Monday, December 1, 2014

ĐIỂN TÍCH “TẢO TRỪ” “Phá ngũ uẩn rứt lần tham ái,

ĐIỂN TÍCH “TẢO TRỪ”
“Phá ngũ uẩn rứt lần tham ái,
Cột sân si cũng phải TẢO TRỪ,
Đem về giác tánh chơn như,
Kim thân thị hiện dứt trừ tử sanh”
(Cho Cò Tàu Hảo)
-Chữ “Tảo trừ” là quét dọn trừ sạch trần cấu (bụi bậm). Ở đây có ý day dùng cây chổi pháp vô hình quét sạch tham, sân, si. Vì ba món ấy là ba thứ trong ngũ uẩn, thường che đậy chân tánh và nó cũng là tam độc cội gốc phiền não: nó hay sanh ra tám vạn 4 ngàn trần lao phiền não khác. “Tảo trừ” xuất phát từ hai chữ “Tảo chửu” tức là chổi quét mà xưa kia Đức Phật đã truyền dạy ông Bàn Đặc Ca Tôn Giả.
Kinh Di Đà Sớ Sao có chép:
-Bấy giờ tại nước Xá Vệ có Thầy Tỳ Kheo, tên là Bàn Đặc. Vì tối dạ quá nên sau khi xuất gia theo Phật, ông học hoài mà không nhớ câu kinh nào hết. Phật giao cho 500 vị A la Hán, cứ thay phiên nhau, mỗi ngày hai vị, dạy ông một bài kệ bốn câu, gồm 20 chữ:
“cần tảo già lam đại,
Thời thời phước huệ sanh,
Tuy vô tân khách chí,
Diệc hữu Thánh nhơn hành”
(Siêng quét đất vườn chùa, Giờ sanh phước hụê. Tuy không tân khách đến, cũng có thánh nhơn đi)
-Suốt ba năm như vậy, ông cũng chưa thuộc câu nào. Anh của ông là Tỳ kheo Châu Lợi kêu ông quở trách: “Người ta xuất gia tu hành ai cũng thuộc một ít bài kinh để tụng niệm. Còn em đã 3 năm rồi mà học chẳng thuộc câu nào hết, tốt hơn huờn tục cho rồi”. Bàn đặc quá buồn khổ, nên đứng dựa cửa Kỳ Hoàn mà khóc! Phật trông thấy kêu hỏi:
-Vì sao ông lại khóc?
Bàn Đặc thưa:
-Bạch Đức Thế Tôn, 500 vị A La Hán chán dạy, vì con quá tối dạ, nay anh con cũng quở hãy huờn tục cho rồi. Song con nghĩ: nếu con về nhà thì làm sao hằng ngày thấy được Đức Thế Tôn để chiêm ngưỡng, con không thể xa Ngài đặng.
Phật an ủi:
-Thôi đừng khóc nữa! Hãy theo Ta về Tịnh Xá. Đến nơi Phật traocho cây chổi và dạy ông vừa quét vừa học haichữ “chổi quét” thôi! Thế nà hễ ông học nhớ được chữ quét lại quên mất chữ chổi, suôt cả mấy ngày như vậy. Đến chừng Phật quán biết ông sắp hết chướng nghiệp mới kêu lại mà khai ngộ:
-Nầy Bàn đặc! Hai chữ chổi quét nó cao cả sự lẫn lý; dùng cây chổi hữu hình quét sạch bụi rác trong Tịnh Xá và ngoài sân để trông mát khoẻ cho Ta lẫn người. Còn về lý: dùng cây chổi pháp vô hình để quét sạch trần cấu phiền não nơi tâm địa của mình, chớ có khó gì đâu mà không nhớ!
-Phật nói dứt lời, ông Bàn Đặc Ca sạch hết chướng nghiệp, hốt nhiên tỏ ngộ, chứng A La Hán và có đủ 6 phép thần thông.
