Tuesday, December 22, 2015

TRỊ HẾT UNG THƯ BẰNG PHẬT PHÁP

TRỊ HẾT UNG THƯ BẰNG PHẬT PHÁP
(Trích Nhân quả giải theo Phật giáo- Biên dịch: Hạnh Đoan)
Triệu Lệ Bình
* Nếu không đọc được hết truyện, bạn vui lòng bấm vào hình ảnh của bài viết.
Tôi ở huyện Bảo Thanh, tỉnh Hắc Long Giang, là một phụ nữ mắc bệnh ung bướu nan y.
Vào năm 37 tuổi, tôi bị bướu mật thời kỳ cuối. Mật của tôi hiện đã được cắt bỏ, nhưng do cắt bỏ mật vào giai đoạn bệnh đến thời kỳ cuối, nên tình trạng không ổn như lúc mới phát. Bởi vào thời kỳ cuối, những tế bào ung bướu đã phát tán khắp thân, nên dễ tái phát tràn lan. Sau khi cắt bỏ túi mật rồi, thì tử cung tôi lại mọc thêm ba ung bướu, tiếp đến buồng trứng bên trái sinh một bướu, chưa đầy nửa năm buồng trứng bên phải cũng có một bướu nữa. Tiếp theo là cổ họng lại sinh bướu, mọi người nghe tôi nói chuyện giọng khàn khàn.
Sức khoẻ tôi cực suy, không thể tiếp nhận những cuộc đại phẫu thuật, do vậy mà chẳng thể mổ tử cung, buồng trứng v.v… Riêng yết hầu tôi bị bướu, chỉ cần hả miệng dùng kính soi cũng thấy rõ, nhờ vậy mà bướu ở yết hầu đã cắt được. Hiện tại giọng nói vẫn còn khàn khàn. Sau đó bao tử cũng sinh bướu, trực tràng cũng bị bệnh, mọi người thường gọi là bệnh trĩ, nhưng thực chất không đúng, nơi đó cũng bị ung bướu nốt.
Những thống khổ tôi phải chịu vẫn chưa hết, vì bệnh lại lan đến phổi, cực kỳ ác liệt: nửa phần trên phổi trái có tới 5 ung bướu. Tôi bị bệnh khổ hành hạ, giày vò… đến hôn mê bất tỉnh.
Tôi thường ho ra máu, máu lẫn đầy tạp chất lợn cợn, ho ra từng bụm, từng bụm máu.
Tất cả bệnh này của tôi đều do ác nghiệp sát sinh tạo thành. Tôi chuyên bán các ngư cụ đánh bắt hải sản và cung ứng đủ loại thuỷ tộc cho mọi người dùng.
Tôi làm việc từ năm 1981, tuy hộ khẩu ở huyện Bảo Thanh, nhưng phạm vi buôn bán mở rộng đến khắp nơi, từ miền quê cho đến thành thị…
Khắp người tôi giờ mắc bệnh ung bướu thống khổ, thấy đều do sát nghiệp (sau này học Phật pháp rồi tôi mới hiểu).
Lúc chưa biết đạo, tôi đã phá thai hai lần, đây là đại ác nghiệp. Khi bệnh vật tôi ngã quị trên giường, nằm thở thoi thóp… Tôi nếm đủ mùi khổ, vì hễ phía trên vừa ho sù sụ, là phía dưới nước tiểu bắn ướt ra quần, do vậy mà tôi phải lót băng, bởi vừa ho là són tiểu ngay, hơn nữa còn bị các bệnh khác giày vò hành hạ, khổ hết chỗ nói.
Lúc này bác sĩ tuyên bố tôi chỉ còn sống được một tháng.
Tóc tôi bạc trắng hết, do dùng thuốc và trị hoá chất. Sau đó không thể hoá trị nữa, bởi tôi quá suy yếu hết tiếp nhận nổi. Do hoá trị một nửa diệt tế bào ung bướu, một nửa là diệt tế bào lành. Mà tình trạng sức khoẻ tôi như thế, không thể trị hoá chất tiếp được nữa. Tôi yếu đến không thể đi đứng, chỉ cần nói chuyện vài câu là chóng mặt muốn xỉu. Tôi không thể nói mà cũng không còn sức lực chi.
Sau đó, nghe con tôi kể có Hoà Thượng Thể Huệ đang tổ chức Phật thất, nghe đồn gia trì của Phật thất này rất mạnh… thế là tôi ngỏ ý muốn tham dự thử… Nhưng ông xã và mẹ chồng lẫn mẹ ruột tôi đều không cho đi. Nhất là mẹ ruột tôi, bà rất cưng tôi, khăng khăng tuyên bố thà để tôi nằm nhà trị bệnh mà chết, chứ nhất quyết không cho tôi đi vào con đường mê tín như vậy!... Bà bảo nếu tôi cứ liều lĩnh đi thì với tình trạng sức khoẻ suy như thế này, e rằng tôi chưa đến nơi thì đã… bỏ xác trên hoả xa!
Sau đó con trai tôi ra sức thuyết phục, nó thưa với mẹ tôi:
- Ngoại ơi, xin đừng ngăn cản mẹ cháu nữa, bà yêu con gái thì cháu cũng biết thương mẹ mình vậy?! Nếu cứ để mẹ cháu nằm nhà chờ chết… thì chi bằng hãy cho mẹ thoả nguyện, được toại ý đến với Phật pháp, làm cuộc thí nghiệm thử xem sao?...
