Friday, December 30, 2016

HIỂU ĐỜI!

HIỂU ĐỜI!
1, Ăn no không gội đầu, đói không tắm. Rửa mặt nước lạnh, vừa đẹp vừa khỏe. Mồ hôi chưa khô, đừng tắm nước lạnh. Đánh răng nước ấm, chống ê chắc răng.
2, Ăn gạo có trấu, thức ăn có chất sơ. Nam không thể thiếu rau hẹ, nữ không thể thiếu ngó sen. Củ cải trắng, sống không tốt nhưng chín thì bổ. Ăn không quá no, no không nên nằm.
3, Dưỡng sinh là động, dưỡng tâm là tĩnh. Tâm không thanh tịnh, ưu tư vọng tưởng dễ nảy sinh. Tâm thần an bình, bệnh sao đến được. Nhắm mắt dưỡng thần, tĩnh tâm ích trí.
4, Dược bổ thực bổ, đừng quên tâm bổ. Coi tiền như cỏ, coi thân như bảo. khói hun cháy lửa, tốt nhất không ăn. Chiên dầu ngâm ướp, ít ăn thì tốt.
5, Cá thối tôm rữa, lấy mạng oan gia. Ăn mặc giữ ấm, nhất thân là xuân. Lạnh chớ chạm răng, nóng chớ chạm môi. Đồ chín mới ăn, nước chín mới uống.
6, Ăn nhiều rau quả, ít ăn đồ thịt. Ăn uống chừng mực, ngủ dậy đúng giờ. Đầu nên để lạnh, chân nên giữ ấm. Vui chơi biết đủ, không cầu an dật.
7, Dưỡng sinh là cần cù, dưỡng tâm là tĩnh tại.
8, Người đến tuổi già, thì phải rèn luyện, đi bộ chạy chậm, luyện công múa kiếm; đừng sợ giá lạnh, quét sạch sân nhà, hội họa thêm vui, tấm lòng rộng mở;
song-khoe
9, Nghe tiếng gà gáy, đừng cố nằm thêm, trồng hoa nuôi chim, đọc sách ngâm thơ; chơi cờ hát kịch, không ham phòng the, việc tư không nhớ, không chiếm lợi riêng.
10, Ẩm thực không tham, bữa tối ăn ít, khi ăn không nói, không nên hút thuốc; ít muối ít đường, không ăn quá mặn, ít ăn chất béo, cơm không quá nhiều;
11, Mỗi ngày ba bữa, thức ăn phù hợp, rau xanh hoa quả, ăn nhiều không sợ; đúng giờ đi ngủ, đến giờ thì dậy, nằm dậy nhẹ nhàng, không gấp không vội;
12, Uống rượu có độ, danh lợi chớ tham, chuyện thường không giận, tấm lòng phải rộng.
13, Tâm không bệnh, nên phòng trước, tâm lý tốt thân thể khỏe mạnh; tâm cân bằng, phải hiểu biết, cảm xúc ổn định bệnh tật ít;
14, Luyện thân thể, động cùng tĩnh, cuộc sống hài hòa tâm khỏe mạnh; phải thực dưỡng, no tám phần, tạng phủ nhẹ nhõm tự khai thông;
15, Người nóng giận, dễ già yếu, thổ lộ thích hợp người người vui; thưởng thức thư họa, bên suối thả câu, lựa chọn sở thích tự do chơi;
16, Dùng đầu óc, không mệt nhọc, bớt lo dưỡng tâm ít náo nhiệt; có quy luật, sức khỏe tốt, cuộc sống thường ngày phải hài hòa;
17, Tay vận động, tốt cho não, phòng ngừa bị lạnh và cảm cúm.
18, Mùa hè không ngủ trên đá, mùa thu không ngủ trên phản. Mùa xuân không hở rốn, mùa đông không che đầu. Ban ngày hoạt động, tối ngủ ít mơ.
19, Tối ngủ rửa chân, hơn uống thuốc bổ. Buổi tối mở cửa, hễ ngủ là say. Tham mát không chăn, không bệnh mới lạ.
20, Ngủ sớm dậy sớm, tinh thần sảng khoái, tham ngủ tham lạc, thêm bệnh giảm thọ. Tranh cãi buổi tối, ruột như sát muối.
21, Một ngày ăn một đầu heo, không bằng nằm ngủ ngáy trên giường.
22, Ba ngày ăn một con dê, không bằng rửa chân rồi mới lên giường.
23, Gối đầu chọn không đúng, càng ngủ người càng mệt. Tâm ngủ trước, người ngủ sau, ngủ vậy sẽ thành mỹ nhân.
24, Đầu hướng gió thổi, ấm áp dễ chịu, chân hướng gió thổi, hãy mời thầy lang.
25, Không ngủ nơi ngõ hẻm, độc nhất khi gió lùa.
