Saturday, April 27, 2013

ĂN CHAY


ĂN CHAY 
(Trích Phật Phổ Thông)
Hòa Thượng Thích Thiện Hoa
Mở Ðề 
Ăn Chay Là Một Phương Pháp Tu Hành Của Người Phật Tử
Vấn đề ăn uống là một vấn đề quan trọng đối với tất cả mọi người, mọi chúng sanh. Nếu sống mà không cần ăn, thì tất cả chúng sanh đều thành Thánh cả rồi. Ðức Phật Thích Ca, khi còn là một vị Thái Tử, đã nói một câu đầy ý nghĩa: "Sự sống sống bằng sự chết". Hãy nghĩ lại mà xem: từ khi lọt lòng mẹ đến bây giờ, để được sống, mỗi chúng ta đã làm chết bao nhiêu sinh vật rồi? Chúng ta ăn, chúng ta uống, chúng ta thở, chúng ta nằm, chúng ta đứng, chúng ta đi, mỗi mỗi động tác như thế, đều đã gây bao tang tóc cho những sinh vật ở chung quanh chúng ta! Ðó là chưa kể những kẻ hung ác, giết để được thích thú, được tiền tài, danh vọng...Nếu sự sống mà không làm *ai chết ai cả, thì cuộc đời sẽ đẹp đẽ biết bao nhiêu ! Sự ước ao này có thể thực hiện được một phần lớn, nếu chúng ta áp dụng phương pháp ăn chay mà Phật đã chế ra. 
Như thế, ăn chay đối với người Phật tử không phải là một sự hiếu kỳ, một sự hiếu danh, một cách đổi món ăn cho ngon miệng, một cách kiêng cữ theo lời dặn của bác sĩ. Ăn chay chính là một phương pháp tu hành rất quan trọng, mà người Phật tử thực hành được nhiều chừng nào thì được nhiều kết quả tốt đẹp chừng ấy.  
Chánh Ðề 
Ðịnh Nghĩa 
Ăn chay, hay ăn lạt, nghĩa là ăn những loài thảo mộc: hoa quả, rau cải, không ăn những món ăn thuộc loài động vật như thịt, cá, tôm, cua, sò, ốc những vật hữu tình, biết tham sống sợ chết như người. 
Lý Do Ăn Chay 
1. Vì lòng từ bi và bình đẳng 
Khi đức Phật còn tại thế, một hôm Ngài A Nan hỏi Phật rằng: 
-Bạch Phật , tại sao trước kia, Phật cho các Ðệ tử ăn ngũ tịnh nhục (Ngũ tịnh nhục là năm thứ thịt thanh tịnh: a) Thịt ăn mà không thấy người giết. b) Thitc ăn mà mình không nghe tiếng con vật bị giết kêu. c) Thịt ăn mà mình không nghi người ta giết cho mình. d) Thịt con thú tự chết. đ) Thịt con thú khác ăn còn dư), mà nay Ngài lại cấm tuyệt ăn thịt cá? 
Phật trả lời Ngài A Nan: Vì trình độ các ông trong buổi sơ cơ còn thấp kém, chưa có thể lãnh thọ giáo pháp Ðại Thừa, thực hành đúng lý đặng, nên khi ta còn nói pháp Tiểu Thừa, phương tiện cho các ông tạm dùng ngũ tịnh nhục. Ðến nay trình độ các ông đã cao, lãnh thọ được giáo pháp Ðại Thừa, nên ta cấm tuyệt ăn thịt cá. Còn ăn thứ ấy, thì còn phạm giới sát sanh, nếu không trực tiếp sát thì cũng gián tiếp sát, làm mất hạt giống từ bi bình đẳng, không thể nào tu hành thành Phật được. 
Lời Phật dạy đã rõ ràng: Ăn chay là cốt yếu để nuôi dưỡng lòng từ bi và tinh thần bình đẳng. 
Thật thế, Phật tử là người đã theo đạo từ bi, thì không lý nào lại không thực hành đức từ bi trong đời sống của mình từ ý nghĩ, lời nói, cho đến cách ăn uống. 
Nếu chúng ta vì muốn ăn cho khoái khẩu, sướng bụng, mà nhẫn tâm nhìn cảnh chặt đầu, lột da những con vật hiền lành vô tội, nhẫn tâm bịt tai giả điếc trước những kêu la thảm thiết của những con vật đang giẫy giụa trêm tấm thớt, trên bàn thịt, thì sao được gọi là Phật tử. 
Nếu không có một lòng thương xót trước những cảnh giết chóc như thế, thì hạt giống từ bi mỗi ngày mỗi héo khô, cằn cỗi, và công phu tu hành, tụng kinh niệm Phật của chúng ta trở thành vô ích. 
Ðạo Phật là đạo Từ Bi mà cũng là đạo Bình Ðẳng. Phật dạy: "Tất cả chúng sanh đều có Phật tánh như nhau". Vậy thì người Phật tử dưới tầm con mắt của mình, không nên thấy *Người và vật khác nhau, mà chỉ đồng một tri giác bình đẳng, ẩn trong thân hình sai biệt. Nói rằng: "Vật dưỡng nhơn" là một quan niệm rất sai lầm, do sự ích kỷ và ngạo mạn của người sinh ra. Quan niệm ấy dung túng cho người ta thẳng tay giết hại sanh vật, và tạo ra một tình trạng bất bình đẳng, thì không bao giờ cõi đời có thể yên ổn, hòa bình được. 
2. Vì muốn tránh quả báu luân hồi 
Phật dạy: "Tất cả chúng sanh từ vô thỉ đến nay, cứ tạo nhân tội ác, sát hại ăn thịt lẫn nhau, nên bị ác quả, là sanh tử luân hồi mãi trong sáu đường". Kinh Lăng Nghiêm nói: "H giết một mạng thì hãy trả lại một mạng; tâm giết hại chẳng dứt trừ, thì không thể nào ra khỏi trần lao được." Vậy muốn tránh oan báo luân hồi, tránh các điều tội lỗi thuộc về giới sát. Phật tử phải ăn chay. Nếu ăn mặn hoài thì không thể nào hết nợ thân mạng và nợ xương thịt, máu huyết được. 
3. Vì hợp vê sinh 
Không phải mới từ nay mà từ ngàn xưa, một triết gia, ông Senèque, đã nói rằng: "Mỗi bữa ăn, người ta dùng thịt là tự đầu độc, thành thử con người tự sát ngấm ngầm mà không hay biết, do đó con người bị mạng yểu, chết sớm". Thật thế, ngày nay những nhà y khoa bác sĩ trứ danh như ông Soteyko, Varia Kiplami có nói: "Trong các thứ thịt, có nhiều chất độc rất nguy hiểm cho sức khỏe con người". Bằng chứng cụ thể là rau cải để lâu ngày thì héo khô, hoặc ung bấy mà ít hôi; còn thịt cá để lâu ngày thì sình, ương, hôi tanh không ai chịu nổi, và khi ăn vào, ta thấy trong người rất nặng nề, mệt nhọc ,khó tiêu. Hơn nữa, các loài thú vật, thường mắc bệnh này hay bệnh khác như: bệnh lao, bệnh thương hàn, bệnh sán, sên v.v...,nếu chúng ta ăn vào, sẽ vướng bệnh, rất nguy hiểm. 
Ðể tránh những bệnh tật, và tăng sức khỏe, chúng ta nên ăn nhiều rau cải. Các nhà khoa học, cũng như các nhà y học Ðông, Tây đều công nhận đồ ăn chay là nhẹ nhàng, thanh khiết, d tiêu hóa và có nhiều sinh tố rất bổ. Bởi thế, ở nước Nhật có hội "Tổ Thực Chủ Nghĩa", ở Pháp, Ðức, Anh, Mỹ đều có "Thảo Mộc Thực Hội". 
Có nhiều người có thành kiến sai lầm rằng: ăn thịt cá, mới có đủ sức mạnh. Thật ra, người ăn thịt không có sức mạnh và sức chịu nhọc dẻo dai bằng người ăn chay trường. Chính Giáo sư Irwin Fischer ở Ðại học đường Yale, sau nhiều cuộc thí nghiệm, đã long trọng tuyên bố rằng: 
Ăn thịt hay ăn những vật có nhiều chất đạm, sẽ làm cho con người không đủ sức chịu nhọc, không khác nào như người uống rượu. 
Bà White, một bác học gia cũng đã tuyên bố rằng: 
Các thứ hột, các thứ trái cây, đậu và rau cải là những thức ăn mà thiên nhiên đã dành để nuôi chúng ta. Các thức ăn ấy nấu nướng một cách giản dị, thì rất hợp vệ sinh và rất bổ. Nó làm cho thân thể tráng kiện, tinh thần sáng suốt và tránh biết bao nhiêu bệnh tật. 
I. Cách Thức Ăn Chay  
1. Chương trình ăn chay 
Mặc dù sự ăn chay đối với người Phật tử là một điều cần thiết, một phương pháp tu hành nhưng muốn được lợi ích thiết thực, cần phải có phương pháp, và áp dụng một cách tuần tự theo căn cơ và sở nguyện của mình. Trước tiên, không phải người Phật tử nào cũng có thể bỏ hẳn ngay tập quán ăn mặn của mình để ăn chay. Vì thế, trong đạo có chia làm hai loại: ăn chay kỳ và ăn chay trường. 
a) Ăn chay kỳ. Ăn chay kỳ là ăn có kỳ hạn nhất định trong mỗi tháng hay mỗi năm: 
Nhị trai: Ăn 2 ngày chay trong mỗi tháng vào ngày mồng một và rằm âm lịch. 
Tứ trai: Ăn 4 ngày chay trong tháng: mồng một, mồng tám, rằm và hăm ba. 
Lục trai: Ăn sáu ngày chay trong tháng là: mồng một, mồng tám, mồng bốn, rằm, mười tám, hăm ba, hăm bốn, hăm tám, hăm chín và ba mươi (nếu tháng thiếu thì 27, 28, 29). 
Nhất nguyệt trai: Là ăn một tháng chay vào tháng giêng hay tháng bảy. 
Tam nguyệt trai: Là ăn ba tháng chay: Tháng giêng, tháng bảy và tháng chín (hay tháng mười); hoặc ăn liên tiếp trong ba tháng. 
Nếu tập ăn chay kỳ trong một thời gian mà không gặp một phản ứng nào về thân, tâm và nhận thấy có lợi ích, thì nên lần đến ăn chay trường. 
b) Ăn chay trường. Ăn chay trường hay trường trai là ăn toàn chay luôn trong môic ngày, không gián đoạn cho đến hết đời. 
Nếu mỗi ngày, phát tâm không ăn sau 12 giờ trưa, thì gọi là ngọ trai. 
2. Phương pháp thực hành 
a) Chọn lựa thay đổi thức ăn. Ðể ăn cho được lâu dài và không ngán, chúng ta nên chọn những món ăn có nhiều sinh tố, bổ dưỡng như: cà chua, rau muống, đậu nành, nấm rơm, cải bắp, khoai tây, nếp lức v.v...và những món ăn cũng phải thay đổi luôn  
Vậy trong một bữa ăn, cần phải ăn những món gì để bữa ăn có đầu đủ chất bổ và ngon miệng? Dưới đây là vài bữa ăn kiểu mẫu: 
Trái cây cùng ăn với cơm hay bắp, bột mì và rau, cải, đậu phụng rang. 
Sữa tươi cùng ăn với trái cây ngọt và cơm, bắp hay bột mì. 
Các món ăn chính nói trên là cần thiết, nhưng cũng cần thêm gia vị như hột cải cay, tiêu ớt, giấm v.v...để giúp bộ máy tiêu hóa làm việc d dàng. Nhưng nếu dùng gia vị quá nhièu thành ra có hại, như làm cho bộ máy tiêu hóa nóng, sing bệnh hay làm kích thích cơ thể. 
b) Cách nấu. Thức ăn là cần thiết nhưng cách nấu cũng quan trọng; chúng ta đừng có quan niệm sai lầm là đã ăn chay thì nấu thế nào cũng được cả, không cần thiết là phải quan tâm đến. Nếu thức ăn bổ mà không biết cách nấu, thì cũng làm cho nó hết bổ, và có khi làm hại bộ máy tiêu hpá nữa. Dưới đây là vài điều nên nhớ trong khi nấu ăn: 
Không nên chiên xào nhiều quá, vì sinh tố B và C sẽ bị dầu sôi tiêu diệt và các món có nhiều dầu làm cho bao tử mệt. 
Nên ăn đồ nướng, nhất là nướng không có thoa dầu. 
Khi nấu hay luộc phải nên đậy nắp để sinh tố khỏi bị mất và nên đổ ít nước để chất bổ khỏi loãng. Và nước luộc ấy rất tốt, không nên đổ đi, vì nó chứa rất nhiêu chất bổ và sinh tố. 
c) Giảm thịt cac dần dần trong những ngày ăn mặn. Ðối với những người ăn chay kỳ thì khi ăn mặn, nên mua những vật người ta làm sẵn, hoặc làm giảm bớt số lượng thịt cá, ăn nhiều rau cải, sữa, tạm dùng trứng gà, trứng vịt không tượng con. 
Khi đã tinh tấn về mặt tinh thần, không nên ăn trứng gà, trứng vịt, vì trứng cũng là một sanh vật sắp nảy nở. 
3. Những điều cần tránh 
a) Không nên kiêu mạn. Người có phúc duyên ăn chay được d dàng, không nên sanh lòng kiêu mạn, tự cho mình là hơn người, và khinh người ăn mặn. làm như thế đã sanh ác cảm với người mà lại còn làm tổn âm đức của mình nữa. 
b) không nên háo danh. Có người mới bước vô đường đạo, đã ăn trường trai ngay, cốt để người khác khen ngợi. Ăn chay như thế là do lòng háo danh mà ra; hạnh động này không có lợi cho sự tu hành mà lại còn có hại: khi không còn ai khen ngợi nữa, thì không thấy hứng thú để tiếp tục ăn chay nữa. 
c) Không nên ép xác. Có người tưởng lầm rằng: ăn chay là để hành hạ thân xác, nên cố ăn một cách cực khổ, như chỉ ăn ròng rã tương rau, muối sả...từ năm này sang năm khác. Ăn như thế thì sẽ hao mòn thân xác và chết yểu trước khi thành đạo. 
d) Không nên giả mặn. Có nhiều bà nội trợ muốn trổ tài khéo léo của mình bằng cách nấu chay mà giả mặn, rồi đặt tên món ăn mặn, hay làm ra những hình thức giống như đồ mặn. Thí dụ như: củ hủ cao, củ hủ dừa kho mà gọi là cá tra kho; bắp chuối luộc trộn giấm và rau răm, lại đặt tên thịt gà xé phay; bí đao xắt mỏng cặp gắp nướng ăn với bánh hỏi mà lại đặt tên là thịt bò lụi v.v.... 
Như thế, là đã vô tình xúi giục người ăn chay nghĩ đến món mặn, miệng ăn rau dưa, mà lòng tưởng nhớ đến thịt cá, làm trò cười cho thế gian. 
đ) Không được quên ngày chay. Không nên khinh thường quên những ngày chay mà mình đã phát nguyện, dù gặp trường hợp bất thường như đi lỡ đường, làm việc quá buổi, lúc đói quá mà không có sẵn thức ăn chay. 
e) Không nên dùng ngũ vị tân. Ngũ vị tân là: hành, hẹ, tỏi, nén, hưng cừ không nên dùng, vì các thứ này đã hôi, lại có nhiều chất kích thích lòng dục vọng. 
IV.Lợi Ích Của Sự Ăn Chay 
1. Phương diện cá nhân 
Những lới ích của sự ăn chay đối với cá nhân rất lớn lao. Người ăn chay không những thâu hoạch được những lợi ích trong hiện tiền mà cả trong đời sống tương lai nữa. 
a) Trong hiện tại, người ăn chay được hưởng lợi ích sau đây: 
Tiết kiệm được tài chánh, vì đồ ăn chay rẻ hơn đồ ăn mặn. 
Tiết kiệm được ngày giờ và công lao nấu nướng, vì mướp, dưa, bầu bí, khoai...cắt rửa mau và ít tốn nước; và kho kho, luộc, nấu nướng lại mau chín, ít hao củi. 
Thân thể được mạnh khỏe; tinh thần được nhẹ nhàng, trong sạch; trí tuệ được minh mẫn dể tu thiền quán. 
b) Trong đời sau, không chịu quả báu giết hại, nên không phải trả nợ máu thịt, khỏi phải thường mạng. Nếu trở lại làm người, thì được trường thọ. 
2. Phương diện xá hội, nhân loại, chúng sanh 
Ăên chay không những có lợi ích cho cá nhân, mà còn cho xã hội, nhân loại, chúng sanh nữa. Nếu ai ai cũng ăn chay thì thế giới Ta Bà này làm gì có tiếng rên siết vì chết oan của oài vật và tiéng than thở, đau đớn của người vì nạn tương tàn, tương sát. 
Một nhà Bác học có nói: "Muốn thế giới hòa bình, bắt đầu trong bữa ăn con người phải không có một chút máu hay một miếng thịt cá nào cả". 
Câu nói đầy đạo đức này cũng đồng một ý nghĩa với câu nói của Cổ nhân: 
"Nhất thế chúng sanh vô sat nghiệp, 
Hà sầu thế giới động đao binh". 
(Nếu tất cả chúng sanh không sát hại lanã nhau, thì sợ gì thế giới có giặc giã). 
Người ăn chay là một chiến sĩ của Hòa bình. Thật vậy người ăn chay, với một tâm từ bi vô lượng, coi muôn loài là mình, mình là muôn loài, không giết hai sanh vật để thỏa mãn dục vọng, không bao giờ nỡ tâm tàn sát đồng loại để đạt mục đích lợi danh. 
Nếu trong xã hội, ai ai cũng ăn chay, thì đâu có những chuyện gây gỗ, đánh đập nhau, như chúng ta thường thấy hằng ngày. 
Nếu trong một nước, ai ai cũng ăn chay thì không có chuyện mạnh hiếp yếu, khôn lán dại, chém giết lẫn nhau để thỏa lòng dục vọng. 
Nếu trong thế giới, ai ai cũng ăn chay, thì thế giới này là Cực lạc thế giới. 
Kết Luận 
Mọi Người Dù Phật Tử Hay Không Ðều Nên Ăn Chay 
Như chúng ta đã thấy ở các đoạn trên, xét về phương diện khoa học hay Phật học, về phương diện cá nhân hay đoàn thể, về hiện tại hay tương lai, sự ăn chay đều có rất nhiều lợi ích. 
Vì vậy, những người không phải là Phật tử , nếu muốn thân thể được mạnh khỏe, tinh thần được khinh an, trí tuệ được minh mẫn để học tập; nếu muốn tiết kiệm được tài chánh, công lao, thời giờ, nếu muốn gia đình được hòa thuận yên vui, thì hãy mau mau làm quen với những thức ăn chay. 
Còn những ai đã àl Phật tử , đã nguyện theo bước chân của đức Từ phụ, thì phải thực hành phép ăn chay, để lòng Từ bi được mở rộng, tinh thần bình đẳng được lan xa, trí tuệ được tỏ ngộ, đạo quả được chóng viên thành. 
Vẫn biết, nói d mà làm khó; nhưng một người tiến bộ và có thiện chí, khi đã thấy rõ những điều lợi ích, thì dù khó bao nhiêu cũng quyết thực hành cho được. Sự thực hành ấy không phải làm ngay trong một lần, mà phải tuần tự tiến bước.  