-Bâý giờ bên phái Tỳ Kheo Ni có Tịnh xá riêng. Phật phân công mỗi một vị Tỳ kheo đã chứng quả A La Hán, đến đó thuyết Kinh giáo giới cho chúng Tỳ kheo Ni nghe…
-Ngày nọ, bên Tịnh Xá Tỳ kheo Ni được tin hôm nay tới phiên ông Bàn Đặc Ca đến đây giáo giới, nên quí bà quí cô đều ngơ ngác tự hỏi: “Huynh ấy tối dốt tận mạng làm sao giáo giới cho được? Hoạ chăng là Huỷnh mượn sư huynh của huỷnh thế cho.” Ai nấy còn đương bàn tán, bỗng nghe tiếng tích trượng reo ngoài cổng, mọi người nhìn ra đồng nói:
-Huỳnh thiệt, đúng rồi! Bà nào cũng xầm xì và cười khúc khích, có ý dể ngươi; nhưng vì kỷ luật bắt buộc, các tỳ Kheo ni phải ra tiếp rước và kính thỉnh ông vào ngồi trên ghế cao. Tát cả đều làm lễ dâng cơm nước, rồi ngồi có thứ tự để chờ nghe pháp, nhưng bà nào cũng lấy tay áo cà sa che miệng vì không thể nín cười được.
-Ngồi trên Pháp toà, Tỳ Kheo Bàn Đặc nghĩ thầm: “do đã lãnh hội lý được lý nghĩa hai chữ chổi quét mà Phật đã chứng truyền. Vậy các Đại Tỷ hãy để tâm yên lặng, nghe đệ giảng thử, coi có hợp với tinh thần giáo giới không?
-Thưa các Đại Tỷ! “Trong Giáo lý nhà Phật có rất nhiều phương pháp, người tu phật tuỳ theo trình độ mà học hỏi trì hành, nhưng điểm cốt yếu là làm thế nào quét sạch bụi trần, cũng như đào thảy cho hết phiền não. Nhứt là tảo thanh những chướng ngại, như: lòng tự ỷ, kiêu căng, khinh mạng….để cho ba nghiệp thân, khẩu, ý trong sạch, sáu căn thanh tịnh như gương lau sạch bụi, tức được minh tâm kiến tánh, chứng quả vô lậu. Ấy là ý nghĩa của hai chữ chổi quét…”
“vậy có thể nói cả 8 vạn 4 ngànpháp môn không ngoài ý nghĩa hai chữ “chổi quét” là vì nó có diệu năng quét sạch 8 vạn 4 trần lao phiền não. Đó các Đại tỷ xét coi có phải thế không?
-Tôn giả Bàn Đặc giảng vừa dứt, cả 5000 Tỳ Kheo Ni đều tỉnh ngộ, phủi sạch lòng khinh mạng, đủ niệm Kính thành, đồng chứng quả A La Hán một lượt.
-sau đó mấy hôm Vua Ba Tư Nặc thỉnh phật và chúng Tăng vào cung thụ trai. Phật muốn phá lòng khinh mạng của quần chúng, nên trao bình bát của Ngài cho ông Bàn Đặc mang và bỏ đi sau hết. Phật khởi hành đi trước, kế đó là 1.250 Tỳ Kheo. Khi Phật và chúng Tăng tiến vào cửa thành, tới ông bàn Đặc là người sau cùng, bị lính gát cửa cản lại không cho vào, họ chỉ trích ông:
-Chúng tôi là cư sĩ đây, dầu bận việc gia đình, quân chính, nhưng cũng học thuộc được một hai bài kinh để tụng niệm. Còn ông, đã là một Tỳ kheo xuất gia, với bài kệ chỉ có 4 câu, 20 chữ mà suốt ba năm ông không thuộc chữ nào, nên không đủ tài đức vào thụ trai của nhà Vua. Bàn Đặc Tôn Giả đành phải chịu đứng tại cửa thành chờ đợi.
-Đến giờ traiđàn, Vua bưng thức ăn định sớt vào bát của Phật trước. Ông Bàn Đặc đứng ngoài cửa thành, với cánh tay dài đưa bình bát tới ngay trước mặt Vua và Phật. Vua ngạc nhiên bạch hỏi phật:
-Phật liền giới thiệu và giải thích rõ việc cảu Bàn Đặc cho Vua cùng quần thần nghe. Vua vội sai nội quan ra thỉnh vị La Hán ấy vào. Cuộc thọ trai xong Vua quì xuống bạch hỏi Phật:
-Vì sao Tôn Giả Bàn Đặc tối dốt? Lại tu học thế mà được chứng quả như vậy?
-Phật hoan hỷ giải rõ từ tiền kiếp hiện kiếp của Tôn giả Bàn Đặc cho Vua và đại chúng nghe.