26, Đi ngủ không thắp đèn, sáng dậy không chóng mặt.
27, Muốn ngủ để tấm thân nhẹ nhõm, chân không hướng tây đầu không hướng đông
.........................HIỂU ĐỜI ....................
Tháng ngày hối hả, đời người ngắn ngủi, thoáng chốc đã già. Chẳng dám nói hiểu hết mọi lẽ nhân sinh nhưng chỉ có hiểu đời thì mới sống thanh thản, sống thoải mái.
Qua một ngày mất một ngày
Qua một ngày vui một ngày
Vui một ngày lãi một ngày
Hạnh phúc do mình tạo ra. Vui sướng là mục tiêu cuối cùng của đời người, niềm vui ẩn chứa trong những sự việc vụn vặt nhất trong đời sống, mình phải tự tìm lấy. Hạnh phúc là cảm giác, cảm nhận, điều quan trọng là ở tâm trạng.
Tiền không phải là tất cả nhưng không phải không là gì. Đừng quá coi trọng đồng tiền, càng không nên quá so đo, nếu hiểu ra thì sẽ thấy nó là thứ ngoại thân, khi ra đời chẳng mang đến, khi chết chẳng mang đi. Nếu có người cần giúp, rộng lòng mở hầu bao, đó là một niềm vui lớn. Nếu dùng tiền mua được sức khỏe và niềm vui thì tại sao không bỏ ra mà mua? Nếu dùng tiền mà mua được sự an nhàn tự tại thì đáng lắm chứ! Người khôn biết kiếm tiền biết tiêu tiền. Làm chủ đồng tiền, đừng làm tôi tớ cho nó.
“Quãng đời còn lại càng ngắn thì càng phải làm cho nó phong phú”. Người già phải thay đổi quan niệm cũ kỹ đi, hãy chia tay với “ông sư khổ hạnh”, hãy làm “con chim bay lượn”. Cần ăn thì ăn, cần mặc thì mặc, cần chơi thì chơi, luôn luôn nâng cao chất lượng cuộc sống, hưởng thụ những thành quả công nghệ cao, đó mới là ý nghĩa sống của tuổi già.
Tiền bạc là của con, địa vị là tạm thời, vẻ vang là quá khứ, sức khỏe là của mình.
Cha mẹ yêu con là vô hạn; con yêu cha mẹ là có hạn.
Con ốm cha mẹ buồn lo; cha mẹ ốm con nhòm một chút hỏi vài câu là thấy đủ rồi.
Con tiêu tiền cha mẹ thoải mái; cha mẹ tiêu tiền con chẳng dễ.
Nhà cha mẹ là nhà con; nhà con không phải là nhà cha mẹ.
Khác nhau là thế, người hiểu đời coi việc lo liệu cho con là nghĩa vụ, là niềm vui, không mong báo đáp.
Chờ báo đáp là tự làm khổ mình.
Ốm đau trông cậy ai? Trông cậy con ư? Nếu ốm dai dẳng chẳng có đứa con có hiếu nào ở bên giường đâu (cửu bệnh sàng tiền vô hiếu tử). Trông vào bạn đời ư? Người ta lo cho bản thân còn chưa xong, có muốn đỡ đần cũng không làm nổi.
Trông cậy vào đồng tiền ư? Chỉ còn cách ấy.
Cái được, người ta chẳng hay để ý; cái không được thì nghĩ nó to lắm, nó đẹp lắm. Thực ra sự sung sướng và hạnh phúc trong cuộc đời tùy thuộc vào sự thưởng thức nó ra sao.
Người hiểu đời rất quý trọng và biết thưởng thức những gì mình đã có, và không ngừng phát hiện thêm ý nghĩa của nó, làm cho cuộc sống vui hơn, giàu ý nghĩa hơn.
Cần có tấm lòng rộng mở, yêu cuộc sống và thưởng thức cuộc sống, trông lên chẳng bằng ai, trông xuống chẳng ai bằng mình (tỷ thượng bất túc tỷ hạ hữu dư), biết đủ thì lúc nào cũng vui (tri túc thường lạc).
Tập cho mình nhiều đam mê, vui với chúng không biết mệt, tự tìm niềm vui.
Tốt bụng với mọi người, vui vì làm việc thiện, lấy việc giúp người làm niềm vui.
Con người ta vốn chẳng phân biệt giàu nghèo sang hèn, tận tâm vì công việc là coi như có cống hiến, có thể yên lòng, không hổ thẹn với lương tâm là được. Huống hồ nghĩ ra, ai cũng thế cả, cuối cùng là trở về với tự nhiên. Thực ra ghế cao chẳng bằng tuổi thọ cao, tuổi thọ cao chẳng bằng niềm vui thanh cao.
