Tu hành là gì ? Khai ngộ là gì ? Đắc đạo là gì ?
****************************** *******
Tu hành là lúc chúng ta khởi tâm động niệm, nếu tâm niệm này Phật không cho thì khi khởi lên chúng ta phải lập tức đem nó đổi trở lại. Tu là sửa đổi, hành là hành vi. Tư tưởng, kiến giải, hành vi, lời nói nếu có lỗi lầm (lỗi lầm này là lấy lời dạy của Phật làm tiêu chuẩn) thì đem những lỗi lầm này sửa đổi lại, đó gọi là tu hành. Cho nên tu hành là tu ở chỗ khởi tâm động niệm, ở trong lời nói hành động, phải thường giác ngộ, phải biết được lỗi lầm của mình.
Trong nhà Phật chúng ta thường nói đến ‘khai ngộ’, có rất nhiều người tưởng khai ngộ là cái gì rất huyền diệu, rất cao siêu, không thể tưởng tượng được. Thiệt ra tất cả đều là gạt người hết. Cái gì gọi là ‘khai ngộ’? Tôi biết lỗi lầm của tôi, biết tật xấu của tôi, tôi giác ngộ (biết được), đó gọi là ‘khai ngộ’. Nếu bạn có rất nhiều lỗi lầm mà tự mình không biết, đó là bạn mê hoặc điên đảo; nếu bạn biết được lỗi lầm của mình thì bạn đã ‘khai ngộ’. Ðem những lỗi lầm này sửa đổi lại gọi là ‘chân tu’, thế mới gọi là ‘tu hành’.
Cung kính người thiện, ưa thích chuyện thiện, ca ngợi chuyện tốt của người, đây gọi là ‘đức’; tâm địa thanh tịnh, bình đẳng, đại từ đại bi, gọi là ‘đắc đạo’. Tất cả đều ở trong đời sống bình thường hàng ngày, đâu có gì huyền diệu và kỳ lạ? Cho nên phải hết sức hiểu rõ, kiểm điểm, và phản tỉnh, sửa đổi lại hành vi, phải làm mỗi ngày, bất cứ lúc nào cũng phải luôn luôn ghi nhớ và làm theo.
PS Tịnh Không
Tu hành là lúc chúng ta khởi tâm động niệm, nếu tâm niệm này Phật không cho thì khi khởi lên chúng ta phải lập tức đem nó đổi trở lại. Tu là sửa đổi, hành là hành vi. Tư tưởng, kiến giải, hành vi, lời nói nếu có lỗi lầm (lỗi lầm này là lấy lời dạy của Phật làm tiêu chuẩn) thì đem những lỗi lầm này sửa đổi lại, đó gọi là tu hành. Cho nên tu hành là tu ở chỗ khởi tâm động niệm, ở trong lời nói hành động, phải thường giác ngộ, phải biết được lỗi lầm của mình.
Trong nhà Phật chúng ta thường nói đến ‘khai ngộ’, có rất nhiều người tưởng khai ngộ là cái gì rất huyền diệu, rất cao siêu, không thể tưởng tượng được. Thiệt ra tất cả đều là gạt người hết. Cái gì gọi là ‘khai ngộ’? Tôi biết lỗi lầm của tôi, biết tật xấu của tôi, tôi giác ngộ (biết được), đó gọi là ‘khai ngộ’. Nếu bạn có rất nhiều lỗi lầm mà tự mình không biết, đó là bạn mê hoặc điên đảo; nếu bạn biết được lỗi lầm của mình thì bạn đã ‘khai ngộ’. Ðem những lỗi lầm này sửa đổi lại gọi là ‘chân tu’, thế mới gọi là ‘tu hành’.
Cung kính người thiện, ưa thích chuyện thiện, ca ngợi chuyện tốt của người, đây gọi là ‘đức’; tâm địa thanh tịnh, bình đẳng, đại từ đại bi, gọi là ‘đắc đạo’. Tất cả đều ở trong đời sống bình thường hàng ngày, đâu có gì huyền diệu và kỳ lạ? Cho nên phải hết sức hiểu rõ, kiểm điểm, và phản tỉnh, sửa đổi lại hành vi, phải làm mỗi ngày, bất cứ lúc nào cũng phải luôn luôn ghi nhớ và làm theo.
PS Tịnh Không
No comments:
Post a Comment