Nếu chúng ta biết áp dụng phép ăn chay đúng như những cách thức đã nói ở trên, thì thiết tưởng không có gì là khó lắm. Ðiều quan trọng nhâùt là chúng ta thật có thiện chí hay không mà thôi.

Thursday, April 25, 2013

BỐN ĐỘNG TÂM

BỐN ĐỘNG TÂM

Lời Ban Biên Tập: Một cư sĩ học giả viết trong một quyển sách đã xuất bản, trong đó có lập lại một lời nói của đức Phật không được đúng như trong kinh đã ghi, điều này có thể tạo cho Phật tử hiểu lệch lạc về đạo Phật dẫn tới một đạo Phật mê tín.

Họ nói Đức Phật nói rằng: “… Nếu vị thiện tâm nào đến bốn nơi Thánh địa này thành tâm chiêm bái và đảnh lễ sẽ được nhiều phước báu và duyên lành và nếu có vị thiện tâm nào có duyên được trút hơi thở cuối cùng tại một trong những Thánh địa này, chắc chắn người ấy sẽ được tái sanh vào cảnh giới thanh nhàn..” Bài viết dưới đây làm sáng tỏ vấn đề:

Sau khi nhận bữa cơm cúng dường cuối cùng của cư sĩ Thuần Ðà, đức Phật bị nhiễm bệnh nặng và nói với tôn giả A Nan đi đến thành Câu Thi Na (Kushinagar). Trên đường đi, mặc dầu sức khỏe Ngài yếu, nhưng đức Phật vẫn tiếp tục nói Pháp khi có người đến hỏi.

Ðến rừng Sa La, Ngài nằm nghỉ trên chiếc võng giữa hai cây sa la song thọ và như một một điềm báo đặc biệt, cây sa la song thọ trổ hoa trái mùa tràn đầy cành lá, những đóa hoa này rơi lên, tung vãi trên thân Như Lai để cúng dường, rồi chư Thiên thần khắp mười phương thế giới tụ hội về để chiêm ngưỡng Như Lai lần cuối. Ngài nói với A Nan tối hôm nay vào canh cuối cùng, Như Lai sẽ nhập diệt nơi rừng Sa La này.

Lo ngại sau khi Phật nhập diệt sẽ không còn cơ hội gặp gỡ và học hỏi nơi các vị trưởng lão Tỳ kheo, khi các vị ấy đến bái yết Phật, nên A Nan thỉnh cầu đức Thế Tôn giải tỏa nỗi niềm này.

Phật dạy:

"- Này A Nan, có bốn Thánh tích kẻ thiện tín cần phải chiêm ngưỡng và tôn kính. Bốn Thánh tích đó là: Nơi Như Lai đản sanh, Nơi Như Lai chứng ngộ vô thượng Chánh Ðẳng Chánh Giác, nơi Như Lai chuyển Pháp luân vô thượng, và nơi Như Lai diệt độ, nhập Vô dư y Niết Bàn."