Quá nửa đời người dành khá nhiều cho sự nghiệp, cho gia đình, cho con cái, bây giờ thời gian còn lại chẳng bao nhiêu nên dành cho mình, quan tâm bản thân, sống thế nào cho vui thì sống, việc nào muốn thì làm, ai nói sao mặc kệ vì mình đâu phải sống vì ý thích hay không thích của người khác, nên sống thật với mình.
Sống ở trên đời không thể nào vạn sự như ý, có khiếm khuyết là lẽ thường tình ở đời, nếu cứ chăm chăm cầu toàn thì sẽ bị cái cầu toàn làm cho khổ sở. Chẳng thà thản nhiên đối mặt với hiện thực, thế nào cũng xong.
Tuổi già tâm không già, thế là già mà không già; Tuổi không già tâm già, thế là không già mà già. Nhưng xử lý một vấn đề thì nên nghe già.
Sống phải năng hoạt động nhưng đừng quá mức. Ăn uống quá thanh đạm thì không đủ chất bổ; quá nhiều thịt cá thì không hấp thụ được. Quá nhàn rỗi thì buồn tẻ; quá ồn áo thì khó chịu…. Mọi thứ đều nên “vừa phải”.
Người ngu gây bệnh (hút thuốc, say rượu, tham ăn tham uống….)
Người dốt chờ bệnh (ốm đau mới đi khám chữa bệnh)
Người khôn phòng bệnh , chăm sóc bản thân, chăm sóc cuộc sống.
Khát mới uống, đói mới ăn, mệt mới nghỉ, thèm ngủ mới ngủ, ốm mới khám chữa bệnh…. Tất cả đều là muộn.

Saturday, December 24, 2016

CÁCH GIẢI THOÁT KHỎI SANH TỬ

CÁCH GIẢI THOÁT KHỎI SANH TỬ
Đạo sư Padma nói: Khi thực hành Pháp, có những cách giải thoát khỏi sanh tử.
Công chúa Tsogyal hỏi: Chúng ta phải làm gì?
Đạo sư nói: Nếu con muốn khởi lên lòng sùng mộ phi thường, hãy quan sát những đức hạnh bên ngoài và bên trong Đạo sư của con.
Nếu con muốn hành động hòa hợp với mọi người, chớ do dự lừng khừng trong nỗ lực làm lợi lạc cho những người khác.
Nếu con muốn chứng ngộ tâm của Đạo sư, hãy đưa những giáo huấn khẩu truyền của Ngài vào thực hành.
Nếu con muốn đạt được những thành tựu (siddhi) nhanh chóng, chớ bao giờ không giữ những thệ nguyện của con.
Nếu con muốn thoát khỏi bốn dòng nước dữ sanh, già, bệnh ,chết, hãy không ngừng giải quyết cái nền tảng của tất cả (Lun-gzhi, Alaya) vốn vô sanh.
Nếu con muốn không có những chướng ngại trong thực hành, hãy ném bỏ những xao lãng thế gian đằng sau con.
Nếu con muốn hoàn thành không cố gắng lợi lạc của những người khác, hãy tu hành tâm thức con trong Bồ đề tâm của từ bi vô lượng.
Nếu con sợ đi vào ba cõi thấp trong đời tới, hãy bỏ mười hành động không đức hạnh trong kiếp này.
Nếu con muốn có hạnh phúc trong cả đời này và những đời sau, hãy cố gắng làm mười thiện hạnh.
Nếu con muốn đưa tâm con thâm nhập vào Pháp, hãy kiên trì thực hành cả trong khó nhọc và khốn khổ.
Nếu con muốn xa lìa sanh tử, hãy tìm kiếm giác ngộ vô thượng ở trong tâm của chính con.
Nếu con muốn hoàn thành quả tức là ba thân, hãy cố gắng thu thập hai sự tích tập.
Nếu con thực hành như vậy, con sẽ tìm thấy hạnh phúc. Người không xoay tâm thức họ khỏi sanh tử thì không bao giờ có hạnh phúc.
THỰC HÀNH PHÁP VỚI SỰ CHÂN THÀNH
Đạo sư Padma nói: Nếu con muốn thực hành Pháp từ cốt lõi lòng con thì có một cách.
Công chúa Tsogyal hỏi: Đó là cách gì?
Đạo sư nói: Khi nhập mình vào sadhana, hãy thoát khỏi tham và sân.
Khi con nghiên cứu trong đường lối đúng, hãy mặc áo giáp nhẫn nhục.
Khi ở trong những chốn ẩn cư, chớ dính mắc vào thức ăn và của cải.
Nếu con khao khát Pháp dẫn tới chứng đắc, hãy theo một Đạo sư đã đạt được thành tựu.
Nếu con đã gặp một vị Thầy cao cả, chớ làm ngược lại Ngài mà hãy cố gắng tốt nhất để làm vừa lòng Ngài.