“Kiếp trước của Bàn Đặc cũng là một nhà tu, rất thông minh sáng cuốt, thuộc làu kinh điển. Chỉ vì có ý để một mình làm Thầy quần chúng, bỏn sẻn không bố thí pháp cho ai, sợ mọi người hơn mình. Bởi lỗi lẫn (tiếc) Phápđó, thành thử đời nầybị quả báo tối dốt, nhưng nhờ có lòng nhiệt tình ham tu, kinh Phật và quyết chí kiên nhẫn tu học không nản lòng, giải đãi. Nhờ đó tội chướng tiêu sạch và cuối cùng chỉ tu hcọ hai chữ “chổi quét” (Tảo chửu). Luôn ba ngày ông đã quét sạch phiền não, trí huệ phát khai, chứng quả A La Hán, đắc 6 pháp thần thông như thế đó…”
-Nghe Phật giảng xong Vua Ba Tư Nặc, quần thần và đại chúng đều hết lòng ca ngợi, kính tin đồng lễ bái Phật.
Nghe qua câu chuyên và đọc lại bốn câu giảng nêu trên, thấy rằng: xưa khi Phật dùng chữ “chổi quét” dạy ông Bàn Đặc và chư Tỳ kheo. Thời nay Đức Thầy cũng dùng hai chữ “Tảo trừ” để dạy môn đồ, đồng lý nghĩa quét dọn và trừ sạch trần ai phiền não, nơi tâm tư của mỗi hành giả. Bởi vì ba món phiền não căn bản (tham , ân, si) ấy là gốc sanh ra 8 vạn 4 ngàn trần lao phiền não khác. Nếu nàh tu biết áp dụng phương cách “chổi quét” hoặc “Tảo trừ” để dọn sạch tham, sân, si tất 8 vạn 4 ngàn trần lao phiền não kia phải tiêu vong. Bấy giờ tâm trí của nhà tu được trong sạch sáng mầu hoà vào giác tánh chơn như (Phật hoá tánh tình) chứng kim thân bất hoại!
“Đem về giác tánh chơn như,
Kim thân thị hiện dứt trừ tử sanh”
(trích điển Tích Triết Văn)

Tuesday, November 25, 2014

CA NGỢI NGÀI XÁ LỢI PHẤT - MỘT BẬC THÁNH VĨ ĐẠI - SƯ PHỤ THÍCH CHÂN QUANG

CA NGỢI NGÀI XÁ LỢI PHẤT - MỘT BẬC THÁNH VĨ ĐẠI - SƯ PHỤ THÍCH CHÂN QUANG (Theo trang Facebook Đệ tử ái mộ TT. Thích Chân Quang) (1)
"Như đất không hiềm hận
Như trụ đá kiên trì
Như hồ trong thanh tịnh
Như bậc Thánh bay cao
Kính bạch Thế Tôn, lúc nào con cũng xem mình như là đất, đất bình an hoan hỉ khi được người giẫm đạp đi lên. Con cũng vậy,con xin được bình an hoan hỷ, khi có người xem thường, giẫm đạp.
Đất sẽ rộng lòng đón nhận những rác rưởi bẩn thỉu mà người vứt bỏ lên, con cũng xin được rộng lòng đón nhận những ý nghĩ xấu cho con hay những lời nhục mạ nặng nề.
Bạch Đức Thế Tôn, cũng như đất chịu sự cày xới để mọc lên những vườn cây trái ngọt hay ruộng lúa thơm ngon. Con cũng xin chịu đựng sự tổn thương để vững bước mang cho đời những niềm vui hạnh phúc.
Bạch Thế Tôn, cũng như đất nâng niu cuộc sống mọi loài trên đất,con cũng xin tôn trọng đỡ đần bất cứ ai cần đến con trong cuộc sống này.
Bạch Thế Tôn,con xem mình như thanh niên Chiên đà la,làm những việc hèn mọn nhất trong đời là đổ rác hay gánh phân,vui vẻ chịu người sai bảo. Con cũng vui vẻ làm những việc hèn mọn nhất để làm vui lòng mọi người.
Bạch Thế Tôn, con xem mình như cái giẻ lau, xóa đi dơ bẩn của đời,và nhận lấy sự dơ bẩn đó về mình. Con cũng xin nhận lấy mọi điều xấu xa bẩn thỉu, để cho đời được thơm sạch mát lành.
Bạch Thế Tôn, con xem mình như nước để rửa sạch cho đời rồi phần mình chảy ra cống rãnh, con xin được phụng sự cho đời,rồi phần mình trôi vào quên lãng mà thôi.
Bạch Thế Tôn, con xem mình như củi lửa,thắp lên ánh sáng và đun nấu thức ăn giúp ích cho đời,rồi phần mình xin trở về tro bui bay xa.
