NGƯỜI KHÉO TU
* * * * * * * * * *
Người tu có hai trường hợp, thứ nhất nhớ cuộc đời vô thường rồi buồn rầu chán nản không muốn làm gì. Như vậy chưa phải khéo tu.
Thứ hai cũng biết vô thường nhưng vui vẻ, vì biết đó là luật chung của mọi người, không ai tránh được. Muốn tránh phải tự tìm một lối đi khác, chớ không thể ngồi buồn mà tránh được. Ðây là người khéo tu.
Cho nên chúng ta học Phật, biết đời là khổ nhưng mình vẫn vui. Vì trong cái khổ sanh diệt có cái chân thật không sanh diệt, luôn hằng hữu bên mình. Thế thì ta dại gì sống với cái sanh diệt, bỏ mất cái không sanh diệt cho phải khổ. Vì vậy đạo Phật không những không bi quan, mà còn lạc quan yêu đời nữa là khác.
Người biết tu thì biết sửa đổi sai lầm, luôn tỉnh giác và đánh thức mọi người cùng tỉnh giác, như vậy cuộc sống mới có giá trị.
Chỉ khi tâm chúng ta dứt các niệm phải quấy, hơn thua v.v. lặng lẽ thanh tịnh mới thật là vui. Nhưng có nhiều người, nhất là tuổi học sinh sinh viên, nói tu cái gì cũng bỏ hết thành ra ngu ngốc. Phải nhét vô đầu thật nhiều mới có kiến thức rộng, mới là người hiểu biết. Thật ra không phải vậy, người tu bỏ những niệm lăng xăng tạp loạn, để tập trung vào một việc thì sáng thêm chớ ngu sao được.
Ví dụ khi học cứ một tâm chuyên chú vào việc học, không nhớ nghĩ viển vông chuyện nọ chuyện kia, thì càng học càng thông minh sáng suốt hơn, chớ ngu sao được. Khi làm việc cũng vậy, buông hết chuyện tạp, tập trung vào công việc thì kết quả sẽ tốt hơn.
Thời nay, người ta muốn nhớ nhiều quá thành ra quên hết. Bởi vì nhét đầy óc ách trong não, khiến nó mỏi mệt nên nó không thể tiếp nhận được gì cả. Rồi rốt cuộc càng muốn nhớ thì càng quên. Trong khi người càng buông lại càng nhớ, nhớ một cách tự nhiên trong sáng nên mọi việc hiện ra rất rõ ràng phân minh.
Việc gì đáng lo thì mình lo, việc gì không đáng lo thì buông bỏ bớt. Người khéo tu lúc nào cũng nhớ quay lại mình, nhận ra và sống được với Tâm chân thật, ngoài ra tất cả đều vô thường hư ảo, không cần chú tâm làm gì.
Người tu không sợ ngu, chỉ sợ không tu được thôi. Tu được tức là giác ngộ, mà đã giác ngộ tức là trí tuệ viên mãn, nói gì là ngu với không ngu !
( Hòa Thượng Thích Thanh Từ )
Người tu có hai trường hợp, thứ nhất nhớ cuộc đời vô thường rồi buồn rầu chán nản không muốn làm gì. Như vậy chưa phải khéo tu.
Thứ hai cũng biết vô thường nhưng vui vẻ, vì biết đó là luật chung của mọi người, không ai tránh được. Muốn tránh phải tự tìm một lối đi khác, chớ không thể ngồi buồn mà tránh được. Ðây là người khéo tu.
Cho nên chúng ta học Phật, biết đời là khổ nhưng mình vẫn vui. Vì trong cái khổ sanh diệt có cái chân thật không sanh diệt, luôn hằng hữu bên mình. Thế thì ta dại gì sống với cái sanh diệt, bỏ mất cái không sanh diệt cho phải khổ. Vì vậy đạo Phật không những không bi quan, mà còn lạc quan yêu đời nữa là khác.
Người biết tu thì biết sửa đổi sai lầm, luôn tỉnh giác và đánh thức mọi người cùng tỉnh giác, như vậy cuộc sống mới có giá trị.
Chỉ khi tâm chúng ta dứt các niệm phải quấy, hơn thua v.v. lặng lẽ thanh tịnh mới thật là vui. Nhưng có nhiều người, nhất là tuổi học sinh sinh viên, nói tu cái gì cũng bỏ hết thành ra ngu ngốc. Phải nhét vô đầu thật nhiều mới có kiến thức rộng, mới là người hiểu biết. Thật ra không phải vậy, người tu bỏ những niệm lăng xăng tạp loạn, để tập trung vào một việc thì sáng thêm chớ ngu sao được.
Ví dụ khi học cứ một tâm chuyên chú vào việc học, không nhớ nghĩ viển vông chuyện nọ chuyện kia, thì càng học càng thông minh sáng suốt hơn, chớ ngu sao được. Khi làm việc cũng vậy, buông hết chuyện tạp, tập trung vào công việc thì kết quả sẽ tốt hơn.
Thời nay, người ta muốn nhớ nhiều quá thành ra quên hết. Bởi vì nhét đầy óc ách trong não, khiến nó mỏi mệt nên nó không thể tiếp nhận được gì cả. Rồi rốt cuộc càng muốn nhớ thì càng quên. Trong khi người càng buông lại càng nhớ, nhớ một cách tự nhiên trong sáng nên mọi việc hiện ra rất rõ ràng phân minh.
Việc gì đáng lo thì mình lo, việc gì không đáng lo thì buông bỏ bớt. Người khéo tu lúc nào cũng nhớ quay lại mình, nhận ra và sống được với Tâm chân thật, ngoài ra tất cả đều vô thường hư ảo, không cần chú tâm làm gì.
Người tu không sợ ngu, chỉ sợ không tu được thôi. Tu được tức là giác ngộ, mà đã giác ngộ tức là trí tuệ viên mãn, nói gì là ngu với không ngu !
( Hòa Thượng Thích Thanh Từ )
No comments:
Post a Comment