Lúc đó bác sĩ tuyên bố với cả nhà tôi rằng:
- Mạng sống cô này chỉ còn một tháng nữa thôi, cổ thích ăn gì thì cứ cho ăn…
Mẫu thân không cho tôi đi, là vì muốn trong thời gian cuối cùng này, được bày tỏ hết lòng yêu thương dành cho con gái… Khi mẹ đòi rửa chân cho, tôi thực chẳng nỡ để mẹ làm vậy, nhưng vì muốn làm cho bà vui, tôi đành để mẹ tuỳ ý… (không muốn bà phải ôm áy này sau khi tôi chết đi), vì vậy mà đành chia chân ra cho mẹ rửa… Lúc mẹ rửa chân cho, tôi rơi nước mắt đầm đìa…
Khi mẹ đồng ý, chịu cho phép tôi đi thì con trai tôi (lúc đó là sinh viên theo học ở Viện nghiên cứu), liền xin nghỉ học, để hộ tống tôi đến Phật thất.
Phật thất tổ chức tại Bảo Lâm Thiền Tự ở Cẩm Châu ( Liêu Ninh), tôi khi đó bước đi không vững, nhờ có con trai và một bà bạn ở Hắc Long Giang, đồng phụ đỡ dìu, đưa tôi đi.
Đến Phật thất, hằng ngày tôi phải bái Phật tới ngàn lễ, tu toàn là niệm Phật, lễ Phật… Vậy mà kỳ tích xuất hiện.
Tại Phật thất, sư phụ dạy tôi: “Khi niệm Phật, gì cũng không được nghĩ đến, tâm không tạp loạn, chỉ chú tâm niệm Phật thôi”…
Rồi sư dạy tôi lễ Phật, tôi thọ Bát quan trai giới, hành trì theo đoàn thể. Sau đó trong khoảng thời gian từ ba đến năm ngày, tôi rất mừng vì không còn ho nữa. Thấy tôi ngưng ho thì sư phụ bắt tôi lễ Phật, mỗi ngày phải lễ tới ngàn lạy, tôi đứng còn không vững thì nói gì đến lạy? Tôi nghĩ “Vì sao sư phụ vẫn bắt con lễ Phật chứ?”… thế là tôi khóc, vì lễ không nổi nên tôi bật khóc…
Nhưng sư phụ vẫn không mềm lòng, ông cương quyết ép tôi phải lễ Phật! Dù lễ không nổi vẫn phải lễ! Nghĩa là có lễ được hay không, tôi vẫn phải lễ!
Tôi lễ Phật được một tuần thì sư phụ bèn đi thật nhanh quanh đạo tràng, tôi cũng phải “chạy” theo. Bởi vì tôi bệnh phổi, trong phổi ứ đầy tạp chất, không thông. Tôi không còn khí lực và nói chẳng ra hơi, vậy mà còn phải “chạy”, rất dễ bị ngạt thở chết… Tôi không dám chạy, nhưng sư phụ khuyến khích tôi, tôi bèn thí nghiệm chạy thử, bước từng bước thật nhanh. Ôi chao, từ từ tôi cảm thấy dễ chịu, thế là tôi yên tâm rảo bước theo sư phụ; lên lên xuống xuống, lòng rất vui.
Tiếp đến tuần thất thứ hai: Phải leo núi. Sư phụ hướng dẫn tôi đi. Thấy ngài leo núi, tôi không dám lên theo, vì sợ mình sẽ chết. Bởi tôi biết rõ sức khoẻ của mình khó kham nổi, nhưng sau đó sư phụ đến dìu tôi và nói:
Triệu Lệ Bình hãy ráng lên núi nhé!
Tôi nghĩ “ Phải nghe sư phụ thôi”, ngài dạy gì tôi đều vâng theo, thế là tôi ráng sức lên núi. Núi này cao, dốc đứng, đường toàn là dốc… tôi bò từng bước, lên được tới đỉnh tôi mừng đến lệ tuôn đầy mặt. Tôi đứng trên núi thầm nghĩ: “Thực là ngoài sức tưởng, không ngờ mình có thể leo lên và đứng được trên đỉnh núi”…
Lặng ngắm màu trời biêng biếc, cây cối xanh tươi, tôi cảm động vô hạn, vì chính Phật thất của sư phụ đã cứu vớt và ban cho tôi mạng sống lần thứ hai…
Sau đó tôi tham dự từng đợt, từng đợt Phật thất của sư phụ tổ chức, mãi cho đến hiện tại. Hồi đó khi tôi bệnh đầu tóc bạc hết hai phần, còn một phần thì ngả màu tro xám xịt. Nhưng tôi vẫn một bề theo sư phụ đả thất. Đến bây giờ khi các bạn đạo gặp lại tôi, họ đều suýt soa:
Ôi chao! Tóc Lệ Bình đen lại rồi nè, hay thật đó nha!
Họ đứng trước tôi trầm trồ ngắm nghía và cứ khen mãi. Tôi thật là vui.
Trước đây ở nhà mỗi khi dùng bữa, tôi đều phải ăn cháo. Vì vậy khi đến dự Phật thất tôi rất lo, bởi ở đây toàn ăn cơm, tôi nghĩ “bao tử mình bệnh nặng như thế, làm sao ăn cơm được?”… Nhưng sau khi tôi theo dự Phật thất rồi, hiện nay nếp sinh hoạt chẳng hề khác người, tôi ăn dễ dàng, hơn nữa mặt mày khí sắc còn rất hồng hào, thật đó!
Bây giờ, khi theo mọi người nhiễu Phật, niệm Phật, tôi rất muốn niệm lớn tiếng. Hồi trước lúc mới tham dự, tôi niệm chẳng có hơi, khó thành tiếng, giờ đây tôi đã có thể niệm ra tiếng và còn niệm lớn…
Về các bệnh khác như ung bướu tử cung, buồng trứng v.v… hiện tại tôi chẳng thèm đi khám hay kiểm tra chi, tôi tự biết nó đã ổn, vì sao ư?