Bạch Thế Tôn,con xem mình như gió,thổi mát lòng người những buổi trưa hè đem đến cho đời những cơn mưa phơi phới,rồi phần mình tan vào cõi vắng hư vô.
Bạch Thế Tôn, con xem thân này là vô thường,ngày nào thành đất bụi bên đường, từng ngày sống là sự đòi hỏi của ăn uống,thở và đủ mọi thứ cung phụng vất vả.
Bạch Thế Tôn, với suy nghĩ như vậy, lòng con không hề xem thường hay có ác ý với ai, với bất cứ chúng sinh nào, lòng con chỉ có tình thương tràn ngập đến muôn loài, mong cho vạn loài thương yêu nhau và tu theo thánh đạo giải thoát.." (2)
(1): Đây là những lời nói của một bậc A La Hán vĩ đại - Ngài Xá Lợi Phất được Sư Phụ Thích Chân Quang dẫn lại.
(2) Xin quý Phật tử chú ý, những lời nói từ bi, vị tha, đẹp đẽ này chỉ là một phần rất nhỏ trong những lời tâm sự của Ngài Xá Lợi Phất trước hội chúng tăng đoàn thời đó. Cầu chúc cho tất cả quý Phật tử làm được những công hạnh tuyệt vời, tu hành tinh tấn trở thành một vị Thánh cao siêu như Tôn giả Xá Lợi Phất.

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật"

LÀM THẾ NÀO HÀNG PHỤC TÂM (tựa admin tạm đặt)

KINH CIM CANG P3 -ĐẠI THỪA CHÁNH TÔNG
LÀM THẾ NÀO HÀNG PHỤC TÂM (tựa admin tạm đặt)
Phật bảo Tu-bồ-đề : Các vị Bồ-tát lớn nên như thế mà hàng phục tâm kia. Có tất cả các loài chúng sanh hoặc loài sanh bằng trứng, hoặc loài sanh bằng thai, hoặc sanh chỗ ẩm ướt, hoặc hóa sanh, hoặc có hình sắc, hoặc không hình sắc, hoặc có tưởng, hoặc không tưởng, hoặc chẳng có tưởng chẳng không tưởng, ta đều khiến vào vô dư Niết-bàn mà được diệt độ đó. Diệt độ như thế vô lượng, vô số, vô biên chúng sanh mà thật không có chúng sanh được diệt độ. Vì cớ sao? Này Tu-bồ-đề, nếu Bồ-tát còn có tướng ngã, tướng nhân, tướng chúng sanh, tướng thọ giả tức chẳng phải là Bồ-tát.
GIẢNG :
- Chín loài chúng sanh chỉ trùm tất cả chúng sanh.
- Niết-bàn nghĩa là vô sanh. Niết-bàn có hữu dư y Niết-bàn và vô dư y Niết-bàn. Những vị chứng quả A-la-hán, được vô sanh nhưng còn thân hình tướng thì gọi là hữu dư Niết-bàn; được Niết-bàn sau khi xả thân nghĩa là được vô sanh sau khi không còn thân tướng thì gọi là vô dư Niết-bàn.
- Bốn tướng:
Tướng ngã: Thấy có mình thật.
Tướng nhân: Thấy có người thật.
Tướng chúng sanh: Thấy tất cả loài có thật.
Tướng thọ giả: Thấy có mạng sống tiếp nối trong một thời gian.
Đây là đến phần Phật trả lời hai câu hỏi trước của ngài Tu-bồ-đề. Câu hỏi đầu là an trụ tâm, câu hỏi thứ hai là hàng phục tâm, nhưng khi trả lời đức Phật đổi lại trả lời câu hỏi hàng phục tâm trước và câu hỏi an trụ tâm sau. Trong đoạn này Phật dạy cách hàng phục tâm tức chỉ phương pháp tu hành. Đức Phật dạy: Đối với tất cả loài chúng sanh ta đều đưa họ vào chỗ Niết-bàn không còn hình tướng để họ được diệt độ. Diệt độ như thế không biết bao nhiêu chúng sanh mà thật không có một chúng sanh nào được diệt độ. Đó là hàng phục được tâm, quí vị làm được điều đó không? Phật lại bảo tiếp: Tại sao thế? Vì nếu Bồ-tát còn một tướng ngã hay tướng nhân, tướng chúng sanh, tướng thọ giả thì không phải là Bồ-tát.
