Wednesday, September 23, 2015

ĂN CHAY KHOA HỌC DINH DƯỠNG


ĂN CHAY VÀ ĂN MẶN
ĂN CHAY KHOA HỌC DINH DƯỠNG
+ Quan niệm về thực dưỡng Thực dưỡng là cách nuôi sống bằng ăn uống. Mọi trường phái cổ, kim, Đông, Tây đều thống nhất: Ăn uống phải cung cấp đầy đủ năng lượng và nguyên liệu cho sự hoạt động và tái tạo của cơ thể. Nhưng ăn những gì và ăn thế nào thì các quan điểm, các trường phái lại không thống nhất, thậm chí trái ngược nhau. Chúng ta sẽ xét qua những quan điểm chính dưới đây:
1. Quan điểm của khoa học Tây phương trước đây:
a) Thức ăn phải cung cấp đầy đủ Calory: Trước kia người ta cho rằng Calory là năng lượng duy nhất cần phải cung cấp cho hoạt động của cơ thể và đã ấn định mức năng lượng rất cao (từ 2.300 – 3.000 Calory/ người/ ngày). Nhưng quan niệm này đã bị đảo lộn từ khi bác sĩ M.Ali (Pakistan) công bố kết quả nghiên cứu chế độ ăn uống của người Hunza; một nhóm dân cư có sức khỏe phi thường hầu như không bị bệnh, khẩu phần ăn hàng ngày của họ chỉ có 1.923 Calory! Quan niệm dinh dưỡng chỉ dựa trên một chỉ tiêu Calory đã trở nên lỗi thời, vì nó chỉ là một trong nhiều nhu cầu cần thiết của cơ thể; mặt khác, năng lượng cung cấp cho cơ thể không phải chỉ duy nhất bằng con đường ăn uống, mà bằng nhiều con đường khác như hấp thu qua da, qua hơi thở, đặc biệt qua các Luân xa... Ngày nay người ta đã thấy rõ được sự dư thừa Calory là nguyên nhân gây ra nhiều hậu quả tai hại cho sức khỏe: Trước tiên là bệnh béo phì, từ đó dẫn đến nhiều bệnh suy thoái khác như tiểu đường, tim mạch, ung thư v.v... Các thức ăn từ hạt cho nhiều Calory hơn: (xem bảng) Lượng calory trong một số thức ăn (Tính trên 100g nguyên liệu) Thức ăn thực vật Calory Thức ăn động vật Calory − Gạo lứt − Ngô hạt − Bo bo lứt − Kê − Lạc nhân − Đậu nành − Đậu xanh, đỏ − Vừng hạt − Thịt bò − Thịt lươn − Trứng gà (cả vỏ) − Trứng vịt (cả vỏ) − Tôm, tép (cả vỏ) − Cá (nói chung) − Sữa bò − Sữa dê
b) Thức ăn phải đủ các thành phần dinh dưỡng: Theo quan niệm này, cơ thể con người có những thành phần gì thì phải cung cấp đủ thành phần đó để bù lại cho sự hoạt động đã lấy đi. Từ đó người ta đã phân tích và xác lập chỉ tiêu dinh dưỡng cho từng loại khẩu phần ăn khác nhau. Các thành phần chủ yếu trong thức ăn phải bảo đảm là Protein, Hydrat carbon, Mỡ, Vitamin và khoáng. Cho mãi đến giữa thế kỷ này, do hạn chế của khoa Sinh hóa các nhà khoa học Tây phương đã đi đến kết luận: Protein động vật là thượng hạng, Protein thực vật là thức cấp. Hydrat carbon có chủ yếu trong bột, đường. Đường đơn dễ hấp thụ hơn đường kép và tinh bột. Lipid là thành phần quan trọng không thể thiếu được trong khẩu phần ăn. Từ những kết luận ấy, người ta lao vào ăn thịt cho có nhiều Protein. Thế là hàng loạt, hàng loạt gia súc gia cầm vô tội đã nối đuôi nhau chết gục để được “mai táng” chung trong “nấm mồ” không đáy là dạ dày của loài người! Các xí nghiệp, nhà máy chế biến đồ hộp, làm bánh kẹo, sữa hộp... đua nhau mọc lên để tung ra thị trường, người ta đua nhau ăn đường, bánh ngọt, sữa hộp, bơ, mỡ đóng hộp... để cho đủ chất. Kết quả là : ngày càng có nhiều người mắc bệnh hơn, các bệnh nan y như tim mạch, ung thư, gan, thận, tiểu đường, thấp khớp, dạ dày, thần kinh, béo phì... xuất hiện ngày càng nhiều. Tây y nói chung và khoa dinh dưỡng học nói riêng đang đứng trước bế tắc nghiêm trọng, họ bắt đầu nhìn sang Đông phương và Đông Y Học Cổ Truyền để tìm lối thoát.