Tôi ba mươi mấy tuổi bắt đầu bị ung bướu, bặt kinh nguyệt đã ba năm… Trước đây bác sĩ từng nhắc tôi phải lưu ý: “Hễ thấy có hiện tượng ra máu lần nữa, thì coi như tiêu ma!”
Tôi hỏi:
- Tại sao?
Ông đáp:
- Tử cung bà đầy bướu, nó mọc chen chúc dồn ép, nếu mà vỡ ra, ắt là đại xuất huyết, thì phải chết thôi! Lại thêm hai buồng trứng bà đều có bướu, cực kỳ xấu…
Sau khi tôi tham gia Phật thất của sư phụ, rồi dự các Phật thất kế tiếp nữa, thì đột nhiên trong thời gian này tôi cảm thấy bụng mình rất đau, đau dữ dội…
Xong Phật thất thì sư phụ quay về Đài Loan. Còn tôi thì về quê mình ở huyện Bảo Thanh, thầm nghĩ: “Nếu sư phụ mở Phật thất nữa thì tôi sẽ tham dự tiếp”…
Về nhà rồi, tôi bỗng thấy phần bụng của mình cực kỳ nóng. Như có luồng điện đang nung nấu và toả khí nóng khắp bụng dưới, khiến tôi cảm giác có chút đau. Tôi nghĩ thầm: “Vì sao lạ như vậy?” Tôi thấy tình cảnh mình có thể giống như lời bác sĩ từng cảnh báo là: “Mạng sống sẽ… tiêu ma, e xảy ra đại xuất huyết”… nên vội lao vào nhà vệ sinh, bỗng nghe hạ thể kêu “xoà” một tiếng lớn, rồi trong bụng có vật gì tuôn ào ra… tiếp theo là cảm giác thư thái dễ chịu… Khi tôi đứng dậy, nhìn vào bô, thấy toàn màu đỏ, trong có một khối hình tròn cỡ cái chén nhỏ, mặt bằng phẳng, nhưng xung quanh giống như hoa sáu cánh.
Sau đó, tôi chẳng biết bệnh tình mình tốt hay xấu liền đi bệnh viện siêu âm: “Rốt cuộc là chuyện gì xảy ra đây?”…
Bác sĩ kiểm tra xong, bảo:
- Bệnh bà lành rồi, không sao hết
Từ đó, tôi hồi phục như người bình thường. Chỉ còn bệnh phổi, nhưng tôi dứt khoát không đi khám trị gì nữa, bởi tôi nghĩ: “Đầu tóc mình đã đen lại, bệnh dù không lành hoàn toàn thì thể lực tôi cũng rất tốt, khoẻ như thế này là đủ rồi”.
Hiện giờ, tôi đã có thể làm việc, sinh hoạt bình thường như bao người.
Nhờ cơn bệnh khốc liệt này của tôi mà bố chồng, mẹ chồng, mẹ ruột, chú Út, thím Út, em trai, em gái… tất cả thân nhân từng chứng kiến cảnh tôi từ bệnh thoi thóp đến khoẻ an và bây giờ việc gì cũng có thể làm được thì ai nấy đều tán thán: “Phật pháp thực vi diệu, không thể nghĩ lường!”.
Không chỉ khen như vậy thôi đâu, mà tất cả bọn họ đều xúm nhau ăn chay niệm Phật hết ráo. Bố chồng tôi năm nay 81 tuổi, trước 1949 ông là nhà cách mạng lão thành, lập chiến công, huân chương nhiều, ông chỉ tin chủ tịch Mao thôi, ngoài ra không tin gì khác. Nhưng bây giờ tất cả đều làm giống nhau: quay sang ăn chay niệm Phật, tu tinh tấn.
Chú Hai (em chồng tôi) trước đây là chủ tiệm ăn Bảo Thanh nổi tiếng. Vì đây là nhà hàng bề thế nổi danh, ai cũng biết. Ngày nào cũng giết một số lượng vật rất lớn vì lúc nào cũng có người đặt tiệc ít nhất mười bàn, nên tiệm phải giết đủ thứ hải sản tươi sống gồm: Cá, tôm cua, hải sâm v.v… nghĩa là sát sinh vô số, không thể đếm hết… và thu được rất nhiều tiền.
Nhưng thông qua cơn bạo bệnh của tôi, vợ chồng chú Hai cương quyết bỏ nghề. Họ chuyển đến Thông Hoa làm công cho người, triệt để từ bỏ nghiệp sát.
Từ khi chứng kiến cảnh trạng của tôi, không riêng gì người nhà tôi quay sang ăn chay niệm Phật mà kể cả các bạn khắp huyện Bảo Thanh, ai cũng đều tin sâu Phật pháp.
Tu hành chân chính là như thế.
Tôi đặc biệt tri ân sư phụ, kể từ khi theo dự Phật thất của ngài, tôi thu được rất nhiều lợi ích. Không những thân được đại lợi, mà tâm cũng thăng hoa, tiến cao. Tôi học được rất nhiều điều hay từ ân sư.
Phật thất của sư phụ không những cứu mệnh tôi, mà còn giúp tôi noi theo đức hạnh cao cả của ngài (tôi nói đúng câu này, bởi tôi không phải là người tốt!). Lần đầu, khi nghe mọi người bảo:
Có lão Hoà thượng Thể Huệ từ Đài Loan sang Đại Lục tổ chức Phật thất”…
Khi đó tôi chưa tin đạo, không hiểu gì về Phật giáo, nên rất ngạo mạn. Dù không biết rành về ngài, tôi vẫn mở miệng phỉ báng, đàm tiếu… Tôi dùng thành kiến vô thần của mình để đo lường, tưởng tượng xấu, rồi mặc tình phê phán dè bĩu… Tôi chê:
- Vị sư này bất hảo đủ điều… không có chỗ nào được hết!...