Phật trả lời khó hiểu quá, thấy như lạc đề. Đây là chỗ chính yếu nhưng vừa mở đầu chúng ta thấy ngỡ ngàng, chúng ta mong Phật trả lời làm sao hàng phục tâm mà đức Phật trả lời như thế này thì làm sao hàng phục tâm được. Tôi không nói loài sanh bằng trứng, những loài sanh chỗ ẩm ướt, những loài sanh do biến hóa, những loài có sắc, không sắc v.v. mà chỉ nói những loài thai sanh và trong loài sanh bằng thai, tôi hạn chế trong loài người thôi. Chừng nào chúng ta độ tất cả loài người vào vô dư Niết-bàn mà không thấy họ được diệt độ, chừng đó chúng ta mới hàng phục được tâm. Vậy chừng nào chúng ta làm được việc đó? Nếu như không làm được việc đó thì hàng phục tâm không được. Tại sao hỏi hàng phục tâm mà Phật dạy độ chúng sanh ở ngoài? Đó là điều khó, từ xưa đến giờ chính khi chúng tôi học, đến chỗ này chúng tôi cũng lắc đầu, điều Phật dạy rất khó áp dụng trong việc tu hành. Nếu chúng ta hiểu theo lời theo chữ thì sẽ có hai điểm không thể thực hiện được. Điểm thứ nhất là chúng ta thấy Phật chưa thành Phật. Tại sao? Vì khi đức Phật thành Phật, thử hỏi tất cả người - chỉ nói là người thôi - ở Ấn Độ, Phật đã độ được vào vô dư Niết-bàn hết chưa? Chúng ta thấy rõ rằng lúc đó còn ngoại đạo rất nhiều, Ngài chỉ độ một số mấy ngàn vị thôi chớ đâu phải tất cả, vậy tại sao Ngài được thành Phật? Nếu hàng phục tâm chưa được thì làm sao thành Phật? Điểm thứ hai là Phật dạy chúng ta làm một việc mà không bao giờ chúng ta làm nổi. Thử hỏi tất cả quí vị cũng như chúng tôi, ai đã được vô dư Niết-bàn? Thế mà chúng ta phải đưa tất cả chúng sanh vào vô dư Niết-bàn, chừng đó mình mới hàng phục được tâm. Vậy đến bao giờ chúng ta mới làm được việc đó? Chỗ mình chưa đạt tới mà Phật bảo mình độ người đạt được chỗ đó, làm sao chúng ta làm được? Cũng như chúng ta còn dốt mà bảo dạy tất cả người đậu tiến sĩ hết, chừng đó mới được làm quan thì thật là vô lý. Thế nên nếu học kinh Phật, nhất là kinh Đại thừa, mà hiểu theo chữ, theo lời thì không làm sao giải thích được.
Điểm thứ nhất ta thấy mâu thuẫn với Phật, điểm thứ hai mâu thuẫn với chúng ta, như thế làm sao có thể áp dụng trong việc tu hành? Nhưng đến sau này khi tu thiền và đọc sách thiền rồi, chúng tôi mới giật mình, không ngờ mình không hiểu lời Phật nói. Kinh nói trong chúng ta có đủ cả thập pháp giới, đó là tứ thánh và lục phàm. Quí vị thấy có khi chúng ta phát lòng từ bi giống như Phật, như Bồ-tát, có khi chúng ta xấu xa như con heo, con bò, có khi chúng ta hung dữ như con cọp, con sói. Trong chúng ta có đủ trăm thứ nghĩ, tốt xấu lẫn lộn. Thế nên mỗi một dấy niệm về người thì đó là một chúng sanh thai sanh, một dấy niệm về chim chóc thì đó là chúng sanh noãn sanh, một dấy niệm về con bướm, con ong thì đó là hóa sanh, một dấy niệm về con đom đóm đó là thấp sanh, nghĩ đến hư không đó là chúng sanh vô sắc, dấy niệm về con người có tưởng, đó là chúng sanh có tưởng, dấy niệm buông hết vọng tưởng, buông hết cảnhững tâm tưởng đó là chúng sanh vô tưởng. dấy niệm là sanh. Tại sao? Bởi vì khi lặng thì không có niệm, mà niệm dấy lên là do duyên với cảnh hoặc người, hoặc vật. Vọng thức bên trong duyên theo bóng dáng của vọng trần, cả hai phối hợp nhau mà sanh nên gọi là chúng sanh. Mỗi một niệm dấy lên như vậy là một chúng sanh. Những chúng sanh do niệm vừa dấy lên đó chúng ta liền độ vào vô dư Niết-bàn. Làm sao độ? Chúng sanh đó dấy lên, ta biết chúng sanh này giả tức nhiên nó lặng xuống chỗ không sanh và khi nó lặng xuống không còn thấy tăm dạng nên gọi là vô dư Niết-bàn. Như thế chúng ta thấy đức Phật độ hết chúng sanh, Ngài hàng phục được tâm, Ngài thành Phật. Như thế mới có lý, mới đúng sự thật.