2. Quan điểm của cổ Đông phương học: Xuất phát từ quan điểm triết học trung tâm: Con người là vũ trụ thu nhỏ, con người và môi trường sống là thống nhất với nhau, vì vậy một cơ thể khỏe mạnh phải có nhịp sinh học cân bằng và phù hợp với chu kỳ biến đổi của môi trường thiên nhiên. Muốn duy trì trạng thái đó, điều quan trọng là phải sử dụng những thực phẩm thiên nhiên có sẵn tại địa phương. Chính thực phẩm là cầu nối giữa con người với vũ trụ! Vì vậy, mọi hoạt động kể cả ăn uống cũng phải tuân theo nguyên lý Thiên – Địa – Nhân hợp nhất. Khoa thực dưỡng Đông phương quan niệm và chủ trương như sau:
a) Định lý sinh vật học thứ nhất: Mọi sinh vật đều được nuôi dưỡng bằng năng lượng lấy ra từ vũ trụ, nguồn năng lượng đó tích luỹ đầu tiên trong cây xanh (rau, quả, củ, hạt...), khi ăn những sản phẩm đó, con người đã gián tiếp thu năng lượng từ mặt trời, tức là được nuôi dưỡng bằng loại thức ăn còn nguyên vẹn năng lượng cần cho sự sống. Nhiều thực vật mà ta ăn ngay khi chúng đang dồi dào sức sống như khả năng sinh trưởng, phát triển, nảy mầm... Thảo mộc đã hút các chất vô cơ để tổng hợp thành thức ăn hữu cơ, đó là một phép lạ về sự diễn tiến nhờ tác dụng tương hỗ của năng lượng thiên nhiên (phép lạ ấy chưa một phòng thí nghiệm hiện đại nào có thể bắt chước được). Ăn huyết nhục là thực hiện hai lần diễn tiến ấy: lần đầu ở con vật, lần thứ hai trong con người. Từ đó cho thấy tất cả chúng ta đều là con của mẹ thảo mộc. Không có thảo mộc, không một sinh vật nào tồn tại được trên trái đất này! Chúng ta hoàn toàn lệ thuộc trực tiếp hoặc gián tiếp vào các sản phẩm của thảo mộc. Thảo mộc là thức ăn thượng đẳng. Đây là định lý sinh vật học và cũng là định luật thiên nhiên tối quan trọng thứ nhất.
b) Định lý sinh vật học thứ hai : Các nhà khoa học đều thống nhất nhận định: chế độ ăn uống của bất kỳ động vật nào cũng phải thích hợp với cấu tạo và sinh lý cơ thể chúng, chẳng khác gì một cỗ máy, một động cơ... được chế tạo ra để chạy bằng nhiên liệu nào thì phải được cung cấp chính nhiên liệu đó, nếu không nó sẽ thường xuyên hỏng hóc, hao mòn và chóng bị loại bỏ. Đây chính là định lý sinh vật học và cũng là định luật tự nhiên tối quan trọng thứ hai. Những nghiên cứu gần đây cho thấy các động vật ăn thịt có khả năng hầu như không giới hạn để giải quyết các chất béo bão hòa cho Clolesterrol. Trái lại các động vật ăn thảo mộc thì không thể có khả năng đó: nếu cho thỏ mỗi ngày ăn 200g mỡ thì chỉ sau hai tháng, mạch máu của nó sẽ bị mỡ đóng kết lại và bệnh xơ vữa động mạch xuất hiện.
3. Con người ăn thịt có phải là điều tự nhiên không? Các nhà khoa học biết rằng chế độ ăn của bất kỳ động vật nào cũng thích hợp với cơ cấu sinh lý của nó. Sinh lý của con người, các chức năng của cơ thể và hệ tiêu hóa hoàn toàn khác với những điểm này của các con vật ăn thịt sống. Các đặc điểm của con người trên mọi phương diện giống các động vật ăn trái cây như khỉ hay vượng và rất giống các động vật ăn cỏ và thật là không giống với các động vật ăn thịt nào như được trình bày rõ ràng trong bảng dưới đây. Hệ thống tiêu hóa, sự cấu tạo của răng và hàm, và các chức năng cơ thể của con người hoàn toàn khác với các động vật ăn thịt. Như trong trường hợp của vượn người, hệ thống tiêu hóa gấp 12 lần chiều dài của cơ thể; da của chúng ta có hàng triệu lỗ chân lông nhỏ để thoát hơi nước và làm mát cơ thể bằng cách thoát mồ hôi; chúng ta uống nước bằng cách hút giống như các động vật ăn rau quả khác; răng và cấu trúc hàm của chúng ta thuộc loài ăn rau quả và nước bọt của chúng ta có tính kiềm và chứa men amylase để tiện tiêu hóa ngũ cốc. Do cấu trúc cơ thể và hệ thống tiêu hóa của con người, cho thấy rằng chúng ta hẳn phải đã tiến hóa hàng triệu năm, sống bằng trái cây, quả