Khi con cảm thấy nghi ngờ về Pháp, hãy hỏi Đạo sư của con để có được lời khuyên bảo.
Khi bà con thân thuộc chống lại con, hãy cắt đức mối ràng buộc dính mắc của họ với con.
Hãy ném bỏ sự xao lãng do những chướng ngại hay ma quỷ.
Hãy thực hành tức thời không trì hỗn.
Chớ mong muốn tụ họp mà hãy ở trong đơn độc.
Những bạn bè và của cái, thân thuộc và đồ vật, tất cả đều huyễn, thế nên hãy bỏ chúng.
Tham luyến và hung hăng sẽ sinh ra nếu con ở chung với những người khác.
Hãy sống một mình và dấn thân vào thực hành tâm linh.
Nhiều thứ tiêu khiển sẽ chỉ làm gián đoạn sự thực hành của con, thế nên hãy từ bỏ chúng.
Bất luận thế nào, người không thể dấn thân vào thực hành tâm linh sẽ không tìm ra hạnh phúc chân thực.
GIỮ GÌN NHỮNG CAM KẾT THỆ NGUYỆN (SAMAYA)
Đạo sư Padma nói: Khi thực hành Pháp, con phải giữ gìn những cam kết thệ nguyện. Có vẻ người ta chỉ vi phạm những cam kết thệ nguyện bởi vì họ không thể chịu đựng khó nhọc.
Công chúa Tsogyal: Điều ấy nghĩa là gì?
Đạo sư nói: Có những người vi phạm giữ bí mật về Đạo sư của họ, tuyên bố mình là người học Đạo, và chỉ quảng cáo sự tu hành của mình.
Có những người vi phạm có ý định làm một cúng dường cho Đạo sư của họ và rồi đổi ý, giữ đồ cúng dường lại một cách dối trá như một phần của tài sản của họ.
Có những người vi phạm lừa gạt cả Thầy lẫn bạn đạo của họ.
Có những người vi phạm gièm pha vị Thầy từ ái của họ và rồi khoe khoang tiếng tăm của họ.
Có những người vi phạm phóng chiếu những lỗi lầm riêng của mình lên vị Thầy và còn tự cho là có cam kết thệ nguyện thanh tịnh.
Có những người vi phạm nghĩ rằng họ có thể phê phán tấm gương đời sống không thể phê phán của Thầy họ.
Có những người vi phạm nói lên những đức hạnh của Thầy họ cho những người khác nhưng mục đích lại nhắm vào sự cạnh tranh với Ngài.
Có nhiều người ương ngạnh tuyên bố họ có hiểu biết mà lại không từng nghe những giáo lý tuyên bố họ đã chín thành quả mà không từng nhận truyền pháp và tuyên bố họ có những giáo huấn khẩu truyền mà thật sự chưa nhận được chúng. Như vậy, chỉ có một ít người nhận được những ban phước và thần lực gia hộ.
NIỀM TIN BỀN VỮNG
Đạo sư Padma nói: Khi thực hành Pháp, chỉ có niềm tin bền vững là rất quan trọng. Có mười nguyên nhân khởi lên niềm tin.
Công chúa Tsogyal hỏi: Đó là những nguyên nhân nào?
Đạo sư nói: Hãy nhận biết rằng những hành động, lợi và danh hiện tại của mình không chứa đựng hạnh phúc.
Hãy tin vào nhân quả của những hành động thiện, ác.
Hãy cảm thấy mệt mỏi chán ngán (với sanh tử) trong khi nhớ rằng con sẽ chết.
Hãy hiểu rằng tài sản, của cải, vợ con và thân thuộc là không quan trọng vì họ sẽ không theo con qua cái chết.
Hãy hiểu rằng con không có quyền chọn lựa nơi chốn trong đời tới của con, vì không chắc chắn con tái sanh ở đâu.
Hãy nhận biết rằng không thực hành Pháp không đã có được một thân người trọn vẹn con sẽ rời bỏ đời này với hai bàn tay trắng.
Hãy nhận biết rằng bất kể nơi nào con sanh ra trong sáu cõi sanh tử con cũng không bao giờ vượt khỏi khổ đau.
Hãy nghe về những phẩm tánh cao siêu của Tam Bảo.
Hãy thấy biết những hành động đặc biệt của vị Thầy thiêng liêng là những phẩm tánh tốt đẹp.
Hãy tụ họp với những bạn đạo tốt họ trung thành với đức hạnh.
Người nào nhớ hay làm khởi lên những điều này sẽ ra khỏi sanh tử. Nhưng có phải chỉ làm khởi lên một điều thôi cũng là khó khăn ư?
MƯỜI BA SỰ TỪ BỎ
Đạo sư Padma nói: Nếu con muốn thực hành Pháp từ cốt lõi trái tim mình, con phải có mười ba loại từ bỏ.