Cũng thế nếu những vọng tưởng của chúng ta đang điên cuồng chạy ngược, chạy xuôi theo có sắc, không sắc, có tưởng, không tưởng. theo tất cả hình tướng bên ngoài, bây giờ chúng ta đưa nó vào vô dư Niết-bàn,vào chỗlặng lẽ không sanh diệt, tâm chúng ta không còn loạn nữa, đó là chúng ta hàng phục được tâm. Hiểu như vậy chúng ta mới tu được. Như thế chúng ta mới thấy rõ đức Phật thành Phật trong khi tất cả chúng sanh vẫn còn. Ngài hàng phục được tâm của Ngài nên mới được đến chỗ Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác. Như bây giờ chúng ta vừa phát tâm tu thì chúng ta cũng hàng phục như vậy, lần lần tâm an định chúng ta mới tiến bộ được. Nếu cứ lo độ chúng sanh ở ngoài trong khi chính mình chưa độ được mình thì độ được ai?
Hiểu như vậy rồi chúng ta thấy kinh Phật rất cao siêu, lời lẽ diễn tả những hình ảnh mà chúng ta không hiểu là những hình ảnh đó quy về mình rồi chúng ta cứ tưởng là việc bên ngoài. Khi chúng ta tưởng như thế chúng ta sẽ thối chí không biết làm sao thực hành. Thế nên ngày xưa chính tôi đã từng nói rằng: Kinh Đại thừa chắc chỉ để trên gác thờ, không thể áp dụng trong việc tu hành, nhưng nay chúng ta hiểu rõ rồi, mới thấy chính đoạn này trả lời rất sát câu hỏi của ngài Tu-bồ-đề. Ngài Tu-bồ-đề hỏi làm sao hàng phục được tâm? Phật dạy: Một niệm dấy lên là một chúng sanh, đưa những niệm đó vào chỗ vô sanh là hàng phục tâm. Đây là tự tánh chúng sanh thệ nguyện độ. Rõ ràng là Phật trả lời việc hàng phục tâm. Nếu nói độ tất cả chúng sanh thì ta thấy như là người hỏi việc bên trong mà Phật trả lời việc bên ngoài, không dính dáng gì với nhau. Nhưng ở đây, chúng ta đã thấy rõ ý nghĩa độ tất cả chúng sanh, đó là đưa tất cả niệm vào chỗ không còn sanh diệt. Khi nào thực hành quí vị mới thấy rõ. Một niệm dấy lên nghĩ về người, chúng ta liền nói niệm đó giả dối không thật, không theo. Khi biết nó giả, ta không theo thì nó lặng xuống, lặng xuống chỗ không còn thấy tướng mạo, đó là vô dư Niết-bàn. Không sanh là Niết-bàn, không còn tướng mạo là vô dư . Bao nhiêu niệm đều đưa vào đó nên nói độ tất cả chúng sanh mà không thấy có chúng sanh nào được diệt độ, nghĩa là đưa tất cả vào đó hết mà không còn thấy có một người nào hay một niệm nào thật. Quí vị thấy thật là khó, khó ngay ở buổi đầu.
Thế nên Phật nói tiếp: Vì cớ sao? Này Tu-bồ-đề!Nếu Bồ-tát còn tướng ngã, tướng nhân, tướng chúng sanh, tướng thọ giả, thì không phải là Bồ-tát. Tại sao vậy? Bởi vì một niệm dấy lên tức là có chấp ngã trong đó. Quí vị nhớ từ cái chấp ngã của Đại thừa đi lần đến chấp ngã sâu kín vi tế của Thiền tông. Hai cái tương ưng nhau. Chấp ngã của Đại thừa là chấp thân làm ngã và chấp tâm làm ngã. Từ cái chấp thân, tâm làm ngã đến niệm dấy lên chấp niệm đó là mình, đó cũng là chấp ngã. Niệm dấy lên cho là mình nghĩ, đó là chấp ngã. Tại sao? Dấy niệm là suy nghĩ về người, suy nghĩ về cảnh, thử hỏi ai nghĩ, ai nghĩ về người, ai nghĩ về cảnh? Thô thì chấp thân này, tế thì chấp một niệm, vì vậy còn thấy một niệm thật là còn có tướng ngã, tướng nhân, tướng chúng sanh, tướng thọ giả; nếu đưa hết những niệm vào vô dư Niết-bàn rồi thì đâu còn tướng ngã, tướng nhân, tướng chúng sanh, tướng thọ giả. Người làm được như vậy, đức Phật nói: Đó là Bồ-tát độ chúng sanh.