Ngay khi viết những dòng này tôi rất ăn năn, chỉ muốn thốt to lên rằng: “Sư phụ! Con xin thành tâm sám hối với ngài!”…
Cho đến lúc tôi bị bệnh nặng nằm bên cửa tử, mới khởi tâm muốn đi dự Phật thất, vì nghe đồn sức gia trì từ Phật thất của ngài rất mạnh và linh! (tôi đi để cầu may thôi).
Những nghiệp ác tôi làm như sát sinh, phá thai, phỉ báng, gièm chê sau lưng ngài v.v... tất nhiên là sư phụ biết hết, ngài biết rất rõ nhưng vẫn luôn từ ái quan tâm chăm sóc một kẻ đại ác, đại sát sinh, đại khẩu nghiệp… như tôi!
Bất kể đi đâu, ăn gì, ngài đều để dành phần cho tôi và giải thích rằng: Triệu Lệ Bình bệnh hoạn suy yếu lắm, hãy đem cho cô ta dùng…
Tại Phật thất ngài cứu mạng tôi bằng cách giáo hoá vừa nghiêm khắc, vừa bao dung… và một kẻ ngạo mạn vô thần như tôi đã bị đức hạnh cao tột của ngài cảm hoá, chiết phục… Sư phụ càng đối tốt, càng ưu ái thì tôi càng cảm thấy ăn năn xấu hổ, càng bội phục và tri ân…
Từ đó, tôi thành tâm dự các Phật thất của ngài liên tục gần ba năm. Tính ra sư phụ đã tổ chức hơn 50 Phật thất, trong suốt thời gian này, sư phụ không chỉ đối tốt với riêng mình tôi mà là với tất cả… Vì vậy mà tôi rất tôn kính ngài. Nên khi bệnh lành rồi tôi vẫn còn muốn học theo đức hạnh của ngài.
Lúc tôi ở Ngũ Đài Sơn, có gặp một cô bé khoảng 16 tuổi người Tây An, em mắc chứng bệnh hễ ăn vào là ói… Trước đây em vốn rất xinh đẹp, khả ái, thanh tú… Nhưng từ khi bị bệnh, em tăng cân vùn vụt, từ 45 kí thành 85 kí, phục phịch mập phù. Em đi khắp nơi tìm thầy, do em là cô nhi, không cha mẹ, nên rất đáng thương.
Sư phụ cũng cho phép em đi theo ngài. Lúc đó tôi nghĩ: “Sư phụ, sao lại làm như thế, con bé này bị chứng nan y, ngài dẫn nó theo bên cạnh, lỡ như mà bệnh không khỏi, thì sẽ làm tổn thanh danh ngài!” Lúc đó tôi vì lo cho sư phụ nên nghĩ vậy, nhưng sư phụ chẳng hề quan tâm tới điều này.
Ngài bảo tôi: Lệ Bình! Con bé đáng thương quá! Con hãy xem nó như con và quan tâm chăm sóc nha!
Con bé đó một bề đi theo tham dự các Phật thất của sư phụ cho đến tận Ngũ Đài Sơn. Sau đó thì nó không theo nữa, vì bệnh đã hết. Nó phải về nhà làm việc.
Suốt thời gian theo sư phụ, tôi học được rất nhiều bài học quý giá từ đức hạnh của ngài. Những phẩm chất cao thượng mà thuở giờ tôi chưa từng chứng kiến qua. Cho nên dù bệnh lành rồi tôi vẫn tiếp tục tham dự Phật thất của sư phụ, tôi rất muốn học tập theo ngài. Trong lòng tôi ngài là một cao tăng đức hạnh cao tột, là vị đạo sư cực kỳ vĩ đại trên thế gian.
Ngài đã làm tôi khâm phục, cảm động đến rơi lệ. Càng theo sư phụ đả thất, tôi càng thấy đức hạnh sư phụ chói lọi, bởi vì trong cuộc sống thế tục này, tôi chưa từng gặp qua ai có phong cách như vậy, khi tiếp xúc với bậc chân tu mẫu mực như ngài, tôi mới biết thế nào là Phật bảo, Pháp bảo và Tăng bảo…
Phụ thân tôi vốn là giảng sư cao học, mẹ tôi cũng là giáo sư đại học. Không những tôi tiếp thu đầy đủ tri thức của ba mẹ mà còn tốt nghiệp bằng cấp cao, nên những người tôi tiếp xúc đều là giới trí thức thượng đẳng. Con trai út tôi là sinh viên Viện Nghiên cứu Đại học Nông Lâm Vũ Hán… Có thể nói cả đời tôi toàn là tiếp xúc giao du cùng giới trí thức cao cấp thượng lưu, họ là những người mà tôi coi trọng. Bởi có câu: “Vạn ngành đều thấp, chỉ học thức là tối cao” (Vạn bang giai hạ phẩm, duy hữu độc thư cao).
Đây là lời tuyên bố của cổ nhân. Thế nên trong tâm, tôi luôn vọng hướng theo tôn chỉ này, thường nhìn và dõi theo “giới có học thức tối cao” để xem bản thân họ có thực sự có tư chất tác phong ưu mỹ tốt lành như cổ thánh tiên hằng ca ngợi hay không? Nhưng thú thật sau khi tiếp xúc với sư phụ rồi, tôi mới phát hiện: Sư phụ cao tột sáng chói, vượt xa giới trí thức thượng lưu rất nhiều!
Thỉnh thoảng, những lúc đi kinh hành nhiễu quanh Phật, tôi thầm thú nhận:
- Bạch Thế Tôn! Bây giờ con đã hiểu và cảm ngộ triệt để câu: “Thập phương thế giới ngã tận kiến, nhất thiết vô hữu chư Phật giả!” (Con xem cùng khắp mười phương thế giới cũng không thấy ai tuyệt vời như Phật!). Chư Phật đúng là từ bi và cực kỳ vĩ đại vậy!