Công chúa Tsogyal hỏi: Đó là những điều gì?
Đạo sư nói: Nếu con không thể từ bỏ quê hương con không thể đánh bại Ma kiêu mạn.
Nếu con từ bỏ những hoạt động của một gia chủ con sẽ không tìm ra thời giờ để thực hành Pháp.
Nếu con không thực hành Pháp khi con cảm thấy niềm tin con sẽ không chấm dứt được dòng nghiệp.
Khi chính con không có niềm tin, thì đừng chê trách những người khác.
Nếu con không thể bỏ những thứ sở hữu của mình, con sẽ không thể đoạn dứt được những công việc thế gian.
Nếu con không xa cách thân thuộc, con sẽ không dứt được dòng tham luyến và sân hận.
Nếu con không thực hành Pháp ngay bây giờ, không chắc chắn con sẽ tái sanh ở đâu trong đời tới.
Nếu con ước nguyện làm điều gì trong tương lai thay vì làm nó ngay bây giờ khi đang có cơ hội, không chắc bao giờ cơ hội lại xảy ra.
Chớ lừa dối mình, hãy cắt đứt những tham vọng của con và hãy thực hành Thánh Pháp.
Hãy từ bỏ thân thuộc và bạn bè, người thương yêu và tài sản. Nếu con làm nhu vậy ngay bây giờ, điều đó là ý nghĩa nhất.
Chớ xúc tiến một địa vị xã hội không đức hạnh mà chắc chắn con không thể mang theo vĩnh viễn, hãy xúc tiến những hành động đức hạnh chắc chắn không thể không làm.
Chớ làm những chuẩn bị cho ngày mai không hẳn sẽ cần thiết, thay vì thế hãy dấn thân vào việc chuẩn bị cho cái chết bằng sự thực hành tâm linh. Đó là điều thực sự cần thiết.
Nếu con nỗ lực trong việc thực hành Pháp, con không cần phải lo nghĩ về thực phẩm và áo quần, chúng sẽ tự động có. Ta chưa bao giờ nghe hay thấy ai chết vì đói trong khi thực hành Pháp.
MƯỜI BA VIỆC QUAN TRỌNG
Đạo sư Padma nói: Để thực hành Pháp một cách thành thật, con phải thực hành mười ba việc quan trọng này.
Công chúa Tsogyal hỏi: Đó là những việc gì?
Đạo sư nói: Quan trọng là theo học một Đạo sư có phẩm tánh tốt.
Quan trọng là theo học một thời gian dài một Đạo sư có những giáo huấn khẩu truyền.
Quan trọng là có lòng sùng mộ kiên định vào Tam Bảo cao cả.
Quan trọng là tránh hành vi không đức hạnh và xấu xa dù tinh tế nhất.
Quan trọng là suy nghĩ về vô thường ba lần trong ngày và ba lần trong đêm.
Quan trọng là tinh tấn trong việc thực hành Pháp đức hạnh.
Quan trọng là nuôi dưỡng từ bi cho mọi chúng sanh trong mọi thời điểm.
Quan trọng là dứt bỏ sự bám chấp vào những hình tướng và vật chất một cách thiện xảo.
Quan trọng là có được xác tín vào những giáo lý khẩu truyền là thể sai lầm.
Quan trọng là giữ gìn những cam kết và thệ nguyện theo cách đúng đắn.
Quan trọng là thông tỏ tự tâm của con.
Quan trọng là không tiết lộ những giáo huấn bí truyền cho những người không thích hợp.
Khi thực hành, quan trọng là tự mình nỗ lực và ở trong những chốn hẻo lánh.
Khi con thực hành những điều này, sự thực hành Pháp của con sẽ thành công.
CÁCH THỨC CỦA PHÁP
Đạo sư Padma nói: Nếu con muốn thực hành Pháp, đây là cách thức.
Công chúa Tsogyal hỏi: Người ta phải làm gì?
Đạo sư nói: Nếu con muốn tri giác nghĩa của pháp tánh, con phải theo một Đạo sư.
Nếu con mong muốn thoát khỏi sanh tử, con phải từ bỏ đời sống của một người chủ gia đình.
Nếu biết rõ rằng con phải chết, con phải thực hành Pháp.
Nếu mong ước thực hành bất nhị, con phải từ bỏ những hoạt động.
Nếu muốn hoàn thiện những phẩm tính tốt, con phải hoàn thành những thực hành.
Nếu muốn xua tan đau khổ, con phải từ bỏ những tín đồ và quyến thuộc.
Nếu muốn đạt được kinh nghiệm, con phải thường xuyên nhập thất trên núi.
Nếu muốn thoát khỏi bám luyến, con phải từ bỏ quê hương.
