Sunday, June 16, 2013

KHÔNG THẤY LỖI THẾ GIAN

KHÔNG THẤY LỖI THẾ GIAN


Đến khi nào chúng ta “không thấy lỗi thế gian”. Thế gian là tất cả người, sự và vật. Người là thế gian hữu tình của chúng ta, là hoàn cảnh đời sống nhân sự của chúng ta. Sự và vật là hoàn cảnh vật chất. Ở trong tất cả hoàn cảnh này, chúng ta không nhìn thấy ác, chỉ thấy thiện chứ không thấy ác, đó chính là Đại sư Huệ Năng nói: “Nếu người chân thật tu đạo, không thấy lỗi thế gian”. Ở trong tâm vẫn còn thị phi nhân ngã, đây không phải người chân thật tu đạo. Thị phi nhân ngã từ đâu mà có vậy? Là từ trong vọng tưởng, phân biệt, chấp trước biến hiện ra. Phật thường hay dạy chúng ta, người chân chánh tu đạo phải buông xả vọng tưởng, phân biệt, chấp trước. Vọng tưởng, phân biệt, chấp trước buông xả rồi, chính là trong kinh A Di Đà nói: “Nhất tâm bất loạn”, nhất tâm bất loạn này mới có thể hiện tiền, công phu niệm Phật mới có thể thành tựu, chắc chắn vãng sanh bất thối thành Phật. Từ đó cho thấy, chúng ta vẫn còn vọng tưởng, phân biệt, chấp trước, vẫn còn thị phi nhân ngã, phải biết đây là chướng ngại trên đường Bồ-đề của mình.

Quí vị nghe xong những lời này, có lẽ lại phát sinh vấn đề ngay. Thế gian thật sự có rất nhiều người ác, thật sự gây phiền phức, chúng ta gặp họ thì phải làm sao? Chúng ta chỉ thấy họ thiện, họ thấy ta bất thiện, ta không trêu chọc họ, họ đến kiếm chuyện với ta, nếu chúng ta rơi vào trong hoàn cảnh này thì phải làm sao? Phật dạy chúng ta đoạn phiền não, khai trí tuệ. Thế nào là đoạn phiền não vậy? Phần trước nói, thường niệm, tư duy, quán sát thiện pháp thì phiền não sẽ đoạn hết thôi. Phiền não đoạn hết thì trí tuệ hiện tiền. Ở trong hoàn cảnh đời sống, bạn có trí tuệ cao độ, bạn có nghệ thuật cao độ tự nhiên bạn có thể tránh khỏi. Mặc dù có đủ thứ chướng nạn nhưng trên thực tế không thể chướng ngại được bạn, cũng không thể hại được bạn. Ở trong tất cả thuận cảnh, nghịch cảnh, thiện duyên, ác duyên, bạn chắc chắn được pháp hỷ sung mãn, bạn có trí tuệ có thể ứng phó, chắc chắn là đôi bên cùng có lợi, tuyệt đối không phải là tổn người lợi mình, không có đạo lý này. Đây chính là Phật pháp.

(trích Phật Thuyết Thập Thiện Nghiệp Đạo Kinh - tập 15)
www.phapsutinhkhong.com

No comments:

Post a Comment