Saturday, August 24, 2013

chúng ta sanh vào thời này đa số đều là người hạ căn

chúng ta sanh vào thời này đa số đều là người hạ căn


Mọi người chúng ta sanh vào thời này đa số đều là người hạ căn tức là phước mỏng, nghiệp dày cho nên đối với đường đạo thì chỉ đi vài ba bước là té ngả như em bé mới tập đi. Khi bị té ngả thì phải đứng dậy tập đi tiếp thì từ từ mới trưởng thành, mới có những bước chân vững chắc được.
Thuở Phật còn tại thế thì Ngài dạy các thầy tỳ kheo một y một bát, đầu trần chân đất, đi khất thực, ngủ dưới gốc cây và gò mả. Các thầy tỳ kheo nếu mà xin được thức ăn thì ăn, không có thì uống nước lã, quá ngọ là không ăn nữa, phải đợi qua ngày hôm sau mới đi tiếp. Nhưng các thầy tỳ kheo đều hoan hỉ, an nhiên tự tại, đâu có ai cảm thấy buồn bã đau khổ mặc dù trong số ấy có những vị đã từng là vương tôn công tử, một thời sống trong vinh hoa phú quý hưởng thụ mọi thứ nhung gấm lụa là. Tại sao các vị ấy làm được còn chúng ta làm không được? Một phần có lẻ vì các vị ấy là người thượng căn còn mình là người hạ căn. Các vị ấy hoan hỉ vui vẻ là vì đã tìm được pháp bảo và luôn sống trong pháp bảo ấy. Pháp bảo ấy chính là những lời dạy của Đức Bổn Sư. Một trong những pháp quan trọng chính là ” ngả chấp “.
Cái thân tứ đại (đất = xương thịt…, nước = máu…, gió = hơi thở, lửa = hơi ấm ) giả hợp này nó vốn chỉ tạm có (lúc sinh ra) rồi sẽ trở về không (lúc chết đi). Người đời mãi cho nó là ” mình ” cho nên tìm đủ mọi cách để bảo vệ nó, cung phụng, thỏa mãn nhu cầu của nó cho nên mới sanh ra cái ” của mình ” như là nhà cửa xe cộ tiền bạc, áo quần, vợ chồng, con cái, bằng cấp, địa vị chức quyền… Rồi cũng chính bởi vì muốn bảo vệ, cung phụng, thỏa mãn nhu cầu cho cái ” mình ” và ” của mình ” cho nên mới sanh ra tham, sân, si, mạn…và biết bao phiền não, lo toan mưu tính. Lúc nào cũng muốn mình được xinh đẹp, giàu sang, nhà lớn, xe mới, chức cao, quyền trọng… nếu như được như ý thì vui và muốn có thêm nữa để dành, còn nếu như không được như ý thì sanh buồn giận, phiền não… và tìm cách để đạt được những thứ ấy nên bất chấp những thủ đoạn để tước đoạt hay mưu sâu kế độc, hãm hại người khác, cuối cùng tạo thành ác nghiệp. Một khi nhắm mắt xuôi tay rồi thì cái ” mình ” và cái ” của mình ” không mang theo được, chỉ có cái nghiệp mang theo mà thôi.
Như vậy thì nếu phá trừ được ngả chấp thì sẽ không còn tham sân si mạn…hay phiền não gì nữa. Đối với người tu Tịnh Độ thì cái thân tứ đại này chính là phương tiện để mình tu, dùng thân lể Phật, dùng khẩu niệm Phật… mục tiêu chính là vãng sanh Tây Phương Cực Lạc.
Trên bước đường tu thì có nhiều chướng ngại nhưng thông thường thì có hai chướng ngại lớn :
Một là sự cám dổ tức là mình được xinh đẹp, có nhà cao cửa rộng, thăng quan phát tài… làm cho mình đắm say triền miên, lo vui chơi hưởng thụ nên không lo tu.
Hai là sự thử thách tức là mình bị xấu xí , gia cảnh suy sụp, vợ chồng ly tán, bị cách chức , rồi bị tai nạn, bị bệnh hoạn đau yếu… khiến cho tinh thần hoang mang, hoảng hốt, âu lo, buồn rầu khổ sở… rồi cố gắng tìm đủ mọi cách để khôi phục lại cho nên cũng không có chịu lo tu, cứ hẹn là : ” xây nhà xong rồi tu, đợi học ra trường, lấy bằng xong rồi tu, đợi lành bệnh rồi tu… “.

Nếu như là người đã tu lâu, đi lên cao trên bước đường đạo thì phải vượt qua hai chướng ngại trên và chuẩn bị đương đầu với các ải thử thách phía trước như là già khổ, bệnh khổ, tử khổ. Phải buông xả vạn duyên ( cái mình và của mình ) để giử cho tâm mình thanh tịnh, an nhiên tự tại, nhất tâm niệm Phật.

St
Diệu Ngộ

No comments:

Post a Comment