Sunday, May 14, 2017

CÓ NHIỀU SỰ KHÁC BIỆT... ĐÂU MỚI LÀ PHƯƠNG PHÁP CHUẨN XÁC ???

CÓ NHIỀU SỰ KHÁC BIỆT... ĐÂU MỚI LÀ PHƯƠNG PHÁP CHUẨN XÁC ???
“Không cần phải ngồi theo thế kiết già đó, hoặc bán già. Cứ ngồi thoải mái như thế nầy, hai chân không cần chéo lên nhau. Theo dõi hơi thở và điểm xúc chạm của hơi thở vào ra nơi đầu mũi (nhân trung/ điểm rảnh trên môi trên). Chỉ tập trung tư tưởng vào điểm xúc chạm đó mà thôi. Chỉ khi nào đau chân quá chịu không nỗi mới đổi oai nghi (thế ngồi). Trong khi đổi thế ngồi, vẫn chú ý đến điểm xúc chạm…” Vị Pháp sư người Miến-Điện nói như thế bằng tiếng Anh đã thông dịch lại. Đó là buổi trình Pháp đầu tiên sau ngày chúng tôi đến đây.
Nhân tiện, sau khi tham gia khóa tu này, tôi muốn đưa ra sự so sánh giữa phương pháp hành thiền này với phương pháp hành thiền của Chùa Phật Quang.
1. Điều thân:
1.1. Thiền Miến-Điện
- Tư thế ngồi: Không chú trọng ngồi kiết già hay bán già. Phần lớn đều ngồi hai chân để dưới đất, miễn làm sao lưng thẳng và ngồi lâu là ổn. Hai tay để theo thế nào cũng được, trái để trên, phải để trên, hay hai tai để ngữa trên hai bắp đùi cũng không sao. Các bắp cơ phải được thư giãn hoàn toàn. Hai mắt nhắm lại và thở đều đặn, bình thường.
- Tâm đặt tại điểm xúc chạm của hơi thở vào ra nơi đầu mũi (nhân trung/ điểm rảnh trên môi trên).
- Theo dõi hơi thở: Khi mới ngồi là theo dõi luôn hơi thở, không cần phải đặt trên nền tảng điều thân.
- Kết quả: Các vị Sư Miến Điện cho rằng tu theo phương pháp này, vừa dễ tu (vì không cần phải ngồi theo tư thế kiết già), vừa nhanh (bỏ qua giai đoạn điều thân vào ngay hơi thở, vừa mau định tâm (vì tâm đặt ở nhân trung), vừa dễ chứng được các mức thiền, riêng chứng được chánh niệm tỉnh giác thì không có gì là khó cả. Chánh niệm tỉnh giác theo các vị Sư Miến Điện đó là sự thoải mái, thanh thản của tâm hồn.
1.2. Thiền chùa Phật Quang
- Tư thế ngồi: Phương pháp hành thiền của Chùa Phật Quang xem điều thân là công phu căn bản, là nền tảng. Tuy ý nghĩa chính của Thiền là nhiếp tâm nhưng căn bản của việc nhiếp tâm lại chính là hoàn chỉnh tư thế ngồi của thân. Không phải vô tình mà ba đời chư Phật đều tọa thiền trong tư thế kiết già. Tư thế đó có liên quan chặt chẽ đến công phu nhiếp phục nội tâm. Ngoài giờ toạ thiền chính thức thì ta có thể tu trong mọi oai nghi, đứng ngồi gì cũng được. Nhưng trong công phu chính thì tư thế kiết già là bắt buộc. Thân và Tâm là một hợp thể thống nhất. Những gì có liên quan đến thân đều có liên quan đến tâm, và ngược lại. Khi muốn nhiếp phục nội tâm thì ta lại được Phật dạy về công phu điều thân làm nền tảng dụng công. Tư thế ngồi phải là ngồi đúng tiêu chuẩn kiết già.
- Tâm: Luôn biết rõ toàn thân, Ngồi giữ thân mềm mại, bất động - không cho nhúc nhích.
Rồi bắt đầu quán thân vô thường, mà quán cho tới khi cái xương nó thành bụi bay đi mất luôn. Đức Phật phát hiện ra rằng từng cái tế bào của ta nó đòi hỏi cái sự sống mãnh liệt, tạo thành cái bản năng chấp thân và chấp ngã, nên Đức Phật buộc ta phải quán cái thân này Vô thường, có rồi lại mất, có sinh rồi cũng sẽ bị hủy diệt.
Rồi bắt đầu mới tới hơi thở. Hơi thở là tinh yếu nhất, quan trọng nhất. Biết rõ nhẹ nhàng hơi thở vào ra mà không có sự tác động hay cố ý điều khiển.
- Tâm luôn luôn quay vào kiểm soát, biết rõ toàn thân. Nên biết rõ toàn thân nhẹ nhàng và tự nhiên vì thân dao động, gồng cứng hay dằn ép làm cho não bị ảnh hưởng theo. Trong khi biết rõ toàn thân, tâm biết nhiều ở phần bụng dưới, hai chân và hai lòng bàn tay.
- Hơi thở: Trước khi đi vào tu tập hơi thở, chúng ta buộc phải thành thạo công phu Điều thân, không thể coi thường. Thân thể phải được giữ bất động, mềm mại, buông lỏng, đúng tư thế. Toàn thân cũng phải được biết rõ mà trong kinh gọi là cảm giác toàn thân. Nếu điều thân chưa vững mà vội vã bước sang tu tập hơi thở thì hại nhiều hơn lợi.
- Kết quả: để chứng được Chánh Niệm tỉnh giác, thì phải hiểu rằng ta đã đi gần 300 kiếp trước bắt đầu tu từ Chánh Kiến. Từ lúc chứng được Chánh Niệm, để có thể vào sơ thiền của Chánh Định thì ít nhất 30 kiếp tinh tấn không gián đoạn. Nhưng nhớ là “ngang chỗ chánh niệm tỉnh giác này rồi, vẫn còn một triệu điều sai lầm”.
Khi chứng được Chánh Niệm tỉnh giác, tâm rỗng rang, sáng suốt vậy mà vẫn còn một triệu điều sai lầm núp ở phía sau. Nếu lúc đó không gặp được vị minh sư dạy dỗ hướng dẫn ta vẫn đi sai như thường, vẫn đọa ngược trở lại như thường. Cho nên dù chứng được Chánh Niệm tỉnh giác vẫn nương tựa một bậc minh sư, dẫn dắt cho mình đi nữa, nếu không vẫn bị lạc đường, vẫn còn bị tà kiến.