Saturday, December 12, 2015

6 CÁI BIẾT LÀM THAY ĐỔI CUỘC ĐỜI

6 CÁI BIẾT LÀM THAY ĐỔI CUỘC ĐỜI
1. Biết quên đi bất hạnh của chính mình, sống có ý nghĩa và lạc quan hơn. Người chỉ biết ôm khư khư nỗi đau của riêng mình mà quên đi nỗi đau của đồng loại chỉ là người ích kỷ và tự ty. Chẳng có lợi lạc gì khi chỉ biết sống dằn vặt với nỗi đau quá khứ, nên biết lật qua trang sách mới cuộc đời, mở ra một chương mới và khép lại một chương đã từng là bất hạnh và đau buồn. Người chỉ ngấu nghiến đọc trang nhật ký đau buồn đã trôi qua mấy chục năm thì không bao giờ biết được những trang nhật ký tiếp theo của cuộc đời mình sẽ huy hoàng và rực rỡ như thế nào.
2. Biết tha thứ cho bản thân mình và người khác. Đã sinh ra làm người thì ai cũng phạm lỗi lầm dù ít hay nhiều, nếu biết quên đi những lỗi lầm của chính mình và của người khác thì sẽ thấy nhẹ nhõm hơn. Nên nhìn vào những mặt tích cực của người khác để tha thứ, người chỉ thấy toàn khuyết điểm xấu của người khác sẽ không bao giờ biết tha thứ là gì.
3. Sống hòa đồng với người khác: mỗi người đều có cá tính riêng, 9 người 10 ý, nếu biết dung hòa và đi tìm mẫu số chung của 9 người này hay của tập thể thì mình sẽ không tự cô lập bản thân mình như Robinson trên đảo hoang, muốn la hét chạy nhảy, vui sướng hay đau buồn gì chỉ có mình mình biết, mình mình hay, rồi từ đó quy kết cuộc đời mình sao quá bất hạnh, quá khổ đau, sao không ai hiểu cho mình và tự so sánh thừa nhận nỗi bất hạnh của đời mình lớn hơn tất cả nỗi bất hạnh của người khác cộng lại. Điều này sẽ giúp tránh đi được 1 cái khổ mà đức Phật gọi là Cầu Bất Đắc là khổ.
4. Biết thay đổi những thói quen xấu có hại cho mình và người khác như hút thuốc, uống rượu, ăn quá nhiều, xì-ke, ma túy….sống có trách nhiệm với cuộc đời của chính mình hơn, để tránh làm người khác đau buồn vì mình.
5. Đừng làm việc quá nhiều, tham công tiếc việc, việc gì cũng ôm đồm vào mình, làm việc gì cũng muốn toàn thiện, toàn mỹ, toàn hảo, nên biết phân công công việc cho kẻ khác làm cùng. Người ta dù làm sai, hiệu quả công việc tuy sẽ không đạt 100% năng suất nhưng ta sẽ hưởng được những phút giây thanh thản và lại tạo cơ hội cho người khác được học hỏi từ những sai lầm đó. Hoàn hảo để làm gì khi ta đánh đổi những phút lo âu căng thẳng, những viên thuốc paracetamol và sự suy nhược thần kinh của chính chúng ta.
6. Biết cảm ơn cuộc đời này, biết ơn cha mẹ công ơn dưỡng dục sinh thành, biết ơn người khác đã giúp đỡ cho chúng ta. Luôn luôn nói Cám Ơn và ban tặng nụ cười cho người khác. Hãy quí trọng cuộc sống này vì chúng ta sinh ra đã được làm một con người, dù xấu xí, tàn tật, ngoại hình không như ý muốn, nhưng cái phước báu và giá trị của con người khác loài vật ở chỗ không nằm ở ngoại hình mà ở trong Tâm.
__/ \__ Nam Mô A Di Đà Phật __/ \__
https://www.facebook.com/loiphatday11/

Wednesday, September 23, 2015

ĂN CHAY KHOA HỌC DINH DƯỠNG


ĂN CHAY VÀ ĂN MẶN
ĂN CHAY KHOA HỌC DINH DƯỠNG
+ Quan niệm về thực dưỡng Thực dưỡng là cách nuôi sống bằng ăn uống. Mọi trường phái cổ, kim, Đông, Tây đều thống nhất: Ăn uống phải cung cấp đầy đủ năng lượng và nguyên liệu cho sự hoạt động và tái tạo của cơ thể. Nhưng ăn những gì và ăn thế nào thì các quan điểm, các trường phái lại không thống nhất, thậm chí trái ngược nhau. Chúng ta sẽ xét qua những quan điểm chính dưới đây:
1. Quan điểm của khoa học Tây phương trước đây:
a) Thức ăn phải cung cấp đầy đủ Calory: Trước kia người ta cho rằng Calory là năng lượng duy nhất cần phải cung cấp cho hoạt động của cơ thể và đã ấn định mức năng lượng rất cao (từ 2.300 – 3.000 Calory/ người/ ngày). Nhưng quan niệm này đã bị đảo lộn từ khi bác sĩ M.Ali (Pakistan) công bố kết quả nghiên cứu chế độ ăn uống của người Hunza; một nhóm dân cư có sức khỏe phi thường hầu như không bị bệnh, khẩu phần ăn hàng ngày của họ chỉ có 1.923 Calory! Quan niệm dinh dưỡng chỉ dựa trên một chỉ tiêu Calory đã trở nên lỗi thời, vì nó chỉ là một trong nhiều nhu cầu cần thiết của cơ thể; mặt khác, năng lượng cung cấp cho cơ thể không phải chỉ duy nhất bằng con đường ăn uống, mà bằng nhiều con đường khác như hấp thu qua da, qua hơi thở, đặc biệt qua các Luân xa... Ngày nay người ta đã thấy rõ được sự dư thừa Calory là nguyên nhân gây ra nhiều hậu quả tai hại cho sức khỏe: Trước tiên là bệnh béo phì, từ đó dẫn đến nhiều bệnh suy thoái khác như tiểu đường, tim mạch, ung thư v.v... Các thức ăn từ hạt cho nhiều Calory hơn: (xem bảng) Lượng calory trong một số thức ăn (Tính trên 100g nguyên liệu) Thức ăn thực vật Calory Thức ăn động vật Calory − Gạo lứt − Ngô hạt − Bo bo lứt − Kê − Lạc nhân − Đậu nành − Đậu xanh, đỏ − Vừng hạt − Thịt bò − Thịt lươn − Trứng gà (cả vỏ) − Trứng vịt (cả vỏ) − Tôm, tép (cả vỏ) − Cá (nói chung) − Sữa bò − Sữa dê