Phật nói tiếp:

"- Này A Nan, đó là bốn Thánh tích, kẻ thiện tín cư sĩ cần phải chiêm ngưỡng và tôn kính. Này A Nan, các thiện tín Tỳ kheo, Tỳ kheo ni, cư sĩ nam, cư sĩ nữ sẽ đến với niềm suy tư: "Ðây là chỗ Như Lai đản sanh", "Ðây là chỗ Như Lai chứng ngộ vô thượng Chánh Ðẳng Chánh Giác", "Ðây là chỗ Như Lai chuyển Pháp luân vô thượng", "Ðây là chỗ Như Lai diệt độ, nhập Vô dư y Niết Bàn."

"- Này A Nan, và những ai, trong khi đi chiêm bái những Thánh tích mà từ trần với tâm thâm tín hoan hỷ, thời những vị ấy, sau khi thân hoại mạng chung sẽ sanh cõi thiện thú, cảnh giới chư Thiên."[1]

Ðó là lời dạy trong những giây phút cuối cùng của đức Phật, Ngài khuyên chúng ta nên đến chiêm ngưỡng bốn Thánh tích với lòng tôn kính và với "tâm thâm tín hoan hỷ". Nếu được như vậy, khi mệnh chung sẽ sanh cõi người hay cõi trời.

Muốn được như thế, người hành hương, không chỉ đến đó tham quan cảnh trí di tích mà còn phải mang theo hai yếu tố tâm quan trọng là: tâm thâm tín, và tâm hoan hỷ.

Lâm Tì Ni, nơi Đức Phật đản sinh. (Lumbini)
Chắc chắn khi đến bốn nơi này ai ai cũng có tâm vui sướng, hoan hỷ. Còn việc tâm thâm tín, chắc không phải chỉ là tâm thâm tín, khi đứng trước bốn Thánh tích đó, mà phải luôn luôn canh cánh mang theo bên mình, cho đến khi thân hoại mạng chung.

Thâm tín cái gì?

Ðó là tin sâu, tin bền và tin chắc về ba ngôi quý báu Tam Bảo: Phật, Pháp và Tăng, vì ba ngôi quý báu này có năng lực dẫn dắt con người thoát khỏi mọi tà kiến, phiền não, khổ đau và ra khỏi sinh tử luân hồi.

Phật là Giác, là thức tỉnh ra khỏi giấc ngủ mê. Ðức Phật là người đã giác ngộ và giải thoát hoàn toàn. Ngài là một bậc đạo sư, một người chỉ lối dẫn đường cho mọi chúng sinh thoát khỏi sinh tử luân hồi.

Pháp là những lời Phật dạy các đệ tử, sau đó được ghi bằng chữ, gọi là Kinh và Luật. Còn Luận là những lời bàn luận của các vị Bồ tát, đệ tử của Phật để làm sáng tỏ thêm những lời Phật dạy, những lời dạy mà, nếu chúng ta thực hành sẽ có công năng đưa chúng ta qua khỏi bể khổ, đến bến bờ giải thoát.

Tăng là một đoàn thể sống chung với nhau ít nhất là bốn người, bỏ nhà xuất gia đi tu, giữ đầy đủ giới luật của Phật đặt ra, với mục đích tu hành giải thoát cho mình và cho tất cả chúng sinh, là những người thay Phật dẫn dắt chúng sinh trên đường đạo.

Khi đứng trước các Thánh tích, chúng ta có niềm tin chắc chắn về Phật, Pháp, Tăng và giữ vững niềm tin này không đổi cho đến khi mệnh chung, thì chắc chắn chúng ta sẽ được sanh trong cảnh giới Trời người.

Lâm Tì Ni, nơi Đức Phật đản sinh. (Lumbini)
Ðược biết bốn Thánh tích đó là Lâm Tỳ Ni (Lumbini), nơi Phật đản sanh, hiện nay thuộc Vương quốc Nepal, nằm gần ranh giới với phía Bắc Ấn Ðộ.

Thánh tích thứ nhì là Bồ Ðề Ðạo Tràng (Bodh-Gaya), nơi Phật thành đạo, nằm ở phía Bắc Ấn Ðộ.

Thánh tích thứ ba là Vườn Lộc Uyển (Sarnath), nơi Phật chuyển pháp luân đầu tiên, cách thành phố Ba La Nại (Varanasi) khoảng 7 dặm thuộc miền Trung Bắc Ấn Ðộ.

Thánh tích thứ tư là Câu Thi Na (Kushinagar), nơi Phật nhập Niết Bàn, cách thành phố Gorakhpur 52 km thuộc miền Ðông Bắc Ấn Ðộ.

Bốn Thánh tích đó còn được gọi là bốn động tâm, bởi vì nếu như chúng ta đến được bốn nơi Thánh tích này thì do tận mắt thấy được các di tích lịch sử đức Phật, thấy được di tích nơi Ngài hiện thân, nơi Ngài thành đạo, nơi Ngài chuyển pháp luân, nơi Ngài Niết Bàn và nơi những dấu chân Ngài đã đi qua, nên lòng tin phát khởi và tăng trưởng, tức rung động tâm thức.

Nhờ lòng tin tăng trưởng nên có thái độ quyết chí tu hành, hạ thủ công phu, quyết không làm điều ác, làm tất cả việc lành và nhiếp tâm thanh tịnh và do tiến trình nhân quả, quả báo tươi tốt đơm hoa kết trái, chắc chắn khi mệnh chung sẽ sanh cõi người hay cõi Trời, hưởng phước báu lâu dài.

Ðiều quan trọng là phải động tâm, tức lòng tin phát khởi nếu chưa có lòng tin, và tăng trưởng lòng tin nếu đã có lòng tin, còn nếu đến mà tâm thức không mảy may rung động, và không nỗ lực tu hành sau đó, thì cũng giống như những người dân Ấn Ðộ hay Nepal thấy bốn Thánh tích này hàng ngày, thử hỏi họ có hưởng phước báu không, có sanh cõi trời khi lâm chung không ,

Hay những người có nhiều tiền của, có phước báu đi Ấn Ðộ nhiều lần, đến nơi có thể có động tâm nhưng rồi khi trở về theo thời gian lòng tin nguội dần, không nỗ lực tu tập, không quyết chí tu hành, thì theo tiến trình nhân quả sẽ ra sao? kiếp sau có được hưởng nhiều hay bị bớt phước báu không?

Còn như những ai đã đã tin sâu xa, tin chắc chắn và tin bền bỉ vào Tam Bảo, vào chân tâm Phật tánh, và vào nhân quả luân hồi, thì nếu có điều kiện đi chiêm ngưỡng bốn Thánh tích này thì càng tốt, hãy nên đi, tuy nhiên đi để biết, để thấy, để tưởng nhớ Phật, để tri ân Ngài hơn là mang ý nghĩa cầu phước báu. Còn nếu nói rằng nếu đến tứ động tâm để nhờ Phật ban phước thì không đúng với nhân quả. Vấn đề là tăng tín tâm rồi đắc lực tu hành. Trong những lời dạy của Ngài, không có lời nào Ngài nói là đến đó để cầu phước báu.

Tâm Diệu

Cước Chú:

Trong ba bản dịch, chúng tôi chọn bản dịch Kinh Ðại Bát Niết Bàn trong Kinh Trường Bộ Tập 1, hệ Pali do Hòa Thượng Minh Châu dịch làm tài liệu chủ yếu, vì chỉ có bản này mới có nhóm từ "tâm thâm tín hoan hỉ" nơi đoạn cuối của đoạn thứ 8 mục thứ V (trang 644). Hai bản dịch kia từ Hán tạng, không có nhóm từ này mà thay thế bằng nhóm từ "kính lễ, xây dựng chùa tháp" (Kinh Trường A Hàm, Viện Cao Ðẳng Phật Học Huệ Nghiêm dịch, trang 204 ), "kinh hành kính lễ, dựng chùa tháp cúng dường" (Kinh Trường A Hàm, Hòa Thượng Thích Thiện Siêu dịch, trang 110).

Tham Chiếu:

[1]-Kinh Trường Bộ, Tập 1, Kinh Ðại Bát Niết Bàn, (Hệ Pali), Việt dịch: Hòa Thượng Thích Minh Châu, Viện Nghiên Cứu Phật Học Việt Nam ấn hành năm 1991, trang 643-644.
[2]-Kinh Trường A Hàm, Tập 1, Kinh Du Hành, (Hệ Sanscrit), Việt dịch:Viện Cao Ðẳng Phật Học Huệ Nghiêm, Viện Nghiên Cứu Phật Học Việt Nam ấn hành năm 1991, trang 203-204.
[3]-Kinh Trường A Hàm, Quyển 4, kinh Du Hành, Việt dịch: HT. Thích Thiện Siêu, Phật Học Viện quốc Tế xuất bản 1986, trang 110-111.
[4] Ấn bản Anh ngữ tại http://world.std.com/~metta/canon/digha/dn16.html (Part Five, "Four Places of Pilgrimage")

Monday, April 22, 2013

Đừng ham miếng tự do, hãy an vui tự tại

Đừng ham miếng tự do, hãy an vui tự tại


http://www.facebook.com/quantheam
***********************
Từ khi Âu hóa tran sang nước ta, thì bao nhiêu danh từ mới mẻ nào bình đẳng, nào tự do cũng lần lữa phát hiện, nó đã lan khắp các nơi, trên mặt báo chương trên chốn học đường, cho đến nơi thị thành buôn bán không chổ nào là không thấy không nghe: Tự do! Tự do!

Những khách du đãng, các kẻ giang hồ, nói con bất hiếu, học trò thất nghi khi nào cũng muốn phóng giãi tất cả lễ nghi luật pháp ràng buộc để cầu được tự do, phóng thân chạy theo ý muốn, nay non cao mai biển rộng, sớm đi đánh bạc, chiều đi coi hát khỏi bị điều gì ngăn đón, như vậy là hạnh phúc của đời người; trong tâm đã sẳn sàng phóng đãng như vậy ngoài lại đưọc khẩu hiệu tự do bảo toàn. Cho nên mặc sức hành động, tự do đi chơi, tự do ăn mặc, tự do uống rượu, tự do lấn hiếp kẻ hèn yếu v,v…Khiến cho lòng người trước còn sạch, sau trở nên đen điu, trước vẫn nhân từ hiếu hạnh sau thành lần đổi thành độc ác vong ân, những là thần phong mỹ tục đều phải tiêu mòn hủ nát; con có quyền tự do của con, cha mẹ có quyền tự do của cha mẹ, không ai cản ai được. Vua tôi thầy trò đều có quyền tự do của Vua tôi thầy trò không ai dạy ai nghe v.v…Nói tóm lại, tự do nghĩa là không bị dưới quyền hạng chế của ai cả.

Song xét kỷ lại thì như vậy tuygọi là tự do mà chưa hề tự do chút nào cả, chẳng qua phóng ý tư tình, buông lung theo dục cảnh không bị pháp luật ngăn cản gọi là tự do sung sướng, kỳ thật trong đó đã bị không biết bao nhiêu hoàn cảnh chi phối, gặp sắc đẹp tiếng hay không thể không tham, đói cơm rách áo không thể không khổ, gặp nghịch cảnh còn phải than buồn gặp thuận cảnh không khỏi réo rắc vui mừng, huống hồ gì còn những khổ sống chết già đau muốn tránh xa mà không làm sao tránh được, như vậy thì hai chữ tự do chỉ là thuận tình lưu dục còn phải khuyết điểm, cho nên hơn một tằng trong đạo Phật thường dạy hai chữ "Tự tại”, chẳng những không theo lòng dục vọng vượt bỏ pháp luật càng thường gây thêm tội lỗi buộc ràng, làm cho thế đạo nhơn tâm lu mờ phế bỏ, mà lại còn một lòng tin cho mọi người noi theo để cầu lấy hạnh phúc chơn thật hoàn toàn.

