Nghiệp : Thân, khẩu, Ý
************Nghiệp là nhân quyết định tất cả vậy thì nghiệp xuất phát từ đâu ? Chúng ta thường nghĩ chỉ có thân mới là tác nhân gây nghiệp vì thân làm việc này việc nọ nhưng thực sự nghiệp xuất phát từ 3 thứ : thân ,khẩu, ý mà trong đó ý mới là các gốc quyết định Thân nghiệp , khẩu nghiệp dễ thấy dễ điều khiển chứ ý nghiệp sâu xa mông lung rất khó trừ diệt nên nó cứ giờ giờ phút phút tạo nghiệp mà mình không hề biết, và đó là lý do tại sao chúng ta cứ mãi luân hồi vì còn nghiệp là còn luân hồi.
- Thân nghiệp:
+ Ác nghiệp sát sinh , trộm cướp tà dâm
+ Thiện nghiệp : Phóng sinh , bố thí...
- Khẩu nghiệp
+ Ác nghiệp: nói dối , nói thêu dệt, nói lưỡi đôi chiều , nói lời ly gián.
+ Thiện nghiệp : nói thật , giảng kinh nói pháp , nói lời tốt đẹp...
- Ý nghiệp :
Ác nghiệp : tham , sân ( nóng giận , ganh ghét ... ) , si ( u mê , tà kiến )
+ Thiện nghiệp : từ bi hỷ xả , trí tuệ.
Ở đây muốn nhắc lại ý nghiệp, chuyện làm lành gặp lành , làm ác gặp ác ở thân nghiệp thì dễ hiểu còn việc chỉ cần nghĩ ác thôi là đã gây nghiệp ác phải trả giá thì nhiều người khó chấp nhận, nhưng đây là sự thật vì cái ý là chủ cái thân cái khẩu, nếu không diệt trừ tận gốc thì sớm muộn gì cũng xảy ra.
Ví dụ: thấy người làm việc thiện trong lòng hoan hỷ như vậy cũng đã có phúc.
Ganh ghét người khác,muốn họ gặp điều không may như vậy là có tội.
Tóm lại luật nhân quả chắc chắn tồn tại rất linh ứng mà nếu chúng ta đã hiễu đã tin rồi thì phải kiểm soát nhân cho kĩ ngay từ trong ý để hái quả ngọt . Có câu Bồ Tát sợ nhân, chúng sinh sợ quả. Những bậc giác ngộ thì nhìn thấy nhân xuấ là đã sợ không để xảy ra trong khi chúng ta thường đợi đến thấy quan tài rồi mới rơi lệ, hối hận muộn màng.
(Cư sĩ Huệ Đạt)
No comments:
Post a Comment