Sanh làm người trong một nhà có bốn loại quan hệ : Báo Ân, Báo Oán, Đòi Nợ, Trả Nợ
**************************
Ở thế gian cha con anh em chồng vợ thân thuộc đều là trong đời quá khứ có nhân duyên rất sâu, nếu chẳng có duyên thì không thể trở thành người một nhà, mà nhữngthứ duyên này rất phức tạp, chúng ta tự mình nhất định phải hiểu rõ, duyên rất phức tạp. Duyên có thể biến hóa thiên biến vạn hóa, duyên tốt có thể biến thành duyên ác, duyên ác cũng có khả năng biến thành duyên tốt. Đây phải xem lực lượng nội ngoại (nội là phải nhờ vào giác ngộ, ngoại thì phải nhờ vào thiện tri thức, phải nhờ thiện hữu vậy) Phật
nói với chúng ta sanh làm người trong một nhà có bốn loại quan hệ, đây là bốn đại loại, Báo Ân, Báo Oán, Đòi Nợ, Trả Nợ nếu không có mối quan hệ này thì không thể đến trong một nhà, kẻ báo ân đến đây là tốt, đều là hiếu tử hiền tôn, phụ từ tử hiếu là báo ân mà đến, chẳng cần người dạy là tự tự nhiên nhiên. Còn kẻ báo oán đến đó tức là đứa con phá của, đây có thể khiến anh cả nhà bất an, nếu là nghiêm trọng thì có thể khiến cho nhà tan người chết là báo oán mà đến. Còn kẻ đòi nợ đến, đòi xong thì nó đi mất, xem anh thiếu nó bao nhiêu, thiếu ít thì lúc còn rất nhỏ nó đi mất. Thiếu nhiều có thể nuôi nó đến đại học tốt nghiệp sắp sửa có thể đi làm thì nó đi mất, đó là thiếu nó nhiều. Còn kẻ đến để trả nợ thì đứa bé này đối với cha mẹ không có tâm cung kính, không tôn kính tuy nhiên nó có thể cúng dường; nhu cầu sinh hoạt của anh nó có
thể cung cấp cho anh, nếu thiếu nhiều nó chiếu cố rất đầy đủ, cho anh tài dụng rất giàu, nếu thiếu ít nó có thể rất so đo mỗi tháng nó có thể chu cấp cho anh vài đồng phí tổn là đủ rồi, nó không cho nhiều, không cho nhiều. Điều này trong xã hội đều thường thường thấy được. Người thế gian chẳng biết, chúng ta biết, hiểu được mối quan hệ này. Cho nên đòi nợ trả nợ đây là báo ân, báo oán là quan hệ như vậy, so ra hơi sơ hơn một tí thì trở thành thân thích bạn bè, thân thích bạn bè cũng là mối quan hệ này. Đây là chúng ta phải nên biết, bất luận là thiện duyên, là ác duyên gặp được thiện tri thức thì thiện duyên này lại càng thiện hơn, ác duyên cũng trở thành thiện, vậy thì tốt rồi đừng nên đi so đo cái ác của quá khứ, cho nên Phật dạy chúng ta “đương tương kính ái” bỉ thử mới có thể dung nhẫn, mới có thể tôn trọng “tương thân tương ái”. “Vô
tương tăng tật”, Người chẳng phải thánh hiền, chẳng tránh khỏi có lỗi lầm, đối với lỗi lầm của người phải có thể bao dung, đừng nên ghét hận, đừng nên đố kỵ đây là vô cùng vô cùng quan trọng! Nuôi dưỡng cái đức của chính mình, phá giải những mối oan kết này, người và người trong đời quá khứ là có oán mà đến, cách này có thể đem oán hóa giải được.
“Vô Hữu tương thông”, câu “vô Hữu tương thông” này một cái
là tài vật; Ta có, còn họ thiếu thốn, ta phải giúp họ, phải tặng cho họ, làm cho sinh hoạt của họ có thể sống được; đây là trên vật chất. Cái thứ hai là trên mặt tinh thần cũng phải hỗ tương chi viện, hỗ tương an ủi; ta có tài nghệ, họ không có ta phải chỉ dạy họ hay là một phương diện của trí tuệ phải hết lòng giúp đỡ họ.
PS Tịnh Không
No comments:
Post a Comment