Tự tại, là không ngăn ngại, là giải thoát, là kết quả hoàn toàn của kẻ tu hành. Tự tại không bị sắc đẹp làm lòa mắt, tự tại không bị ngũ dục làm loạn tâm, không vì nghịch cảnh không vui bởi thuận cảnh không mừng không giận không ghét ưa, ở vào hoàn cảnh nào cũng không việc gì bó buộc được, cho đến sanh tử không thể buộc ràng, mặc dù vào sanh ra tử mà luôn luôn đặng tự tại; tự tại như vậy mới là chơn thật tự tại mới là chỗ đáng chung cầu của muôn người muốn hết khổ được vui vậy.

Như thế thì thấy rõ ý nghĩa của chữ “Tự do” và “Tự tại” khác nhau như trời như vực, tự do thì vượt cương thường đạo đức, pháp luật lễ nghi để làm theo ý muốn, tự tại thì giữ trọn đạo đức để trau giồi tâm tánh mà không hề bị bó buộc, tự do thì thoát một bên lại bị buộc một bên, còn tự tại thì hoàn toàn giải thoát, tự do còn phải sanh tử đọa lạc, còn tự tại dầu sanh tử cũng không bị buộc ràng v.v…

Tự do ư? Tự tại ư ? Người muốn lập đức, muốn được an vui tất phải nhận chân cho kỹ !

(HT. Thích Thiện Siêu)

Friday, April 19, 2013

Chạy cả đời để được ba thước đất (câu chuyện đạo)


Chạy cả đời để được ba thước đất (câu chuyện đạo)

http://www.facebook.com/quantheam
Một vị thần tiên có nhiều pháp mầu. Một người kia được gặp và xin vị tiên giúp ông giàu có hơn thiên hạ. Tiên phán: “Ta cho ngươi được quyền làm chủ tất cả phần đất mà nhà ngươi bước qua, kể từ giờ này đến lúc mặt trời lặn!”. Được lời, anh ta phóng mình chạy như tên bắn, không hề ngó lại. Mồ hôi đầm đìa cũng không kịp lau. Thời khắc không còn là bạc, mà còn quý hơn vàng nữa. Khát cũng không dừng lại để uống. Đói cũng không chịu nghỉ để ăn. Thời gian có hạn… mặt trời lặn là hết rồi! Ôi, quả đất lại mênh mông, còn lòng tham thì không đáy!

Muốn tranh thủ với thời gian và không gian, anh chạy mãi không kịp thở. Mặt trời đã gần lặn… Anh ta càng phóng mình chạy nhanh hơn nữa. Hơi thở đã mòn dần nhưng anh vẫn cắm đầu chạy riết. Mặt trời đã vàng rực ở chân trời… Anh chỉ còn là một bộ máy đau thương đang ôm ấp một hy vọng tràn trề: làm chủ nhân ông một vùng đất vô cùng rộng lớn. Dưới chân máu chảy dầm dề, hơi thở cấp bách như mũi nhọn đâm vào lồng ngực. Quả tim cơ hồ tan vỡ… không khí cơ hồ không còn đủ cho anh thở nữa…

Còn năm phút… còn một nửa phút, còn một ly nữa… là mặt trời vượt qua khỏi đường chân trời.Gắng gượng thêm lên, anh chuyển cả tàn lực hầu tranh thủ từng tấc đất với mặt trời qua mức vạch ngày đêm… mau lên… mau hơn nữa! Anh chỉ còn là một hình hài chao động, một nhúm hơi thở phì phò. Anh chỉ còn là hiện thân của đau khổ đang vất vưởng giữa cái mênh mông của trời đất!

Thôi rồi! Mặt trời vừa khuất dạng thì anh cũng vừa ngã lăn ra đất bất tỉnh và trút hơi thở cuối cùng! Nói cho đúng, anh cũng chỉ tranh được ba thước đất để chôn thi hài anh mà thôi. Than ôi! Cái mộng bá chủ của con người, chung quy thì cũng được có bấy nhiêu, không hơn gì người này.

(TT. Thích Chân Tính biên soạn)

Thursday, April 18, 2013

Thân người khó có như rùa mù giữa biển tìm bọng cây nổi (HT. Thích Thanh Từ giảng)

Thân người khó có như rùa mù giữa biển tìm bọng cây nổi (HT. Thích Thanh Từ giảng)

**************************
Một hôm Phật ở Trùng Các Giảng Ðường bên hồ Di Hầu, tôi nghe như vầy: Bấy giờ Thế Tôn bảo các Tỳ Kheo: Ví như quả đất sụp thành bể cả, có một con rùa mù sống vô lượng kiếp, một trăm năm mới trồi đầu lên một lần. Trong biển có bọng cây nổi chỉ có một lỗ, trôi giạt trên mặt biển theo gió sang Ðông Tây, con rùa mù một trăm năm mới trồi đầu lên tìm bộng cây, sẽ gặp được bọng cây này chăng?

A Nan bạch: Không thể gặp, thưa Thế Tôn! Vì cớ sao? Vì con rùa này nếu đến bể Ðông, bộng cây đã theo gió đến bể Tây, Nam, Bắc bốn phía, chung quanh cũng vậy, không thể gặp nhau.

Phật bảo A Nan:
-- Con rùa mù tìm bộng cây tuy sai lạc, nhưng có lúc gặp nhau, kẻ phàm phu ngu si trôi giạt trong ngũ thú tạm được thân người, rất khó hơn con rùa mù kia tìm bộng cây. Vì cớ sao? Vì chúng sanh kia không hành nghĩa, không hành pháp, không hành thiện, không hành chơn thật, sát hại lẫn nhau, mạnh hiếp yếu, tạo vô lượng tội ác. Thế nên, Tỳ Kheo! Ðối Tứ Thánh Ðế nếu chưa được vô gián đẳng, phải chuyên cần tìm phương tiện mong muốn tăng thượng, học vô gián đẳng.

Phật nói Kinh này rồi, chư Tỳ Kheo nghe Phật nói hoan hỉ phụng hành.
Bình:

Qua câu chuyện rùa mù Phật dẫn trên, chúng ta xét có trái với tinh thần "Vô ngã" của Phật giáo không? Vì chủ trương của Phật giáo là phá ngã, thấy thân ngũ uẩn giả hợp như bèo bọt không nghĩa lý gì, tại sao ở đây lại quí thân?

Thật ra ở đây nói thân này "khó gặp", không phải quý thân và quan trọng nó tợ hồ một bảo vật để tôn thờ như người ta lầm tưởng, mà ý nghĩa quý ở đây là muốn nói đến trong cuộc sống, thời gian sống, phải làm gì cho đúng ý nghĩa của nó.

Ở đời có hai hạng người lầm chấp:

-- Hạng người thứ nhất quá bi quan đối với thân này, cho nó là bất tịnh, là xấu xa, đê tiện, tạm bợ v.v., rồi muốn phá hoại cho nó tiêu tan, như câu chuyện: Khi Phật còn tại thế, một hôm giảng đạo Ngài nói về pháp "Quán thân bất tịnh". Sau đó Ngài tuyên bố với chúng Tăng để cho Ngài ở yên một thời gian ba tháng, không ai được thăm viếng chỉ trừ một người thị giả thôi. Sau ba tháng trở ra Ngài thấy số Tỳ Kheo bổng nhiên thưa thớt đi. Ngài hỏi lý do, thì A Nan thưa rằng: Sau khi nghe Thế Tôn giảng về pháp "Quán bất tịnh", các Thầy Tỳ Kheo quán thấy thân này nhơ nhớp quá nên một số Thầy mướn người giết đi đẻ khỏi còn thấy nó nữa! Phật liền họp các Thâỳ Tỳ Kheo lại, chế giới ngăn cấm: "Không ai được mướn người giết, nếu mướn giết là phạm giới". Ðó là hạng thứ nhất.

-- Hạng người thứ hai thì trái lại, họ quá quan trọng thân này, quanh năm suốt tháng cứ một bề lo bồi bổ tưng tiu chìu chuộng cái thân, không dám dùng nó vào việc gì, mặc dù việc đáng làm và nên làm.

Hai hạng trên đều trái với tinh thần đạo lý của Phật dạy. Phật nói thân này là vô thường, bất tịnh v.v. là chỉ rõ lẽ thật cho chúng ta nhận thấy để khỏi đắm mê chạy theo dục lạc. Khi hiểu rõ rồi, chúng ta lại phải lợi dụng nó để tiến tu hoặc làm các việc lợi ích cho mọi người, chớ không phải hiểu rõ lý vô thường để bi quan chán đời rồi đi tự tử, thật là một điều lầm lẫn!

Với cặp mắt của người tu Phật, vẫn thấy thân này là giả tạm vô thường, không đáng kể, nhưng họ vẫn giữ lấy thân này để làm phương tiện tiến tu. Như người muốn qua sông, vẫn biết khúc gỗ mục không đáng giá chút nào, nhưng lúc chới với giữa giòng vẫn phải dùng nó làm chiếc phao khi mình chưa đến bờ. Có ai dại dột gì, khi còn lênh đênh ngoài biển mà vội bỏ "bè" không? Cũng thế, khi chưa đạt đạo thì phải mượn thân này làm thuyền bè để đến bờ giác ngộ. Khi qua đến bờ lúc đó bỏ bè cũng không muộn gì. Nếu chưa đạt đạo mà vội hủy bỏ thân là một điều lầm lẫn đáng tiếc!

Trong Kinh chép: Một hôm Phật khơi một chút đất dính đầu móng tay đưa lên hỏi trong chúng hội: "Ðất đầu móng tay nhiều hay đất quả địa cầu nhiều?" Trong chúng hội đều đáp: "Bạch Thế Tôn, đất quả địa cầu rất nhiều, so với đất đầu móng tay có thấm vào đâu!". Phật kết luận: "Cũng thế, chúng sanh khi bỏ thân này rồi mà trở lại được thân người rất ít như đất đầu móng tay, còn đi vào các thú thì nhiều như đất quả địa cầu".

Cũng nói ý này Cổ Ðức có câu: "Trăm năm cây sắt trổ hoa còn dễ, một phen mất thân này, muôn kiếp khó tìm" (Thiên niên thiết thọ khai hoa dị, nhứt thất nhơn thân vạn kiếp nan).

Vì thế, chúng ta là hành giả đang đi trên lộ trình xa vạn dặm, phải có quan niệm chính xác đối với thân này để khỏi phải dở dang giữa đường mà chưa đạt đến bờ kia!

NGHIỆP CHƯỚNG ĐÃ QUÁ SÂU NẶNG, HUỆ MẠNG CHÚNG TA ĐANG RẤT NGUY HIỂM


NGHIỆP CHƯỚNG ĐÃ QUÁ SÂU NẶNG, HUỆ MẠNG CHÚNG TA ĐANG RẤT NGUY HIỂM


Xin thưa rằng, nghiệp chướng của chính chúng ta quá lớn, ta tu như thế này thực sự so với cái nghiệp báo mà chúng ta sẽ thọ hưởng trong lúc xả bỏ báo thân thì chưa thấm thía vào đâu hết. Chính vì vậy, nếu mà chư vị thấy sợ con đường đọa lạc, cúi xin chư vị hãy hạ quyết tâm.


