Friday, August 23, 2013

“ Sống chưa am, Chết rồi biết gì để nói ”

“ Sống chưa am, Chết rồi biết gì để nói ”


Từ khi khởi đầu đến lúc lọt lòng mẹ, ai nói tôi biết thời gian đó tôi là gì?

May nhờ khoa học tinh vi ngoại tại biết được cũng chỉ một phần nào đó mang tính khách quan.

Khi ra đời đến khi ngũ uẩn ( Sắc Thọ Tưởng Hành Thức ) theo luật nhân quả tác nghiệp của duyên mà rơi vào lộ trình Sinh Lão Bệnh Tử - Thành Trụ Hoại Không hay Sinh Trụ Dị Diệt luôn trong trạng thái vô thường biến đổi không ngừng.

Vậy lấy cứ điểm nào giảng-thuyết-nói-viết. . . về Sống và Chết cho ổn đây. Sống Chết là từ đối nghịch hàm tính mâu thuẫn rỗng ruột hay nói đúng hơn là chính danh nó không có Tự thể: “ Sống chưa am . Chết rồi biết gì để nói ”, chưa chết biết gì nói chết, còn chết rồi lấy gì để nói chết. Cuộc đời là mâu thuẫn nội tại và ngoại tại là ở đây.

Vậy giải quyết thỏa đáng vấn đề này thế nào mà một khi được thân người xem như quý báo bậc nhất trong thiên hạ dưới dạng thức hạ đẳng đến thượng đẳng trên quả cầu này: Thỏa đáng làm sao được một khi: “ Sống chưa am. Chết rồi biết gì để nói ”.

Vạn vật và con người sinh tồn hiện hữu đã qua , hiện tại và tương lai thường gọi là Sống hay Đời sống hoặc Chết hay Sự Chết. Vậy biết Sống là duyên lành phước đức lớn gặp chánh pháp đó là cơ hội muôn thuở ngàn vàng : Sống Bi Hùng theo hạnh nguyện của Đức Phổ Hiền : “ Chúng sinh vô biên thệ nguyện độ ”. Sống Bi Lực can đảm dũng mảnh theo hạnh nguyện của Ngài Phổ Hiền: “ Phiền não vô tận thệ nguyện đoạn ”. Sống Bi Tráng kham nhẫn tìm cầu học hỏi theo hạnh nguyện Ngàỉ: “ Pháp môn vô lượng thệ nguyện học ”. Sống tỉnh thức kiên cố nhẫn nại dù phải trải qua ( Chết Sống ) trăm nghìn kiếp cũng không quên lời nguyện của Ngài: “ Phật đạo vô thượng thệ nguyện thành ”.

Bồ Tát lớn hay nhỏ vẫn bên ta bởi Phổ là xa gần gì cũng hiện hữu; Hiền là lòng lành tính thiện, tâm bi mà vị Đại Bồ Tát Phổ Hiền luôn được biểu trưng vượt qua Sinh Tử trong Phật giáo Đại chúng.

T. Minh Đức
*+_VM_+*

No comments:

Post a Comment