Nếu muốn nhìn một cảnh tượng, con phải nhìn vào tấm gương trong sáng của tâm con
Nếu muốn thành tựu, con phải sùng kính guru, yidam và dakini trên đầu con.
Dường như chưa có ai thực hành thật sự những giáo lý của giải thoát.
SỰ KIÊN NHẪN
Đạo Sư Padma nói: Khi thực hành Pháp từ tận đáy lòng, con phải có sự kiên trì nhất.
Bà hỏi: Thưa, điều này có nghĩa gì?
Vị Thầy nói: Bạn bè và con cháu, thực phẩm và tài sản, tất cả đều là ảo ảnh, vậy hãy từ bỏ chúng.
Trò giải trí, thanh danh và những hoàn cảnh tốt đẹp, tất cả đều là những che chướng nghiêm trọng, vậy hãy từ bỏ chúng.
Tình bạn, quyến thuộc và người hầu, tất cả đều là gốc rễ của luân hồi gây nên bám luyến và sân hận, vậy hãy từ bỏ chúng.
Năm, tháng, ngày, và giờ tất cả đều làm ngắn lại thời gian còn lại trước cái chết, vậy hãy nhanh chóng thực hành.
Người không kiên nhẫn và không có mục đích đúng đắn họ xem thân nhân, thực phẩm, tài sản và con cháu là quan trọng. Họ xem sự giải trí tiêu khiển là hoàn cảnh tốt đẹp. Họ xem tình bạn là vui sướng. Không để ý đến năm, tháng, ngày trôi qua, họ chỉ ngồi đếm chiều dài cuộc sống. Vào lúc chết, họ phải tự mình lèo lái.
SỰ KHÓ KHĂN CỦA VIỆC THỰC HÀNH PHÁP
Đạo Sư Padma nói: Thật sự là khó thực hành Pháp.
Bà hỏi: Thưa, như vậy có nghĩa gì?
Vị Thầy nói: Chấp giữ tà kiến là nguy hiểm.
Thiền định bị sai lạc do tạo tác của tâm thức.
Kẻ địch tệ nhất là phá hỏng samaya.
Hành bị lừa gạt vì những hành vi bất thiện của thân, khẩu, ý.
Giáo lý bị hủy hoại vì quá nhiều tham vọng.
Pháp bị tàn lụi do ham đạt được giàu có.
Giới nguyện bị hư hỏng do chỉ trích những người khác.
Con đường bị lầm lạc vì chấp đau khổ là có thật.
Tính khiêm tốn bị mất vì thèm muốn những sự vật hấp dẫn.
Mục đích bị sai lạc do tất cả danh lợi của cuộc sống này.
Những vị thầy không thực hành Pháp đều lúng túng và những thiền giả như vậy đều chán nản thất vọng.
NHỮNG CÁCH ĐỂ CẢM THẤY THONG DONG
Vị Thầy nói: Có những cách làm thong dong nếu con biết làm như thế nào.
Bà hỏi: Mong Thầy giải nghĩa!
Vị thầy nói: Khi thoát khỏi trụ bám nhị nguyên, kiến được thong dong.
Khi thoát khỏi hôn trầm, trạo cử, và xao lãng, thiền định được thong dong.
Khi bám luyến được tịnh hóa như hư không, hạnh được thong dong.
Khi tâm con thoát khỏi buồn khổ, nơi cư trú của con cảm thấy thong dong.
Khi thiên chấp được thanh lọc, lòng bi được thong dong.
Khi trụ bám được tịnh hóa, sự bố thí được thong dong.
Khi biết thực phẩm và của cải là huyễn ảo, hoan hỷ được thong dong.
Khi không có dáng điệu kiêu mạn, những hoạt động hàng ngày của con được thong dong.
Khi không sống cuộc đời của một gia chủ bị đau khổ dẫn dắt, sinh nhai được thong dong.
Khi không đua tranh theo những phẩm tính tôn quý, tình bạn được thong dong.
Khi thoát khỏi cách cư xử ấu trĩ và chấp ngã, người ta được thong dong.
Khi đi theo một vị Thầy tôn quý có lòng bi và những hướng dẫn khẩu truyền, người ta được thong dong.
Khi hiểu rằng bản tánh Như Lai đều hiện diện trong sáu loại chúng sanh, con thong dong cảm thấy họ là những thân nhân thân thuộc.
Khi cắt đứt bám luyến, con làm bất cứ gì đều thong dong.
Khi những hình tướng và hiện hữu giải thoát tự nhiên, sự phát hiện đại lạc được thong dong.
Khi con biết âm thanh sắc tướng là như huyễn, việc dứt bỏ đau khổ được thong dong.
Khi con nhận ra bản lai diện mục, việc thoát khỏi nỗ lực và cố gắng được thong dong.
Khi tư tưởng được nhận ra là pháp tánh, con thong dong sử dụng những gì con thấy như là thiền định.