Ngài Tĩnh-Am mỗi khi kêu gọi Phật tử hạ quyết tâm, Ngài quỳ xuống!.. Một vị Hòa Thượng mà Ngài quỳ xuống, chắp tay lại… Trước khi Ngài nói những lời gì đó mà dòng nước mắt của Ngài rơi xuống!…

Ở đây chúng ta toàn là phàm phu tục tử, mà không hạ quyết tâm thì chắc chắn con đường vãng sanh bị nhiều trở ngại. Ngài Ấn-Quang Đại Sư là một Đại Tôn Sư của thời cận đại mà Ngài âm thầm, lặng lẽ niệm Phật. Ngài không dám nhận một chức trụ trì chùa nào hết, vì Ngài nói rằng cái nghiệp của Ngài nặng quá, Ngài không đủ khả năng!?… Mà thực tế đức độ của Ngài rất là cao, nên khi Ngài tới một đạo tràng nào thì Phật tử lại ùa tới rất đông. Khi đông người quá thì Ngài lại lẳng lặng tìm một cái miếu hoang tới đó tu. Ngài cần phải tăng thêm thời gian tu hành! Nhưng vì đức độ của Ngài cao, nên đi tới chỗ nào thì Phật tử cũng ùa theo tới đó. Sau cùng Ngài mới trốn trong Tàng Kinh Các để quyết lòng tu… Chúng ta thấy, những vị Đại Tôn Sư như vậy mà các Ngài còn phải hạ quyết tâm!

Ngài nói, “Vì sợ Địa Ngục cho nên phải tu ngày tu đêm”… Trong căn phòng niệm Phật của Ngài, Ngài để một tấm hình A-Di-Đà, một quyển kinh A-Di-Đà và sau tượng Phật đó Ngài để một chữ “Tử” rất lớn. Ngài khuyên chúng sanh hãy viết chữ “Tử”, tức chữ “Chết” dán lên cái đầu này, dán lên cái trán này để ngày ngày nhắc nhở chúng ta là sẽ chết bất cứ lúc nào… Mà khi chết chúng ta bị đọa lạc! Sợ địa ngục cho nên phải tu. Sợ địa ngục cho nên phải tăng cường thời gian tu.

Niệm Phật đường chúng ta nhất định quyết lòng tu thực, quyết lòng tu cho đến nơi đến chốn, ta niệm Phật quyết định về Tây Phương Cực Lạc cho được!…

Chính vì vậy, những người đã bệnh, xin chư vị hãy hạ quyết tâm liền đi, đừng để đến ngày mai. Nhiều khi chỉ qua một đêm, sáng ra chúng ta:

- Đã bị đột quỵ rồi!
- Đã bị tai biến mạch máu não rồi!
- Đã bị mê man bất tỉnh rồi!…

Có lẽ năm ngoái chúng ta có nghe một vị mới 54 tuổi, đang rất là khỏe. Từ nhà lái xe đi làm, vừa đậu chiếc xe bước vô trong tiệm thì tự nhiên té xỉu, đem vô bệnh viện một ngày sau thì chết. Thật không thể đơn giản!

Cho nên người đã bị bệnh, đây là một bài pháp vô thường nhắc nhở cho chúng ta. Xin chư vị mau mau hạ quyết tâm, không thể nào ỷ y vào ban hộ niệm của Niệm Phật Đường được. Năm ngàn câu A-Di-Đà Phật một ngày quá ít! Phải tăng lên liền. Nếu chúng ta niệm không đủ mười ngàn câu A-Di-Đà Phật thì phải tăng nhanh lên, không tăng sức niệm nhanh thì phải tăng thời gian lên. Quyết lòng mà niệm Phật. Nằm trên giường trong lúc chóng mặt niệm câu A-Di-Đà Phật, sau cơn ho phải niệm câu A-Di-Đà Phật, sau khi đi vệ sinh xong thì niệm câu A-Di-Đà Phật…

Ngài Ấn-Quang Đại sư dạy niệm như thế này, đi vào trong nhà vệ sinh cũng phải thầm niệm Phật, chứ không phải ngồi trong nhà vệ sinh mà không niệm Phật. Lúc đó phải niệm thầm, đừng niệm lên tiếng.

Ngài Đại-Thế-Chí nói rằng, phải đóng lục căn lại. Tức là không coi báo, không coi Ti-Vi, không coi phim chưởng, không nói chuyện thị phi, không kêu bạn bè tới bàn ra tán vô, không bày cuộc trà ra nói chuyện… Nhất định đóng hết lại!

“Tịnh niệm tương kế”. Thanh tịnh niệm câu A-Di-Đà Phật liên tục, không ngừng. Không cần gì khác cả, nhất định tâm chúng ta sẽ khai mở, nhất định khi đó sẽ pháp hỷ sung mãn.

Chính vì vậy, những cuộc tinh tấn này mà chúng ta thấy vui vẻ thoải mái tham gia, nếu như tuần qua ta còn tu thử, thì tuần này nhứt định bắt đầu ta tu thực. Ngược lại, nếu ta thấy rằng những cuộc tinh tấn này làm cho mình mệt mỏi quá, thì có lẽ ta đúng là những người tu thử! Tu thử tức là tu giả. Tu giả tức là hàng ngày chúng ta tới đây giả đò niệm Phật! Quỳ trước bàn thờ Phật chúng ta nguyện cái gì đó, là nguyện láo! Hòa Thượng nói: “Tu thử, nguyện láo là gạt Phật!”… Sáng gạt một lần, chiều gạt một lần, nhất định ách nạn không có thể nào trốn thoát được! Tất cả đều do chính cái tâm của chúng ta thể hiện lấy.

Một người thích “Casino”, nhìn tới cái chùa, nhìn tới Niệm Phật Đường thấy người ta tu hành sao chán quá! Đây chính vì cái tâm của người ta là tâm lục đạo. Một người vào trong Niệm Phật Đường niệm Phật say mê, niệm câu A-Di-Đà Phật thấy vui vô cùng. Đi xi-nê họ chán vô cùng, còn tới Niệm Phật Đường thì vui vẻ… Đây là người thực tu, cái tâm người ta là tâm tu hành, cái tâm này là tâm giải thoát! Con đường giải thoát làm cho họ vui vẻ, còn nếu tâm lục đạo luân hồi thì nhất định những cuộc tinh tấn niệm Phật, những buổi niệm Phật giống như một sự ép buộc, nó dài lê thê!… Họ chịu không nổi!

Xin thưa vì “Sanh tử sự đại”, vì sự giải thoát của chính mình, mong chư vị hạ quyết tâm. Và dù thế nào đi nữa, nhất định Niệm Phật Đường của chúng ta cũng sẽ tiến tới, phải tu càng ngày càng tinh tấn hơn. Những người nào không đi làm, thời gian rảnh rỗi, tuổi đã lớn thì cơ hội này giúp cho chư vị thực hiện sự thành tựu… Nhất định. A-Di-Đà Phật phát thệ, trước giờ phút lâm chung niệm danh hiệu của Ngài mười niệm, mà Ngài không tiếp dẫn về Tây Phương Ngài thề không thành Phật. Đây là cái đầu mối gần nhất, dễ nhất cho chúng ta thành đạo Vô-Thượng trong một đời này.

Tuy nhiên, mình niệm tà tà như thế này, một ngày hai tiếng rưỡi đồng hồ niệm tại Niệm Phật Đường không thể nào được nhất tâm bất loạn đâu! Ta có nhị tâm, tam tâm, có hàng vạn tâm trong đó. Khi bước ra khỏi Niệm Phật Đường thì chúng ta lười biếng niệm Phật, chứng tỏ rằng cái tâm chúng ta theo lục đạo luân hồi nhiều hơn theo A-Di-Đà Phật về Tây Phương. Chính vì vậy mà sau cùng chúng ta vẫn có thể bị ách nạn…

Nhắc đi nhắc lại câu này… Đừng bao giờ ỷ y vấn đề hộ niệm!

- Người ta hộ niệm cho mình được là khi mình niệm câu A-Di-Đà Phật được. Nhớ cho kỹ cái điều này.
- Người ta hộ niệm cho mình được là khi mình phát nguyện vãng sanh được.
- Người ta hộ niệm cho mình được là khi niềm tin của mình vững vàng, nhất định hạ quyết tâm.

Cho nên hổm nay chúng ta nói lập nguyện, những người nào hạ quyết tâm niệm Phật là những người quyết lòng đi về Tây Phương. Những người không hạ quyết tâm niệm Phật thì nguyện vãng sanh là nguyện láo, niệm Phật là niệm chơi, tu là tu thử, không phải tu thực. Chính vì vậy mà vạn ức người tu hành không tìm ra một người đắc đạo chính là cái chỗ này. Cứ nghĩ rằng đã có ban hộ niệm, họ tới hộ niệm thì mình vãng sanh. Hồi giờ đi hướng dẫn hộ niệm khắp nơi, chưa bao giờ Diệu Âm nói câu này. Mà phải nói rằng, người nằm đó phải niệm câu A-Di-Đà Phật cho được. Hôm trước hộ niệm cho một người đã mê man bất tỉnh trong bệnh viện. Vì quá nể nang nên phải tới. Nhưng chúng tôi không dám hứa gì cả… Vì sao? Vì họ đã mê man bất tỉnh rồi!

Cho nên chư vị muốn được vãng sanh thì phải coi chừng, đừng mê man bất tỉnh. Nếu bị mê man bất tỉnh rồi, thì một trăm người nhiều khi chỉ có vài ba người thoát được mà thôi! Nghĩa là lúc người ta nằm xuống đó, một cơ may nào đó đã làm cho thần thức họ tỉnh lại, oan gia trái chủ buông ra mới được. Chứ thường thì mình chỉ nói chuyện với cục thịt, còn cái thần thức của họ đã chìm trong hàng vạn cảnh khổ đau, hàng vạn cảnh đọa lạc và oan gia trùng trùng đã bao vây hết trơn rồi!…

Muốn giải quyết chuyện này không có cách nào khác hơn là phải phát cái tâm vững mạnh mà niệm Phật ngày đêm. Xin những người đã bệnh phải lo niệm Phật ngày đêm, nhất định không thể chờ được. Nếu một ngày niệm được năm ngàn quá ít!… Hãy phát thệ lên, niệm mười ngàn câu A-Di-Đà Phật một ngày. Mười ngàn câu A-Di-Đà Phật một ngày thực ra cũng quá ít! Phải tăng lên mười lăm ngàn liền, phải tăng lên hai chục ngàn liền. Ngẫu-Ích Đại Sư đã đưa ra chỉ tiêu là ba chục ngàn câu A-Di-Đà Phật, thành tâm mà niệm một ngày. Ngài Ấn-Quang Đại Sư đưa ra tiêu chuẩn năm chục ngàn câu A-Di-Đà Phật một ngày. Chư vị đừng có nghĩ rằng đã là Đại Sư rồi, các Ngài tu ít. Người nào muốn được vãng sanh phải niệm như vậy. Thành tâm mà niệm.