Quí vị thấy mỗi ngày chúng ta ngồi ở tảng đá chơi, hoặc ngồi ở trước hành lang nhà, hoặc ngồi trong vườn, nếu chúng ta cứ lo độ chúng sanh như vậy, nghĩa là mỗi chúng sanh dấy lên chúng ta đưa vào vô dư Niết-bàn, đó cũng là Bồ-tát độ chúng sanh rồi. Tại sao gọi là Bồ-tát? Vì Bồ-tát là một chúng hữu tình giác ngộ và đem sở giác của mình giáo hóa kẻ khác, tức là tự giác và giác tha. Niệm dấy lên chúng ta biết nó là hư giả, đó là giác; giác rồi đưa nó vào chỗ vô sanh, đó là độ chúng sanh. Như vậy quí vị thấy giờ nào mà không độ chúng sanh? Chúng ta độ chúng sanh đó thì sẽ đi đến chỗ an trụ Niết-bàn. Tóm lại đức Phật chủ yếu dạy chúng ta đối với tất cả niệm khởi về người về vật v.v. muôn ngàn hình tướng đều cho lặng xuống hết, lặng vào chỗ không còn sanh diệt, khi đó là hàng phục tâm. Tâm chúng ta không còn loạn động nữa, mà hết loạn động tức là chúng ta hàng phục được tâm thuần thục. Như thế câu trả lời rất là xác đáng. Và như vậy mới hết tướng ngã, tướng nhân, tướng chúng sanh, tướng thọ giả. Hiện giờ có nhiều người không hiểu, cho thân này là ngã nên bảo: "Thôi tôi xả thân, tôi không nghĩ gì đến tôi hết, tôi bố thí tất cả thức ăn, thức mặc, cái gì tôi cũng không kể", nhưng niệm của họ vẫn còn khởi thì cái xả đó vẫn chưa sạch. Tỉ dụ cứ nghĩ ta là người bố thí, ta là người nhẫn nhục tức là còn ngã chớ gì? Cho nên còn một niệmlà còn ngã, cái ngã tế nhị như vậy. Thành ra có nhiều người làm việc coi như xả ngã mà chính là nuôi cái ngã thêm to, đó là cái ngã vọng tưởng ở tâm. Thế nên khi hiểu rồi quí vị mới thấy ở đây đức Phật bảo: Độ tất cả chúng sanh mà không thấy có một chúng sanh nào được diệt độ. Tại sao? Vì nếu Bồ-tát còn bốn tướng đó không phải là Bồ-tát. Còn bốn tướng là còn dấy niệm thấy có mình tức có ngã, mà có ngã tức là có nhân, có chúng sanh, có thọ giả. Có dấy niệm mới chấp, mới nghĩ ta phải người quấy, mới thấy ta hay người dở v.v.nếu không dấy niệm thì chấp cái gì? Đó là chỗ cứu kính trong việc tu hành. Hiểu được rồi chúng ta thấy rõ ràng vừa bước vào đoạn thứ nhất là đã biết được phương pháp tu hành.
 https://www.facebook.com/baihoc.nhathien/posts/809736832418389:0

Monday, June 16, 2014

10 bước đơn giản để trở thành người ăn chay

Mỗi người có một lí do để đến với việc ăn chay. Tuy nhiên, thời gian đầu sẽ là khá khó khăn cho những ai đã quen và yêu thích việc ăn mặn từ trước. Dưới đây mình xin giới thiệu 10 bước để bạn có thể thực hiện chuyển hóa từ việc ăn thịt sang ăn chay trường một cách đơn giản nhất.
người ăn chay
1.      Đọc
Nghiên cứu, tìm hiểu, đọc thật nhiều sách và các nghiên cứu khoa học liên quan đến việc ăn chay. Bạn sẽ thấy ăn chay có tác dụng kì diệu như thế nào và tạo nên những kiến thức cần thiết để bạn kiên trì trên con đường ăn chay của mình. Kiến thức chính là sức mạnh.
