giáo giới, nên quí bà quí cô đều ngơ ngác tự hỏi: “Huynh ấy tối dốt tận mạng làm sao giáo giới cho được? Hoạ chăng là Huỷnh mượn sư huynh của huỷnh thế cho.” Ai nấy còn đương bàn tán, bỗng nghe tiếng tích trượng reo ngoài cổng, mọi người nhìn ra đồng nói:
-Huỳnh thiệt, đúng rồi! Bà nào cũng xầm xì và cười khúc khích, có ý dể ngươi; nhưng vì kỷ luật bắt buộc, các tỳ Kheo ni phải ra tiếp rước và kính thỉnh ông vào ngồi trên ghế cao. Tát cả đều làm lễ dâng cơm nước, rồi ngồi có thứ tự để chờ nghe pháp, nhưng bà nào cũng lấy tay áo cà sa che miệng vì không thể nín cười được.
-Ngồi trên Pháp toà, Tỳ Kheo Bàn Đặc nghĩ thầm: “do đã lãnh hội lý được lý nghĩa hai chữ chổi quét mà Phật đã chứng truyền. Vậy các Đại Tỷ hãy để tâm yên lặng, nghe đệ giảng thử, coi có hợp với tinh thần giáo giới không?
-Thưa các Đại Tỷ! “Trong Giáo lý nhà Phật có rất nhiều phương pháp, người tu phật tuỳ theo trình độ mà học hỏi trì hành, nhưng điểm cốt yếu là làm thế nào quét sạch bụi trần, cũng như đào thảy cho hết phiền não. Nhứt là tảo thanh những chướng ngại, như: lòng tự ỷ, kiêu căng, khinh mạng….để cho ba nghiệp thân, khẩu, ý trong sạch, sáu căn thanh tịnh như gương lau sạch bụi, tức được minh tâm kiến tánh, chứng quả vô lậu. Ấy là ý nghĩa của hai chữ chổi quét…”
“vậy có thể nói cả 8 vạn 4 ngànpháp môn không ngoài ý nghĩa hai chữ “chổi quét” là vì nó có diệu năng quét sạch 8 vạn 4 trần lao phiền não. Đó các Đại tỷ xét coi có phải thế không?
-Tôn giả Bàn Đặc giảng vừa dứt, cả 5000 Tỳ Kheo Ni đều tỉnh ngộ, phủi sạch lòng khinh mạng, đủ niệm Kính thành, đồng chứng quả A La Hán một lượt.
-sau đó mấy hôm Vua Ba Tư Nặc thỉnh phật và chúng Tăng vào cung thụ trai. Phật muốn phá lòng khinh mạng của quần chúng, nên trao bình bát của Ngài cho ông Bàn Đặc mang và bỏ đi sau hết. Phật khởi hành đi trước, kế đó là 1.250 Tỳ Kheo. Khi Phật và chúng Tăng tiến vào cửa thành, tới ông bàn Đặc là người sau cùng, bị lính gát cửa cản lại không cho vào, họ chỉ trích ông:
-Chúng tôi là cư sĩ đây, dầu bận việc gia đình, quân chính, nhưng cũng học thuộc được một hai bài kinh để tụng niệm. Còn ông, đã là một Tỳ kheo xuất gia, với bài kệ chỉ có 4 câu, 20 chữ mà suốt ba năm ông không thuộc chữ nào, nên không đủ tài đức vào thụ trai của nhà Vua. Bàn Đặc Tôn Giả đành phải chịu đứng tại cửa thành chờ đợi.
-Đến giờ traiđàn, Vua bưng thức ăn định sớt vào bát của Phật trước. Ông Bàn Đặc đứng ngoài cửa thành, với cánh tay dài đưa bình bát tới ngay trước mặt Vua và Phật. Vua ngạc nhiên bạch hỏi phật:
-Phật liền giới thiệu và giải thích rõ việc cảu Bàn Đặc cho Vua cùng quần thần nghe. Vua vội sai nội quan ra thỉnh vị La Hán ấy vào. Cuộc thọ trai xong Vua quì xuống bạch hỏi Phật:
-Vì sao Tôn Giả Bàn Đặc tối dốt? Lại tu học thế mà được chứng quả như vậy?
-Phật hoan hỷ giải rõ từ tiền kiếp hiện kiếp của Tôn giả Bàn Đặc cho Vua và đại chúng nghe.
“Kiếp trước của Bàn Đặc cũng là một nhà tu, rất thông minh sáng cuốt, thuộc làu kinh điển. Chỉ vì có ý để một mình làm Thầy quần chúng, bỏn sẻn không bố thí pháp cho ai, sợ mọi người hơn mình. Bởi lỗi lẫn (tiếc) Phápđó, thành thử đời nầybị quả báo tối dốt, nhưng nhờ có lòng nhiệt tình ham tu, kinh Phật và quyết chí kiên nhẫn tu học không nản lòng, giải đãi. Nhờ đó tội chướng tiêu sạch và cuối cùng chỉ tu hcọ hai chữ “chổi quét” (Tảo chửu). Luôn ba ngày ông đã quét sạch phiền não, trí huệ phát khai, chứng quả A La Hán, đắc 6 pháp thần thông như thế đó…”
-Nghe Phật giảng xong Vua Ba Tư Nặc, quần thần và đại chúng đều hết lòng ca ngợi, kính tin đồng lễ bái Phật.
Nghe qua câu chuyên và đọc lại bốn câu giảng nêu trên, thấy rằng: xưa khi Phật dùng chữ “chổi quét” dạy ông Bàn Đặc và chư Tỳ kheo. Thời nay Đức Thầy cũng dùng hai chữ “Tảo trừ” để dạy môn đồ, đồng lý nghĩa quét dọn và trừ sạch trần ai phiền não, nơi tâm tư của mỗi hành giả. Bởi vì ba món phiền não căn bản (tham , ân, si) ấy là gốc sanh ra 8 vạn 4 ngàn trần lao phiền não khác. Nếu nàh tu biết áp dụng phương cách “chổi quét” hoặc “Tảo trừ” để dọn sạch tham, sân, si tất 8 vạn 4 ngàn trần lao phiền não kia phải tiêu vong. Bấy giờ tâm trí của nhà tu được trong sạch sáng mầu hoà vào giác tánh chơn như (Phật hoá tánh tình) chứng kim thân bất hoại!
“Đem về giác tánh chơn như,
Kim thân thị hiện dứt trừ tử sanh”
(trích điển Tích Triết Văn)