Bây giờ chúng ta niệm không tới, thì lấy sự chí thành chí thiết. Quyết lòng phải buông xả cạnh tranh, ganh tỵ. Quyết lòng phải buông xả buồn rầu, lo lắng… Phải tập buông xả liền lập tức. Nếu không, xin thưa, đến đây kêu chúng tôi hộ niệm làm chi? Mà khi hỏi tới:

-Bác niệm được một ngày năm ngàn câu Phật hiệu không?
-Mệt quá! Tôi niệm không nổi”…

Niệm không nổi, thì chúng tôi cũng không có cách nào cứu được chư vị!…

Chính chúng ta phải cứu chúng ta! Mình quyết lòng niệm Phật như vậy mới có sự cảm thông, mới có sự gia trì. Rồi lúc đó người hộ niệm tới khai thị. Họ khai thị mà mình nghe được thì mới có tác dụng, mình nghe không được thì thôi chịu thua! Nghe rồi mình phải làm liền lập tức, chứ nghe rồi mà nói: “Trời ơi, tôi đau quá làm sao tôi niệm cho được?”… Họ cứ nghĩ đến cơn đau, không chịu nghĩ đến câu A-Di-Đà Phật! Họ không chịu tin! Đây thực sự là những người không chịu tin, không chịu phát nguyện, không muốn đi vãng sanh. Phật đã nói rằng, cứ tin cho vững vàng đi, phát nguyện cho thật là tha thiết đi, thì bao nhiêu cơn đau chập chùng đổ tới tự nhiên tan biến…

Tôi đã từng đưa ra những ví dụ, như chính ông cụ thân nhà tôi, là một người mà hai vị bác sĩ đứng nhìn không biết cách nào giải thích được. Ông Cụ bí tiểu mười một ngày, bàng quang căng cứng lên. Tôi hỏi ông Cụ:

- Đi bác sĩ không?
- Không!
- Đi bệnh viện không?
- Không! Không đi! Không cần!
- Chứ làm Sao?
- Niệm Phật!”…

Ông Cụ chỉ có niệm A-Di-Đà Phật…

Hai vị bác sĩ nói, trường hợp này thì người bệnh phải bị mê man bất tỉnh! Nhưng Ông Cụ tỉnh táo cho đến giây phút cuối cùng. Tại sao vậy? Tại vì ông ta đã được xúi giục phải vững vàng tin, phải mạnh dạn buông xả, nên tự nhiên ngày giờ Ông ra đi được tỉnh táo.

Nếu ông ta nói, Trời ơi! Bắt cha tu thế này thì:
- Làm sao cha đánh được cuộc cờ tướng?
- Làm sao cha đi thăm bạn bè?
- Làm sao hưởng được các thú vui? Người ta hưởng mà mình không có….

Thì ông Cụ sẽ lăn lộn từ trên giường đến dưới giường để mà chết trong cảnh khổ đau!

Nhưng mà ông quyết lòng niệm Phật… Nhất định sẽ được sự gia trì.

Mong cho chư vị quyết lòng, vì cái huệ mạng ngàn đời ngàn kiếp quá ư là nguy hiểm, thật sự là nguy hiểm. Mong chư vị hạ quyết tâm.

Vui vẻ trong câu A-Di-Đà Phật. Lánh xa những chỗ ồn náo. Quyết định không chạy theo người thế gian. Một lòng giữ tâm mình trong câu A-Di-Đà Phật. Ngày ngày đều phát thệ nguyện vãng sanh về Tây Phương. Đối với bệnh trạng, đối với những gì khổ đau của thế gian hãy coi như là KHÔNG có đi, thì tự nhiên…

Vạn pháp do tâm tạo. Chúng ta đi về Tây Phương thực sự bằng cái tâm niệm “A-Di-Đà Phật”, chứ không có gì khác hết!…

Nam Mô A-Di-Đà Phật.

Cư sĩ Diệu Âm (Minh Trị)

10 ĐIỀU KHÓ TU Ở CÕI TA BÀ SO VỚI CỰC LẠC

10 ĐIỀU KHÓ TU Ở CÕI TA BÀ SO VỚI CỰC LẠC


Bồ-tát Long Thọ nói: “Tu hành trong cõi Ngũ trược gọi là khó hành đạo, như người què đi trên đường hiểm trở, một ngày chẳng đi quá mấy dặm. Tu hành ở Tịnh độ gọi là dễ hành đạo, như kẻ phàm phu nương vào sức mạnh của Chuyển Luân Vương, trong một ngày đi khắp tứ thiên hạ”.

Nay đem mười điều khó ở cõi Ta-bà để so sánh với mười điều dễ ở Tịnh độ:

1. Ta-bà không thường gặp Phật. Phật Thích-Ca đã diệt độ, tà pháp mạnh mẽ; Cực Lạc thì Phật thường chẳng diệt, hiện đang làm giáo chủ.

2. Ta-bà mạt pháp nhiễu nhương, có nhiều ngoại đạo, dù bàn Phật pháp nhưng đa số nghiêng lệch sai lầm; Cực Lạc thì Phật và Bồ-tát, nước, chim, cây rừng thường tuyên thuyết Diệu pháp.

3. Ta-bà bạn bè tà ác, mong cầu lợi dưỡng, làm mê lầm người tu hành đọa vào ba đường ác; Cực Lạc thì Quán Âm, Thế Chí làm bạn thù thắng, các bậc Thượng thiện nhân ở chung một nơi.

4. Ta-bà có các loài ma não loạn, phá hoại chánh pháp; Cực Lạc tuy có Thiên ma nhưng đều hộ trì chánh pháp, giúp người tu hành mau được thành tựu.

5. Ta-bà luân hồi trong sáu nẻo, như bánh xe xoay vòng không có ngày dừng nghỉ; Cực Lạc thì hoa sen hóa sinh, không còn luân chuyển trong đường sinh tử khổ đau.

6. Ta-bà qua lại ba cõi theo nghiệp chịu quả báo, tuy sinh lên cõi Trời nhưng khó tránh con đường ác; Cực Lạc thì danh từ của ba đường ác còn không nghe, huống chi có thật.

7. Ta-bà trần duyên ác trược, thường làm chướng ngại đối với việc xuất thế; Cực Lạc thì lầu vàng điện ngọc, áo đẹp cơm ngon đều làm phương tiện trợ giúp tu hành.

8. Ta-bà con người sống trăm năm nhưng phần nhiều chết yểu, thời gian mau chóng, đại đạo khó thành; Cực Lạc thì tuổi thọ của chúng sinh ngang bằng với Phật.

9. Ta-bà tu hành phải đoạn trừ Kiến hoặc, Tư hoặc mới có thể được Bất thối chuyển. Người mới tu chưa tránh khỏi sự thối chuyển đọa lạc; Cực Lạc thì chúng sinh khi sinh về đều vào Chánh định tụ mãi không còn thối chuyển.

10. Ta-bà người tu hành trải qua muôn kiếp khó thành, như các vị đồ đệ nghe pháp trong thời Phật Đại Thông, thối chuyển Đại thừa chấp vào Tiểu thừa, trải qua vô số kiếp còn ở bậc Thanh văn; Cực Lạc thì chỉ một đời này thường theo Phật học, tiến thẳng đến đạo tràng, thành tựu đạo giác ngộ Vô Thượng.

Mười điều khó và dễ nói trên đây, thật cách xa nhau như trời với vực. Nếu cậy vào sức mình thì chỉ luống uổng tự nhọc nhằn. Nhưng nếu nương nhờ vào duyên thù thắng thì được sự lợi ích cao rộng.

Người tu hành nên chọn lựa!

Trích TỊNH TỪ YẾU NGỮ
Thiền Sư Nguyên Hiền
Thích Minh Thành dịch

Làm gì khi đối diện với danh thơm, tiếng xấu?

Làm gì khi đối diện với danh thơm, tiếng xấu?

****************************
Là người học Phật, khi trực tiếp đối diện với danh thơm và tiếng xấu, chúng ta phải như thế nào? Đó là điều vô cùng quan trọng đối với một người tu đạo. Thường thì danh thơm người ta hoan hỷ đón mừng còn tiếng xấu thì tỏ ra rất khó chịu và căm ghét. Trong đời sống hằng ngày, không ít người đã tự quảng cáo, không ít người đã không ngại biểu dương sự rộng rãi của mình bằng cách biếu xén hay quà cáp cho cấp trên của mình cả một tài sản lớn. Nhưng có thể những người trên sẽ hoàn toàn thản nhiên trước nỗi thống khổ của người nghèo nàn đói rách sống ngay bên cạnh mình. Đó là khuyết điểm của con người. Chỉ đến khi làm điều thiện thì ta cũng làm với ẩn ý vụ lợi. Những người hoàn toàn vị tha rõ thật hiếm hoi trên thế gian này. Vì lẽ ấy, người nào dù làm mọi việc thiện, dầu động cơ thúc đẩy đến hành động không mấy được ca ngợi nhưng cũng đáng được tán dương vì đã làm được những điều thiện ấy.

Trong thực tế, đời sống những người bình thường khi đạt được một chút danh vọng hay quyền uy, thì đa số người ta rơi vào cạm bẫy của vọng tưởng và từ đó sự hống hách kiêu căng được dịp trỗi dậy chi phối làm người ta có thể đánh mất đi vẻ đẹp khiêm hạ của chính họ. Hầu hết mọi xung đột đều bắt nguồn từ các quan niệm khác nhau về nhận thức, nghĩa là điều này hay hoặc dở, tốt hay xấu, được mọi người khen hay chê… Danh thơm và tiếng xấu cũng là tác nhân của sự chia rẽ, phân hóa cao thấp, được thua còn mất, phán xét và giới hạn.

Muốn giải quyết điều này, chúng cần vượt lên trên phạm vi của vinh hay nhục. Ta chỉ cần biết điều chúng làm là đúng hay sai, có lợi ích cho mọi người hay là tác hại mà thôi. Nghĩ đến điều xấu thì tư tưởng sẽ thu hút những điều xấu ngay và ngược lại, khi chúng ta chỉ nghĩ đến những điều cao thượng thì những tư tưởng kia không còn chấp mắc vào sự khen chê của người khác. Lúc ấy, tư tưởng chúng ta sẽ không bị loạn động, không còn bị chi phối bởi những ý tưởng chia chẻ của danh thơm và tiếng xấu, để mong làm sao đạt được cái mà đạo Phật gọi là “tâm vô phân biệt”.

(Thích Nhuận Thạnh)

NHỮNG LỜI CUỐI CÙNG CỦA PHẬ

NHỮNG LỜI CUỐI CÙNG CỦA PHẬT


Dưới đây là tóm tắt những lời dặn dò cuối cùng của Phật. Thật ra Phật đã đau yếu từ ba tháng trước và đã khởi sự dặn dò người đệ tử thân cận nhất là A-nan-đà. Phật bảo A-Nan-Đà tập họp các đệ tử để nghe giảng và thông báo trước sự tịch diệt của mình. Lúc ấy Phật đã 80 tuổi. Trong những tháng cuối cùng, Phật đã gầy còm và mệt mỏi, nhưng vẫn đi thuyết giảng như thường, tuy không còn đi xa được nữa. A-Nan-Đà xin Phật hãy tĩnh dưỡng trong những ngày còn lại, nhưng Ngài khoát đi và dạy rằng :

« Thân ta tuy có kém mạnh khoẻ, nhưng lòng từ bi của ta, trí sáng suốt của ta không kém sút. Ta còn tại thế ngày nào thì ngày ấy không phải là một ngày vô ích ».