b) Thức ăn phải đủ các thành phần dinh dưỡng: Theo quan niệm này, cơ thể con người có những thành phần gì thì phải cung cấp đủ thành phần đó để bù lại cho sự hoạt động đã lấy đi. Từ đó người ta đã phân tích và xác lập chỉ tiêu dinh dưỡng cho từng loại khẩu phần ăn khác nhau. Các thành phần chủ yếu trong thức ăn phải bảo đảm là Protein, Hydrat carbon, Mỡ, Vitamin và khoáng. Cho mãi đến giữa thế kỷ này, do hạn chế của khoa Sinh hóa các nhà khoa học Tây phương đã đi đến kết luận: Protein động vật là thượng hạng, Protein thực vật là thức cấp. Hydrat carbon có chủ yếu trong bột, đường. Đường đơn dễ hấp thụ hơn đường kép và tinh bột. Lipid là thành phần quan trọng không thể thiếu được trong khẩu phần ăn. Từ những kết luận ấy, người ta lao vào ăn thịt cho có nhiều Protein. Thế là hàng loạt, hàng loạt gia súc gia cầm vô tội đã nối đuôi nhau chết gục để được “mai táng” chung trong “nấm mồ” không đáy là dạ dày của loài người! Các xí nghiệp, nhà máy chế biến đồ hộp, làm bánh kẹo, sữa hộp... đua nhau mọc lên để tung ra thị trường, người ta đua nhau ăn đường, bánh ngọt, sữa hộp, bơ, mỡ đóng hộp... để cho đủ chất. Kết quả là : ngày càng có nhiều người mắc bệnh hơn, các bệnh nan y như tim mạch, ung thư, gan, thận, tiểu đường, thấp khớp, dạ dày, thần kinh, béo phì... xuất hiện ngày càng nhiều. Tây y nói chung và khoa dinh dưỡng học nói riêng đang đứng trước bế tắc nghiêm trọng, họ bắt đầu nhìn sang Đông phương và Đông Y Học Cổ Truyền để tìm lối thoát.
2. Quan điểm của cổ Đông phương học: Xuất phát từ quan điểm triết học trung tâm: Con người là vũ trụ thu nhỏ, con người và môi trường sống là thống nhất với nhau, vì vậy một cơ thể khỏe mạnh phải có nhịp sinh học cân bằng và phù hợp với chu kỳ biến đổi của môi trường thiên nhiên. Muốn duy trì trạng thái đó, điều quan trọng là phải sử dụng những thực phẩm thiên nhiên có sẵn tại địa phương. Chính thực phẩm là cầu nối giữa con người với vũ trụ! Vì vậy, mọi hoạt động kể cả ăn uống cũng phải tuân theo nguyên lý Thiên – Địa – Nhân hợp nhất. Khoa thực dưỡng Đông phương quan niệm và chủ trương như sau:
a) Định lý sinh vật học thứ nhất: Mọi sinh vật đều được nuôi dưỡng bằng năng lượng lấy ra từ vũ trụ, nguồn năng lượng đó tích luỹ đầu tiên trong cây xanh (rau, quả, củ, hạt...), khi ăn những sản phẩm đó, con người đã gián tiếp thu năng lượng từ mặt trời, tức là được nuôi dưỡng bằng loại thức ăn còn nguyên vẹn năng lượng cần cho sự sống. Nhiều thực vật mà ta ăn ngay khi chúng đang dồi dào sức sống như khả năng sinh trưởng, phát triển, nảy mầm... Thảo mộc đã hút các chất vô cơ để tổng hợp thành thức ăn hữu cơ, đó là một phép lạ về sự diễn tiến nhờ tác dụng tương hỗ của năng lượng thiên nhiên (phép lạ ấy chưa một phòng thí nghiệm hiện đại nào có thể bắt chước được). Ăn huyết nhục là thực hiện hai lần diễn tiến ấy: lần đầu ở con vật, lần thứ hai trong con người. Từ đó cho thấy tất cả chúng ta đều là con của mẹ thảo mộc. Không có thảo mộc, không một sinh vật nào tồn tại được trên trái đất này! Chúng ta hoàn toàn lệ thuộc trực tiếp hoặc gián tiếp vào các sản phẩm của thảo mộc. Thảo mộc là thức ăn thượng đẳng. Đây là định lý sinh vật học và cũng là định luật thiên nhiên tối quan trọng thứ nhất.
b) Định lý sinh vật học thứ hai : Các nhà khoa học đều thống nhất nhận định: chế độ ăn uống của bất kỳ động vật nào cũng phải thích hợp với cấu tạo và sinh lý cơ thể chúng, chẳng khác gì một cỗ máy, một động cơ... được chế tạo ra để chạy bằng nhiên liệu nào thì phải được cung cấp chính nhiên liệu đó, nếu không nó sẽ thường xuyên hỏng hóc, hao mòn và chóng bị loại bỏ. Đây chính là định lý sinh vật học và cũng là định luật tự nhiên tối quan trọng thứ hai. Những nghiên cứu gần đây cho thấy các động vật ăn thịt có khả năng hầu như không giới hạn để giải quyết các chất béo bão hòa cho Clolesterrol. Trái lại các động vật ăn thảo mộc thì không thể có khả năng đó: nếu cho thỏ mỗi ngày ăn 200g mỡ thì chỉ sau hai tháng, mạch máu của nó sẽ bị mỡ đóng kết lại và bệnh xơ vữa động mạch xuất hiện.