hạch (trái hồ đào), ngũ cốc và rau. Ngoài ra, thay vì ăn thịt sống như tất cả các loài động vật ăn thịt sống, con người đem luộc, nướng hoặc rán thịt lên và làm cải dạng thịt đi với nhiều loại nước sốt và gia vị, để làm cho nó không còn trạng thái sống của nó nữa. Một nhà khoa học giải thích điều này như sau: “Một con mèo thèm nhỏ rãi khi ngửi thấy mùi một miếng thịt sống chứ không thèm chút nào khi thấy mùi trái cây. Nếu con người có thể thấy khoái, nhảy tới vồ một con chim, xé đôi chân, đôi cánh còn sống nguyên của nó với đôi răng hàm và hút máu nóng thì mới có thể kết luận rằng thiên nhiên phú cho con người bản năng ăn thịt. Mặt khác, một chùm nho xum xuê làm cho con người chảy nước miếng và ngay như khi không đói họ cũng ăn trái cây vì trái cây rất ngon”. Các nhà khoa học và các nhà tự nhiên học, kể cả nhà tiến hóa luận vĩ đại Charles Darwin cũng đồng ý rằng, những con người đầu tiên là những người ăn trái cây và rau, và suốt trong quá trình lịch sử, hình thái cấu trúc của chúng ta vẫn không hề thay đổi. Nhà khoa học Thụy Điển Van Linne nói rằng: “Cấu trúc của con người kể cả bên ngoài lẫn bên trong, so sánh với các động vật khác cho thấy rằng trái cây và các loại rau ngon là nguồn thức ăn tự nhiên của họ”. Vì vậy chúng ta thấy rõ qua các cuộc nghiêu cứu khoa học là ở cả các mặt sinh lý, cấu trúc cơ thể và bản năng, con người hoàn toàn phù hợp với một chế độ ăn trái cây, rau, quả hạch (trái hồ đào) và ngũ cốc.

4. Những bằng chứng thực tế: Thống kê điều tra của các tổ chức khoa học và y tế thế giới đều cho thấy:
a) Những cộng đồng cư dân chỉ ăn thức ăn thực vật luôn luôn có sức khỏe rạng rỡ, tuổi thọ cao: Người Hunza ở Pakistan, người Kogi ở Columbia, bộ lạc Otomi (Mexico) và một số thổ dân ở châu Á, châu Phi luôn có rất ít thậm chí hầu như không có người bị bệnh tật, nhiều người thọ trên 100 tuổi mà vẫn khỏe mạnh, hãn hữu có cụ ông 140 tuổi, cụ bà ngoài 80 tuổi vẫn lấy vợ / chồng và còn sinh con!
b) Ngược lại, các dân tộc chuyên ăn thịt hoặc ăn rất nhiều thịt: Luôn có tỷ lệ mắc bệnh rất cao về tim mạch, ung thư, đặc biệt ung thư đường tiêu hóa, tuổi thọ trung bình rất thấp. Điển hình là người Eskimo ở Bắc cực do không có rau, thức ăn chủ yếu là thịt và mỡ nên họ già đi rất nhanh, mắc nhiều bệnh tật, tuổi thọ trung bình là 27 tuổi rưỡi (!). người Kirgese sống du mục bằng nghề săn bắn ở miền Đông nước Nga, rất hiếm có người sống được đến 40 tuổi (!).
5. Nhận xét : Phải chăng những cộng đồng người ăn thực vật đã sử dụng thức ăn phù hợp với cấu tạo và sinh lý của cơ thể, còn những cộng đồng người ăn quá nhiều thịt là đã sử dụng thức ăn không phù hợp với cấu tạo và sinh lý của chính mình, chẳng khác nào họ đã dùng dầu hỏa để chạy động cơ được chế ra để chạy bằng xăng (!). Tạo hóa đã hào phóng trao cho mỗi người một cỗ máy tinh vi và quý giá nhất trên hành tinh này để họ làm chủ. Ai luôn chăm lo, bảo quản và sử dụng đúng nhiên liệu mà tạo hóa đã định khi sinh ra nó thì cỗ máy đó sẽ chạy tốt, tuổi thọ cao. Ngược lại, không chịu chăm sóc bảo quản, không dùng đúng nhiên liệu, máy sẽ luôn hỏng hóc và sớm bị đưa ra bãi tha ma phế thải, thế là họ đã hủy hoại một công trình tuyệt vời của tạo hóa, tự hủy hoại chính mình... đó chẳng phải là một trọng tội hay sao? “Ăn là đã hy sinh đi một phần nào đó của cây xanh huyền diệu để tạo ra một mầm sống mới. Nếu con người vì ngu muội hay tự cao tự đại, vô tình hay hữu ý, ăn uống trái với trật tự thiên nhiên chi phối vũ trụ, thì chính điều đó được gọi là tội tổ tông trong kinh thánh vậy!” (Ohsawa).“Ăn không đúng thức ăn, chúng ta không còn là “Người” theo đúng nghĩa của từ đó” (A.Acarya).
*Bảng so sánh cấu tạo cơ thể của động vật ăn thịt, con người và động vật ăn trái cây, thảo mộc.