Trong một khu rừng cạnh thị trấn Câu-thi-na (Kusinaga, còn viết là Kuçinagara), ngày nay là một thị trấn nhỏ tên là Kasia, cách 50 cây số về phía đông tỉnh Gorakhpur, và cách 150 kilomét về phía bắc-đông-bắc Varanasi (Bénarès), Phật nằm nghỉ giữa hai gốc cây sa-la. Ngài tự gấp áo cà sa làm bốn, rồi nằm nghiêng về phía tay phải, đầu hướng về phía bắc, mặt hướng về phía tây, hai chân duỗi thẳng, chân này gác lên chân kia. Sau đó Phật ngỏ những lời cuối cùng với các đệ tử để nhắc lại một lần nữa tầm quan trọng của Đạo Pháp. Phật nhắc nhở các đệ tử phải hiểu rằng vị thầy của họ không phải là một nhân vật nào cả, dù đó là Phật, vị thầy đích thực của họ chính là Đạo Pháp. Phật cất tiếng và nhắn nhủ các đệ tử đang ngồi chung quanh Ngài như thế này :

« Này các đồ đệ, các con hãy tự làm đuốc để soi sáng cho các con, hãy trông cậy vào chính sức mạnh của các con; không nên lệ thuộc vào bất cứ ai. Những lời giảng huấn của ta sẽ làm ngọn đuốc dẫn đường cho các con, làm nơi nương tựa cho các con; không cần phải lệ thuộc thêm vào những lời giảng huấn nào khác nữa.


« Hãy nhìn vào thân xác các con, các con sẽ thấy cái thân xác đó ô uế biết chừng nào. Khi các con hiểu được rằng lạc thú lẫn đớn đau của thân xác cũng chỉ là cội nguồn chung của khổ đau, khi hiểu được như thế, các con sẽ không thể nào tự buông lỏng cho dục vọng chi phối các con.


« Hãy nhìn vào tâm thức các con, các con sẽ thấy cái tâm thức đó biến dạng không ngừng. Vì thế các con sẽ không thể nào tự buông rơi vào chính những ảo giác của tâm thức, để rồi tự duy trì những kiêu căng và ích kỷ do tâm thức tạo ra, nhất là khi các con đã hiểu rằng những xúc cảm đó nhất định chỉ mang đến khổ đau mà thôi.


« Hãy nhìn vào tất cả các vật thể chung quanh xem có vật thể nào trường tồn hay chăng? Có vật thể nào không phải là những cấu hợp sinh ra hay không? Tất cả sẽ gẫy nát, tan rã và phân tán. Các con chớ sợ hãi khi nhận thấy khổ đau cùng khắp mọi nơi, hãy noi theo những lời giáo huấn của ta, kể cả sau khi ta đã tịch diệt. Như thế các con sẽ loại bỏ được khổ đau. Thật vậy, cứ noi theo những lời giáo huấn của ta, rồi nhất định các con sẽ trở thành những đồ đệ thật sự của ta.


« Này các đồ đệ của ta, những lời giáo huấn ta giảng cho các con, các con đừng bao giờ quên, đừng bao giờ để cho mai một đi. Phải bảo tồn những lời giáo huấn ấy, đem ra nghiên cứu và thực hành. Nếu theo đúng những lời giáo huấn ấy, các con sẽ đạt được an vui.


« Những gì hệ trọng nhất trong những lời giáo huấn của ta là các con phải kiểm soát được tâm thức các con. Hãy gạt bỏ mọi thèm muốn và giữ cho thân xác đứng thẳng, tâm thức tinh khiết và ngôn từ chân thật. Nếu các con biết tự nhắc nhở là cuộc sống của các con chỉ là tạm bợ, các con sẽ đủ khả năng loại bỏ mọi thèm khát và hung dữ đưa đến khổ đau.


« Nếu các con nhận ra được là tâm thức các con đang có xu hướng bám níu hay vướng mắc vào ham muốn, các con phải gạt bỏ ngay sự ham muốn và chận đứng sự cám dỗ đó. Các con phải làm chủ được tâm thức các con.


Tâm thức có khả năng biến một con người thành một vị Phật hay một con thú. Khi rơi vào sự lầm lẫn, ta có thể trở thành quỷ sứ, nhưng khi Giác ngộ ta sẽ thành Phật. Vì thế, các con phải kiểm soát lấy tâm thức các con và không đi lạc ra ngoài Chánh Đạo.


« Để có thể giữ đúng như lời giáo huấn của ta, các con hãy kính trọng lẫn nhau và đừng cãi vả. Đừng bắt chước như nước với dầu xô đẩy lẫn nhau; hãy bắt chước như nước với sữa, có thể hoàn toàn hòa lẫn vào nhau.


Hãy cùng nghiên cứu với nhau, cùng giảng giải cho nhau, thực hành với nhau. Không nên phí phạm tâm thức của các con và thời giờ của các con trong sự cãi vả hay lười biếng. Hãy hân hoan đón nhận hoa thơm của Giác ngộ vào lúc ra hoa và hái lấy quả ngọt trên Đường Ngay Thật.


« Những lời giáo huấn ta ban cho các con là do nơi kinh nghiệm của chính ta, và chính ta đã noi theo con đường đó. Các con nên tuân theo những lời giáo huấn ấy và giữ đúng như thế dù phải gặp hoàn cảnh khó khăn nào. Nếu các con xao lãng, có nghĩa là các con chưa hề gặp được ta, các con thật sự còn đang ở một nơi nào đó thật xa, dù cho trong lúc này đây các con đang ngồi bên cạnh ta cũng vậy. Nhưng nếu ngược lại, các con chấp nhận và đem ra thực hành những lời giáo huấn của ta, thì dù cho các con ở thật xa trong một chốn tận cùng của thế giới, nhưng cũng giống như các con đang ở bên cạnh ta trong lúc này.


« Hỡi các đồ đệ, phút cuối cùng của ta đã gần kề, phút xa lìa giữa ta và các con không còn bao lâu nữa. Tuy nhiên các con không nên than khóc. Sự sống là một sự đổi thay không ngừng và không có gì cản trở được sự tan rã của xác thân. Cái sự thực đó, ta đang chứng minh cho các con thấy ngay trên thân xác của ta, thân xác ta sẽ tan rã như một cỗ xe hư nát. Đừng than khóc một cách vô ích, trái lại các con phải hân hoan khi nhận ra được cái quy luật biến đổi ấy và hiểu được rằng sự sống của con người chỉ là trống không mà thôi. Đừng cố gắng duy trì cái khát vọng phi lý, mong muốn những gì tạm bợ phải nhất định trở thành trường tồn.


« Con quỷ của những dục vọng thế tục luôn luôn tìm cách đánh lừa tâm thức các con. Nếu có một con rắn độc trong phòng, các con sẽ không thể nào ngủ yên nếu chưa đuổi được nó ra ngoài. Các con phải cắt đứt những mối giây ràng buộc của thèm khát thế tục và rứt bỏ những mối giây đó như các con đã đuổi bỏ con rắn độc ra khỏi phòng. Các con phải bảo vệ thật cẩn thận tâm thức các con.


« Này các môn đệ của ta, giây phút cuối cùng của ta đã đến, tuy vậy các con phải hiểu rằng cái chết chỉ là sự tan rã của xác thân vật chất mà thôi. Thân xác được cha mẹ sinh ra, nó lớn lên nhờ thức ăn, nó không có cách gì tránh khỏi bịnh tật và cái chết. Một vị Phật đích thực không mang thân xác con người, mà vỏn vẹn chỉ là sự Giác ngộ. Chỉ có sự Giác Ngộ mà thôi. Thân xác con người phải tiêu tan, nhưng Trí tuệ của Giác ngộ sẽ trường tồn vô tận trong thực thể của Đạo Pháp, trên con đường tu tập Đạo Pháp. Nếu có ai chỉ thấy thân xác ta thì kẻ ấy không thấy ta một cách thật sự. Chỉ có người nào chấp nhận những lời giáo huấn của ta mới thật sự nhìn thấy ta.


« Sau khi ta tịch diệt, Đạo Pháp thay ta làm vị thầy cho các con. Biết noi theo Đạo Pháp, ấy chính là cách các con tỏ lòng trung thành với ta. Trong bốn mươi lăm năm sau cùng trong cuộc đời của ta, ta không hề dấu diếm điều gì trong những lời giáo huấn. Chẳng có một lời giáo huấn nào bí mật, không có một lời nào mang ẩn ý. Tất cả những lời giảng của ta đều được đưa ra một cách ngay thật và minh bạch.


« Này các con yêu quý của ta, đây là giây phút chấm dứt. Trong một khoảnh khắc nữa ta sẽ nhập vào Niết bàn. Những lời này là những lời dặn dò cuối cùng của ta cho các con ».

Ý nghĩa của sự ăn chay



Ý nghĩa của sự ăn chay


“Trong các kinh Niết Bàn, Lăng Già, ta không cho người trì giới ăn thịt. Nếu có Tỷ khưu nào bảo rằng trong Tỳ ni giáo, Phật cho ăn cá thịt, cho mặc áo tơ lụa, đó là lời ma thuyết, là phỉ báng ta!” Lời Phật đã dạy như thế, nếu ăn thịt cá mà không trước nhiễm cũng có thể chứng quả thánh như các vị bên Nam tông đã tu chứng. Nhưng nếu so hai phương diện ăn chay và mặn, thì ăn chay dễ đoạn nhiễm tâm hơn; đến như về nghĩa từ bi bình đẳng, bên ăn chay lại hoàn toàn hợp lý. Thế nên biết giáo nghĩa Nhị thừa chỉ là phương tiện tạm thời, giáo nghĩa Ðại thừa mới là chân thật cứu cánh. Vậy người tu nên hướng theo lẽ phải và xét lại năng lực của mình, đừng quá cầu cao tự cho là bậc viên dung tự tại, vội nói câu “Tửu nhục xuyên trường quá. Bất ngại bồ đề đạo” (Chất rượu thịt ăn vào cũng ra ngoài, không ngại chi đến sự giải thoát cả) mà lầm.
Hòa thượng Thích Thiền Tâm