3. Con người ăn thịt có phải là điều tự nhiên không? Các nhà khoa học biết rằng chế độ ăn của bất kỳ động vật nào cũng thích hợp với cơ cấu sinh lý của nó. Sinh lý của con người, các chức năng của cơ thể và hệ tiêu hóa hoàn toàn khác với những điểm này của các con vật ăn thịt sống. Các đặc điểm của con người trên mọi phương diện giống các động vật ăn trái cây như khỉ hay vượng và rất giống các động vật ăn cỏ và thật là không giống với các động vật ăn thịt nào như được trình bày rõ ràng trong bảng dưới đây. Hệ thống tiêu hóa, sự cấu tạo của răng và hàm, và các chức năng cơ thể của con người hoàn toàn khác với các động vật ăn thịt. Như trong trường hợp của vượn người, hệ thống tiêu hóa gấp 12 lần chiều dài của cơ thể; da của chúng ta có hàng triệu lỗ chân lông nhỏ để thoát hơi nước và làm mát cơ thể bằng cách thoát mồ hôi; chúng ta uống nước bằng cách hút giống như các động vật ăn rau quả khác; răng và cấu trúc hàm của chúng ta thuộc loài ăn rau quả và nước bọt của chúng ta có tính kiềm và chứa men amylase để tiện tiêu hóa ngũ cốc. Do cấu trúc cơ thể và hệ thống tiêu hóa của con người, cho thấy rằng chúng ta hẳn phải đã tiến hóa hàng triệu năm, sống bằng trái cây, quả hạch (trái hồ đào), ngũ cốc và rau. Ngoài ra, thay vì ăn thịt sống như tất cả các loài động vật ăn thịt sống, con người đem luộc, nướng hoặc rán thịt lên và làm cải dạng thịt đi với nhiều loại nước sốt và gia vị, để làm cho nó không còn trạng thái sống của nó nữa. Một nhà khoa học giải thích điều này như sau: “Một con mèo thèm nhỏ rãi khi ngửi thấy mùi một miếng thịt sống chứ không thèm chút nào khi thấy mùi trái cây. Nếu con người có thể thấy khoái, nhảy tới vồ một con chim, xé đôi chân, đôi cánh còn sống nguyên của nó với đôi răng hàm và hút máu nóng thì mới có thể kết luận rằng thiên nhiên phú cho con người bản năng ăn thịt. Mặt khác, một chùm nho xum xuê làm cho con người chảy nước miếng và ngay như khi không đói họ cũng ăn trái cây vì trái cây rất ngon”. Các nhà khoa học và các nhà tự nhiên học, kể cả nhà tiến hóa luận vĩ đại Charles Darwin cũng đồng ý rằng, những con người đầu tiên là những người ăn trái cây và rau, và suốt trong quá trình lịch sử, hình thái cấu trúc của chúng ta vẫn không hề thay đổi. Nhà khoa học Thụy Điển Van Linne nói rằng: “Cấu trúc của con người kể cả bên ngoài lẫn bên trong, so sánh với các động vật khác cho thấy rằng trái cây và các loại rau ngon là nguồn thức ăn tự nhiên của họ”. Vì vậy chúng ta thấy rõ qua các cuộc nghiêu cứu khoa học là ở cả các mặt sinh lý, cấu trúc cơ thể và bản năng, con người hoàn toàn phù hợp với một chế độ ăn trái cây, rau, quả hạch (trái hồ đào) và ngũ cốc.

4. Những bằng chứng thực tế: Thống kê điều tra của các tổ chức khoa học và y tế thế giới đều cho thấy:
a) Những cộng đồng cư dân chỉ ăn thức ăn thực vật luôn luôn có sức khỏe rạng rỡ, tuổi thọ cao: Người Hunza ở Pakistan, người Kogi ở Columbia, bộ lạc Otomi (Mexico) và một số thổ dân ở châu Á, châu Phi luôn có rất ít thậm chí hầu như không có người bị bệnh tật, nhiều người thọ trên 100 tuổi mà vẫn khỏe mạnh, hãn hữu có cụ ông 140 tuổi, cụ bà ngoài 80 tuổi vẫn lấy vợ / chồng và còn sinh con!
b) Ngược lại, các dân tộc chuyên ăn thịt hoặc ăn rất nhiều thịt: Luôn có tỷ lệ mắc bệnh rất cao về tim mạch, ung thư, đặc biệt ung thư đường tiêu hóa, tuổi thọ trung bình rất thấp. Điển hình là người Eskimo ở Bắc cực do không có rau, thức ăn chủ yếu là thịt và mỡ nên họ già đi rất nhanh, mắc nhiều bệnh tật, tuổi thọ trung bình là 27 tuổi rưỡi (!). người Kirgese sống du mục bằng nghề săn bắn ở miền Đông nước Nga, rất hiếm có người sống được đến 40 tuổi (!).