Hiểu được những điều này, con sẽ thong dong khi làm bất cứ điều gì.
Chúng sanh của thời buổi đen tối chẳng buông bỏ chấp ngã nên không hạnh phúc. Tất cả họ đều đáng thương.
NHỮNG CÁCH HẠNH PHÚC
Vị Thầy nói: Nếu con có thể đi theo những hướng dẫn khẩu truyền này, thì có những cách để được hạnh phúc.
Bà hỏi: Thưa, chúng con nên làm gì?
Vị Thầy nói: Vì vũng lầy bám luyến và chấp thủ không có đáy, nếu từ bỏ quê hương con sẽ hạnh phúc.
Vì sự học và tư duy về tri kiến là vô cùng, nếu chứng ngộ tâm mình con sẽ hạnh phúc.
Vì những chuyện trò trống rỗng thường tình không bao giờ cạn, nếu giữ im lặng con sẽ hạnh phúc.
Vì những hoạt động tiêu khiển của thế gian không bao giờ ngừng, nếu ở nơi hoang vắng con sẽ hạnh phúc.
Vì không bao giớ có kết thúc những hoạt động, nếu từ bỏ hành động con sẽ hạnh phúc.
Vì việc tích lũy của cải không bao giờ đem đến bằng lòng, nếu buông bỏ bám luyến con sẽ hạnh phúc.
Vì những kẻ thù không bao giờ có khuất phục, nếu chiến thắng những cảm xúc phiền não của mình con sẽ hạnh phúc.
Vì những thân nhân mà con gắn bó, nếu cắt đứt những liên hệ con sẽ hạnh phúc.
Vì gốc rễ luân hồi không bao giờ chịu đứt, nếu cắt đứt chấp ngã con sẽ hạnh phúc.
Vì những tư tưởng và khái niệm không bao giờ cạn, nếu cắt đứt hoạt động của tư tưởng con sẽ hạnh phúc.
Nói chung, những chúng sanh không thoát khỏi chấp ngã đều không hạnh phúc. Họ đau khổ lâu dài trong các cõi sinh tử luân hồi.
ĐI LẠC ĐƯỜNG
Đạo Sư Padma nói: Có nhiều hành giả đi lạc và trở thành người thường sau khi đã thọ giới nguyện.
Bà hỏi: Thưa, thế có nghĩa gì?
Vị Thầy nói: Hành giả (yogi) đi lạc đường khi nói về kiến (cái thấy) mà không nhận biết bản tâm và tìm nó trong mọi hướng.
Hành giả đi lạc khi đè nén giam cầm tâm thức mình và vì không hiểu nên đã thực hành “thiền định mê muội” vô ký.
Hành giả đi lạc khi tuyên bố mọi sự đều là tâm và sau đó dấn thân vào những hành vi phù phiếm.
Bà hỏi: Thưa, người ta tránh đi lạc như thế nào?
Vị Thầy nói: Hành giả không đi lạc khi nhận biết những hình tướng là tâm và lấy pháp thân là con đường.
Hành giả không đi lạc khi cắt đứt mọi tạo tác của tâm và có xác tín của kiến.
Hành giả không đi lạc khi áp dụng điều này vào thực hành và lấy tánh giác làm con đường.
Hành giả không đi lạc khi hiểu rằng những hình tướng biểu hiện là những người trợ giúp và thoát khỏi bám luyến, chấp thủ.
Bất luận thế nào, trong thời buổi suy đồi phần lớn hành giả đi lạc đường. Chỉ có một số ít người đi đúng hướng.
MỘT SỐ ĐIỀU KHÔNG THỂ TRÁNH KHỎI
Đạo Sư Padma nói: Khi thực hành Pháp, một số điều quan trọng không thể tránh được.
Bà hỏi: Thưa, điều đó có nghĩa gì?
Vị Thầy nói: Khi nhận biết trí tuệ đồng khởi đang hiện diện trong chính con, thì không cách nào thoát khỏi việc đạt giác ngộ.
Khi nhận ra đặc tính của luân hồi là đau khổ liên tục và chuyển tâm con khỏi nó, thì không cách nào tránh được việc giải thoát khỏi luân hồi.
Khi không chấp vào thành kiến đối với những học phái triết học, không cách nào tránh khỏi đạt được sự học uyên bác vô biên.
Khi con nhận ra đặc tính của luân hồi là đau khổ liên tục và quay lại với nó, thì không cách nào tránh được việc thoát khỏi luân hồi.
Khi con không tách lìa với bám chấp và trụ định, thì không cách nào tránh được việc rơi lại vào sinh tử luân hồi.
Vì trí tuệ không có bất kỳ hình tướng cụ thể nào, khi con biết cách làm trong sạch năm độc một cách tự nhiên, thì không cách nào con có thể đọa địa ngục.