2.      Suy nghĩ
Bạn hãy dành thời gian suy nghĩ về các loài động vật, suy nghĩ về cơ thể chúng ta, về Trái Đất rằng việc lựa chọn thức ăn của mình tác động thế nào tới con người và thế giới. Không cần đưa ra quyết định nào cả, chỉ cần bạn cho phép bản thân có thời gian suy nghĩ.
suy nghĩ
3.      Nói chuyện
Khi chưa hiểu hết về việc ăn chay, bạn có thể nói chuyện với những người ăn chay và cả những người ăn mặn. Sau đó, hãy đặt ra các câu hỏi cho mình và cho mọi người, chia sẻ suy nghĩ, gặp gỡ nhiều hơn với những người ăn chay. Cuối cùng là suy nghĩ nhiều hơn nữa về việc thay đổi chế độ ăn của mình.
4.      Đặt ra mục tiêu
Bạn có thể tạo một trò chơi nho nhỏ, chẳng hạn như cá cược với bạn của bạn về việc cả tháng trời bạn sẽ không động đến một miếng thịt nào cả. Nếu bạn đặt các mục tiêu mang tính hài hước một chút, thì bạn sẽ đón nhận việc ăn chay dễ dàng hơn.
5.      Nấu ăn
Việc học nấu các món ăn theo cách mới rất thú vị. Bạn có thể ra hiệu sách và chọn một quyển sách dạy nấu món chay. Thử các công thức nấu ăn mới. Cho phép bản thân sáng tạo và hào hứng với nó. Như vậy, những món ăn không có thịt không chỉ dễ dàng chế biến được mà còn không có giới hạn nào cả với sáng tạo của bạn.
nấu ăn chay
6.      Ăn
Cách chúng ta ăn ảnh hưởng rất nhiều tới sức khỏe và cách cảm nhận thức ăn của chúng ta. Bạn hãy thực hiện cách ăn mới. Khi ăn, bạn cần nhai kỹ, thưởng thức từng miếng, thật chậm, cảm nhận vị giác và xem bạn thấy thế nào khi trải nghiệm các món ăn theo cách này nhé!
7.      Lắng nghe
Cố gắng nhận biết những nhu cầu của cơ thể mình là điều quan trọng để bạn biết mình thực sự cần gì và thấy như thế nào. Hãy ngủ khi bạn mệt. Ăn khi bạn đói. Cảm nhận những thức ăn nào là tốt hay không tốt cho cơ thể bạn. Chú ý xem các loại thức ăn tiêu hao năng lượng, cảm xúc, tâm trạng, sự tập trung của bạn như thế nào. Bạn cần tôn trọng cơ thể mình và học cách kết nối giữa những gì bạn đưa vào cơ thể mình với những gì bạn giải phóng.
lắng nghe
8.      Trải nghiệm
Cuộc đời có rất nhiều thứ hay ho để học, bạn hãy thử thay đổi một lối sống khác như thể “một người ăn chay” như uống nhiều hơn các loại nước ép hoa quả, tìm hiểu các chế độ ăn giúp sống lâu hơn, chơi một môn thể thao mới, tập yoga, học một ngôn ngữ mới… Hãy làm bất kỳ điều gì bạn cảm thấy hứng thú và cảm nhận sự khác biệt trong vị trí một người ăn chay là như thế nào nhé!
9.      Chuẩn bị tinh thần
Bạn có thể gặp rào cản từ phía gia đình và bạn bè. Đây là điều mà Chap đã gặp phải rất nhiều lần khi bắt đầu ăn chay và ngay cả cho đến giờ nữa. Kinh nghiệm là bạn phải sẵn sàng cho điều đó và tin vào bản thân mình. Bạn cũng cần chuẩn bị cho sự tự ti của chính bạn bởi có lúc bạn sẽ tự hỏi: “Tôi ăn như vậy liệu có đủ chất? Những điều tôi đang làm có đúng không?” Đây là điều bình thường vì đôi khi con người ta vẫn “lạc lối” vậy :D. Bạn hãy thư giãn, nói chuyện với những người ủng hộ bạn, đọc lại các cuốn sách về ăn chay và xem lại bản thân còn vướng mắc ở đâu để tìm cách điều chỉnh.
10.  Kỉ niệm ngày ăn chay
Bạn hãy đánh dấu trên lịch thời gian bạn ngừng ăn thịt và kỉ niệm ngày đó bằng cách tự tặng bản thân một món quà. Đây là cách giúp bạn cảm thấy hứng thú hơn với việc ăn chay của mình. Song, lưu ý nhé, ăn chay là một quá trình liên tục và đây mới chỉ là bắt đầu. Hãy ăn chay bằng cả trái tim mình <3.
vegetable-love1
_Chap_