5. Nhận xét : Phải chăng những cộng đồng người ăn thực vật đã sử dụng thức ăn phù hợp với cấu tạo và sinh lý của cơ thể, còn những cộng đồng người ăn quá nhiều thịt là đã sử dụng thức ăn không phù hợp với cấu tạo và sinh lý của chính mình, chẳng khác nào họ đã dùng dầu hỏa để chạy động cơ được chế ra để chạy bằng xăng (!). Tạo hóa đã hào phóng trao cho mỗi người một cỗ máy tinh vi và quý giá nhất trên hành tinh này để họ làm chủ. Ai luôn chăm lo, bảo quản và sử dụng đúng nhiên liệu mà tạo hóa đã định khi sinh ra nó thì cỗ máy đó sẽ chạy tốt, tuổi thọ cao. Ngược lại, không chịu chăm sóc bảo quản, không dùng đúng nhiên liệu, máy sẽ luôn hỏng hóc và sớm bị đưa ra bãi tha ma phế thải, thế là họ đã hủy hoại một công trình tuyệt vời của tạo hóa, tự hủy hoại chính mình... đó chẳng phải là một trọng tội hay sao? “Ăn là đã hy sinh đi một phần nào đó của cây xanh huyền diệu để tạo ra một mầm sống mới. Nếu con người vì ngu muội hay tự cao tự đại, vô tình hay hữu ý, ăn uống trái với trật tự thiên nhiên chi phối vũ trụ, thì chính điều đó được gọi là tội tổ tông trong kinh thánh vậy!” (Ohsawa).“Ăn không đúng thức ăn, chúng ta không còn là “Người” theo đúng nghĩa của từ đó” (A.Acarya).
*Bảng so sánh cấu tạo cơ thể của động vật ăn thịt, con người và động vật ăn trái cây, thảo mộc.

Monday, March 30, 2015

PHẬT DẠY BA MÓN TIỆM THỨ

PHẬT DẠY BA MÓN TIỆM THỨ
Thế nào là ba món tiệm thứ ?
Một là tu tập, trừ các trợ nhân.
Hai là chân tu, trau dồi chánh tánh.
Ba là tăng tiến, ngược dòng hiện nghiệp.

Thế nào là trừ các trợ nhân ?
Nầy A Nan ! Mười hai loại chúng sanh trong thế giới không thể tự toàn thánh thiện, cần phải nương theo bốn cách ăn mà được tồn sinh. Đó là đoạn thực, xúc thực, tư thực và thức thực. Vì vậy, Như Lai nói tất cả chúng sanh nhờ ăn mà được sống còn.
Đoạn thực là ăn các thứ ngũ cốc, ngũ quả, ăn từng nắm vắt, từng miếng, từng cái, mà chúng sanh thọ dụng hàng ngày.
Xúc thực là nhờ sự tiếp xúc của căn và trần sanh ra cảm thọ vui buồn, như coi hát, xem phim… làm cho con người thấy khỏe khoắn kéo dài sự sống.
Tư thực là nhớ nghĩ những điều thích thú đã qua, hy vọng gì toại lòng sắp đến, cũng là cách giúp cho sự sống tồn sinh.
Thức thực là A lại da thức duy trì dòng sanh mệnh, làm chỗ y chỉ cho tiền thất thức.
Chúng sanh các ông đã quay về đạo vô thượng của Như Lai, thì hãy khéo léo điều hòa các cách ăn của mình, đừng để rơi vào tửu nhục bê tha, sắc thanh phóng túng, hy vọng đảo điên với một tâm hồn đen tối, trong một thể xác buông trôi trong biển đời ô trược. Hãy chủ động các cách ăn, gọi là tu tập trừ các trợ nhân. Đó gọi là món tiệm thứ tu hành tăng tiến thứ nhất.
Thế nào là trau dồi chánh tánh ?
A Nan ! Hành giả muốn vào tam ma đề, trước hết phải giữ gìn giới luật cho thanh tịnh. Phải đoạn tâm dâm và tâm sát. Người tu hành không dứt tâm tham dâm hiếu sát mà mong ra khỏi ba cõi là điều không thể có. Phải giữ tứ trọng và bát khí của Thanh văn tiến lên hành trì tam tụ tịnh giới của Bồ tát. Giữ giới dâm được thanh tịnh thì cắt đứt nghiệp nhân sanh nhau, giết nhau ở thế gian. Giữ giới trộm cướp thanh tịnh thì không còn nợ trần vay trả kiếp nầy kiếp nọ trong lục thú. Thành tựu tam ma đề thì cái nhục thân cha mẹ sanh ra không cần thiên nhãn tự thấy được thế giới trong mười phương, thấy Phật, nghe pháp, chính mình vâng lãnh thánh chỉ của Phật, được đại thần thông dạo khắp thập phương thế giới… Đó gọi là món tiệm thứ tu hành tăng tiến thứ hai.
Thế nào là ngược dòng hiện nghiệp ?
A Nan ! Người giữ giới cấm thanh tịnh, tâm ý trong sáng, tam nghiệp điều thuận, không rong ruổi theo lục trần và tự biết tánh bản nguyên. Trần chẳng tương duyên thì tâm không bị dính mắc buộc ràng, đi ngược dòng hiện nghiệp trở về thể tánh tịnh minh; sáu thức trong sáng như pha lê, nhìn cõi nước trong mười phương một màu trong suốt như ngọc lưu ly toàn bích có ánh trăng tròn sáng ảnh hiện vào trong. Thân tâm hành giả, bấy giờ khinh an khoan khoái trong thể tánh nhiệm mầu và mười phương Như Lai một thời cùng hiện, hành giả chứng nhập pháp nhẫn vô sanh. Sự tu tập từ đó dần dần tăng tiến, rồi dựa trên mức độ giải thoát giác ngộ của hành giả mà an lập địa vị thánh hiền. Đó là món tiệm thứ tu hành tăng tiến thứ ba.