Ở đây không có ai sở hữu được những phương pháp này, nên tất cả sẽ phải lang thang trong luân hồi một thời gian dài.
KHÔNG CHỨNG ĐẮC
Đạo Sư Padma nói: Cách thực hành Pháp của người ta sẽ không đem lại chứng đắc.
Bà hỏi: Thưa, điều đó có nghĩa gì?
Vị Thầy nói: Khi ban giáo lý, họ lạc vào sự huênh hoang và chê bai.
Khi học hỏi, họ lạc vào hy vọng và sợ hãi.
Khi chủ tọa một bữa tiệc cúng dường, họ lạc vào tham chấp thực phẩm và đồ uống.
Khi thiền định, họ lạc vào hôn trầm và trạo cử.
Khi tạo công đức, họ lạc vào việc tìm sự kính trọng và lợi lộc.
Khi đạt được sự khéo léo của hiểu biết, họ lạc vào tham muốn lớn hơn.
Khi liên kết với nhiều đệ tử, họ lạc vào căng thẳng trong thực hành Pháp.
Có quá nhiều hành giả đi ngược lại với Pháp trong bất kỳ những gì họ làm.
SỰ TỰ KIÊU
Đạo Sư Padma nói: Những người gọi là hành giả ấy có tham vọng lớn trong sự kiêu mạn và tự cao của họ.
Bà hỏi: Thưa, điều đó có nghĩa gì?
Vị Thầy nói: Một số người tự cao xem họ có hiểu biết trong học và dạy.
Một số người tự cao xem họ là người thành kính và đang thực hành Pháp.
Một số người tự cao xem họ là thiền giả sống cô độc trong núi non.
Một số người tự cao xem họ là có thần lực và những khả năng vĩ đại.
Một số người khao khát giống như một thú ăn thịt ngửi thấy mùi máu khi họ thấy của cải hay đối tượng hấp dẫn.cắt
CẮT ĐỨT SỰ PHỨC TẠP CỦA THIỆN VÀ ÁC
Đạo Sư Padma nói: Khi thực hành Pháp, cần cắt đứt sự phức tạp của những hành vi thiện và ác.
Bà hỏi: Thưa, điều đó có nghĩa gì?
Vị Thầy nói: Khi những ý niệm chấp ngã bị cạn kiệt, bấy giờ không có Pháp, không hành động xấu, không nghiệp, và không quả báo. Thế nên con đã cắt đứt được sự phức tạp của hành động thiện ác.
Vì vậy, chừng nào mà con chưa dứt niệm tưởng chấp ngã thì những hành động bất thiện vẫn sẽ tích lũy nghiệp và sinh quả cũng như những hành động thiện vẫn tích lũy nghiệp và tạo ra quả.
Khi những ý niệm bị cạn kiệt, sẽ không có sự tích lũy của thiện hay ác và sẽ chẳng có kết quả nào xảy ra. Điều này được gọi là “Sự cạn kiệt của những nguyên nhân và điều kiện (nhân và duyên)”. Nó cũng được gọi là “chân lý tuyệt đối.”
Trong tương lai, khoảng 500 năm của thời đại suy thoái, một số người sẽ buông mình vào những cảm xúc tiêu cực thô bạo, vì không nhận ra sự chấp ngã và thất bại trong việc làm giảm tư tưởng ý niệm.
Tự nhận rằng mình đang nắm giữ kiến giải tuyệt đối, họ sẽ tuyên bố rằng quan tâm đến những hậu quả của những hành động thiện hay ác là một kiến giải thấp.
Coi thường luật nhân quả, họ sẽ tuyên bố rằng tâm họ đã giác ngộ.
Sẽ có một số người hành động một cách phù phiếm và không kiểm soát.
Hạnh của họ bị hư hỏng sẽ dẫn dắt chính họ và người khác đi lạc hướng.
Chớ theo gương của họ dù chỉ trong một khoảnh khắc.
Ta, Tsogyal, một phụ nữ ngu dốt, phụng sự vị Thầy hóa thân trong một thời gian dài. Vào những dịp khác nhau, Ngài đã ban khai thị về thực hành Pháp mà Ta luôn luôn khắc ghi trong trí nhớ hoàn hảo của Ta, thu thập và viết lại vì lợi ích của những thế hệ tương lai.
Vì bây giờ chưa phải là thời điểm thích hợp để truyền bá, Ta đã cất giấu những giáo huấn này như một kho tàng quý báu. Cầu mong những người xứng đáng và đã được định trước gặp được chúng.
“Chuỗi giáo huấn vấn đáp” được ghi lại trong Hang Thượng tại Chimphu vào ngày hai mươi lăm tháng thứ hai của mùa thu trong Năm con Heo Cái.
Dấu ấn kho tàng.
Dấu ấn cất giấu.
Dấu ấn giao phó.