Ðề yếu:
Ở Việt Nam, không những Phật giáo, mà trong các tôn giáo khác cũng có nhiều người ăn chay. Riêng về đạo Phật, tuy phần đông đều dùng chay lạt, song ít ai hiểu xác đáng sự lý của việc này. Về phần sự, có người ăn chay kỳ không trúng ngày tháng, hoặc không kiêng cữ hành, hẹ, tỏi, kiệu, có kẻ lại gia vị vào các thứ như tôm khô, hào khô. Do đó nên công đức không được toàn vẹn. Về phần lý, nhiều người không hiểu nguyên do chánh đáng của việc ăn chay, hoặc lầm tin theo tà thuyết, hay tưởng ăn chay nhiều là tu nhiều rồi sanh lòng ngã mạn. Do chỗ phát tâm không chánh ấy, nên kết cuộc sự thực hành cũng không bền. Ngoài ra, có vị đem lòng nghi cho thuyết ăn chay là do tập tục của Trung Hoa đặt ra, chớ không phải chính Phật nói, bằng cớ là những vị ở các xứ thuộc Nam tông Phật giáo vẫn ăn mặn mà cũng chứng thánh quả. Sở dĩ có mối nghi đó, là vì họ chưa hiểu rõ nghĩa phương tiện của Nhị thừa và nghĩa chân thật của Ðại thừa. Lại có người nghi rằng: có lẽ khi xưa Phật cũng ăn mặn, vì khi đi khất thực, dân chúng cúng thức gì dùng thức ấy, tại sao ta bắt buộc phải ăn chay? – Xin đừng đem tâm chúng sanh mà trắc lượng việc ấy, vì chúng ta là phàm phu không thể sánh với Phật là bậc đại giải thoát, có đầy đủ thần thông phương tiện trong khi hóa độ hữu tình. Vã lại, trong các Kinh liễu nghĩa, đức Thế Tôn đã nêu rõ nguyên nhân hợp tình lý của sự không dùng huyết nhục, khuyên bảo đệ tử nên dùng chất thanh đạm, thì ta cứ y theo lẽ phải và lời Phật dạy mà thực hành. Hơn nữa, theo kinh Ương Quật Ma, thì chẳng những riêng đức Thích Ca, mà tất cả chư Phật đều không dùng huyết nhục.
Ðể giúp người học Phật trên phương diện tiến tu, trong đây trình bày các sự lý, lời khuyên của Như Lai cùng cổ đức về việc ăn chay, giới sát, phóng sanh. Mong rằng các mục nơi bản chương có thể đem lại cho duyệt giả những điều hữu ích.
Tiết I – Ý Nghĩa Của Sự Ăn Chay
Theo quan niệm phổ thông của hàng Phật tử Việt Nam, ăn chay là dùng những chất thanh đạm, không ăn cá thịt và các thứ hôi nồng thuộc về loại ngũ tân (hành, hẹ, tỏi, nén, hưng cừ). Nếu dùng cá thịt và ngũ tân, người ta gọi là ăn mặn. Nhưng thật ra, chữ “Chay” nói trại là nguyên âm “Trai” và Trai có nghĩa là Trung hoặc Thời thực. Trung hay Thời thực là dùng bữa giữa ngày vào giờ Ngọ, nếu ăn quá ngọ gọi là phi thời thực. Còn dùng chất thanh đạm, nên gọi là “tố thực”, nghĩa là “ăn lại”, mới xác đáng hơn. Tuy nhiên, chữ Trai dịch từ Phạm âm Ô ba va sa tha (Upavasatha), lại có nghĩa là “thanh tịnh”. Và bởi ăn lại cũng có tánh cách làm cho thân tâm con người nhẹ nhàng thanh tịnh, nên bên Ðại thừa giáo mới chuyển lần ý nghĩa Tố thực xem đồng với Trai thực. Vậy tiếng “Chay” tuy không hoàn toàn xác đáng với nguyên thủy của nó, nhưng cũng có một phần nào ý nghĩa, nên bút giả xin dùng danh từ này với ý dùng chất thanh đạm cho hợp với quan niệm phổ thông của Phật tử Việt Nam.
Phần đông Phật tử không hiểu xác đáng ý nghĩa ăn chay, nếu có hỏi duyên do thì trả lời một cách đại khái: “Tôi ăn chay để tập lần tánh nết cho thêm bình tĩnh hiền lương”. Lại có những lời đồn huyễn bảo: “Ăn chay sẽ khỏi tai nạn bom nguyên tử, hoặc ma vương sắp ra đời, hay sắp tận thế, ai không ăn chay sẽ bị chết hết, không được dự hội Long Hoa”. Những truyền thuyết như trên đều không có căn bản, làm cho nhiều người cố tự ép ăn chay một cách gắng gượng, kết cuộc qua một thời gian rồi cũng thôi bỏ. Theo Phật giáo, ăn chay có những ý nghĩa như sau:
1- Vì lòng thương xót chúng sanh: Ðã là loại hữu tình, loài nào cũng biết đau đớn buồn khổ và ham sống sợ chết, trừ những duyên cớ riêng biệt. Chính mình khi bị vấp ngã hay đứt tay một chút, còn cảm thấy đau đớn, huống chi là cảnh đâm chém, đập giết, thiêu nướng, xẻ thịt, banh da! Như thế tại sao ta lại nỡ an nhiên vui vẻ, ăn uống trên sự đau khổ vô hạn của chúng sanh? Chính mình khi sắp bị giết đã khóc thương sợ hãi, hoặc người thân bị giết thì cũng xót xa, oán hận, đau buồn! Như thế tại sao ta lại nỡ làm cho chúng sanh khác sợ hãi đau thương lúc sắp bị giết, bị chia ly cùng quyến thuộc? Ðức Phật là đấng đại từ bi, nên người con Phật thể theo lòng từ bi đó mà ăn chay, để tránh việc trực tiếp hoặc gián tiếp sát sanh đầy thê thảm ấy. Trong kinh Lăng Già, đức Thế Tôn bảo Ðại Huệ Bồ Tát: “Những người ăn thịt đoạn hết hạt giống đại từ. Ta xem chúng sanh luân hồi trong sáu nẻo, đời đời làm cha mẹ anh em chồng vợ con cái lẫn nhau. Chúng sanh ăn thịt nhau, toàn là ăn thịt lục thân quyến thuộc của mình. Thế mà loài hữu tình mơ màng không biết, thường sanh lòng giết hại, làm cho nghiệp khổ thêm lớn, khiến nên mãi bị lưu chuyển trong đường sanh tử, không được thoát ly. Kẻ không ăn thịt, sẽ được vô lượng công đức tụ. Nếu tất cả mọi người không ăn thịt, thì không ai giết hại chúng sanh. Do có người ăn thịt tìm hỏi để mua, nên mới có kẻ vì cầu tài lợi giết chúng sanh để bán. Cho nên kẻ ăn thịt cùng người giết chúng sanh để bán thịt, cả hai đều có tội”.
2- Vì tránh ác báo của nghiệp sát: – Bởi tham miếng ngon, nên con người mới tạo nghiệp giết hại. Nhưng vì vô minh che lấp, không rõ thấu lý nhân quả, nên kẻ gây nghiệp sát đâu biết hành vi đó trở lại làm khổ chính mình. Theo lý nhân quả trong kinh, người tạo sát nghiệp, như nặng tất bị đọa vào tam đồ, nhẹ thì phải chịu nhiều đau bịnh, hoặc chết yểu, cùng sự khổ nạn về chiến tranh. Kinh Niết Bàn nói:“Tội sát sanh có ba bậc: thượng, trung, hạ. Nghiệp sát bậc hạ, là giết từ loài kiến cho đến tất cả bàng sanh. Người tạo tội nầy phải bị đọa vào tam đồ, chịu sự khổ về bậc hạ. Tại sao thế? Bởi loài nhỏ dù là con kiến, con muỗi cũng có chút căn lành, nếu giết nó thì phải chịu tội báo. Nghiệp sát bậc trung là giết từ phàm phu trong loài người cho đến bậc A Na Hàm. Người tạo tội nầy phải bị đọa vào địa ngục, ngạ quỉ, bàng sanh, chịu sự khổ về bậc trung. Nghiệp sát bậc thượng là giết từ cha mẹ cho đến bậc A La Hán, Bích Chi Phật. Người tạo tội nầy, phải bị đọa vào đại địa ngục A Tỳ, chịu sự khổ về bậc thượng”.
3- Vì muốn dứt tâm tham nhiễm nơi vị trần: – Trong mười pháp giới, nếu nói tóm tắt, duy có hai nẻo: phàm và thánh. Phàm phu tâm còn nhiễm ô phiền não, chư thánh tâm hằng sáng sạch lặng trong. Bởi thế cho nên hàng Phật tử muốn vượt phàm lên thánh, thoát nỗi khổ luân hồi, phải bỏ nhiễm về tịnh. Mà muốn được tịnh tâm, phải ngăn ngừa đừng cho sáu căn nhiễm sáu trần. Người nào ăn chay mà cảm thấy khó khăn, đó bởi do còn thích món ăn ngon, nghĩa là thiệt căn còn nhiễm vị trần. Vì thế, muốn dễ được tịnh tâm, người Phật tử nên tập lần từ ăn chay kỳ đến chay trường.





Có kẻ hỏi: – Tại sao bên Phật giáo Nam tông vẫn còn ăn mặn? Và nếu không thanh tịnh, tại sao những vị bên phái ấy lại chứng thánh quả? Xin đáp: – Ðức Phật vì tùy hoàn cảnh căn cơ, trong khi nói giáo pháp Nhị thừa, phương tiện tạm mở cho ăn ngũ tịnh nhục (không thấy giết, không nghe giết, không nghi giết, thịt con thú tự chết, thịt loài thú khác ăn còn dư). Nhưng đến khi thuyết qua giáo nghĩa Ðại thừa, ngài lại triệt để cấm dùng đồ huyết nhục, vì lẽ mất lòng từ bi bình đẳng, và gây nhân vay trả luân hồi. Như trong kinh Lăng Nghiêm, đức Thế Tôn còn khuyên không nên dùng đồ bằng da, bởi còn thọ dụng một thân phần của chúng sanh tức là còn mắc nợ nó, huống chi là thường ăn thịt? Trong kinh Ương Quật Ma, ngài Văn Thù Bồ Tát thưa: “Bạch Thế Tôn! Phải chăng nhân vì Như Lai tạng, nên chư Phật không ăn thịt?” Ðức Phật bảo: “Nầy Văn Thù! Tất cả chúng sanh từ vô thỉ đến nay sống chết luân hồi từng cùng làm lục thân quyến thuộc, thay đổi vô thường cũng như trò hát. Thân mình và thân loài khác đồng là chất huyết nhục, vì thế nên chư Phật không ăn thịt. Lại nữa, chúng sanh giới tức là ngã giới, thịt loài khác chính là thịt của mình, nên chư Như Lai không ăn thịt. Nầy Văn Thù! Như con bò tự chết, người chủ dùng da nó làm giày dép đem bố thí kẻ giữ giới. Như bậc giữ giới không thọ tức là pháp Tỷ khưu; nếu thọ trì tuy không phải phá giới, song thiếu tâm từ bi. Cho nên, không thọ dụng thân phần của hữu tình, tức là lần lượt lìa nhân duyên sát sanh vậy”. Ðời Ðường bên Trung Hoa, Ðạo Tuyên luật sư giữ giới tinh nghiêm, nên chư thiên thường hiện thân ủng hộ. Cứ theo bộ Tuyên Luật Sư Cảm Ứng Ký, Tứ thiên vương thưa với Tuyên sư rằng: “Thuở đức Như Lai còn ở đời, một hôm ngài phóng ánh sáng lớn bảo các thiên, long, quỉ, thần: – Sau thời chánh pháp diệt tận, có nhiều vị Tỷ khưu chấp theo giáo tích Tiểu thừa của ta, không hiểu ý nghĩa Tỳ ni, bảo rằng ta cho các Sa môn ăn thịt. Vì thế, trong tăng già lam hiện ra cảnh tượng sát sanh cũng như lò thịt. Lại có các vị Tỷ khưu mặc đồ tơ lụa gần gũi nơi quán rượu dâm xá, không học ba tạng, chẳng giữ cấm giới, làm cho đạo pháp ta suy vi, thật đáng thương xót! Nên biết từ vô lượng kiếp đến nay, ta tu Bồ Tát hạnh đã xả bỏ đầu, mắt, tủy, não, vì tâm từ bi không tiếc thân mạng để bố thí cho loài hữu tình, có lẽ nào lại bảo đệ tử mình ăn thịt chúng sanh? Ta niết bàn rồi, các Tỷ khưu thay thế ta làm thầy trời người dẫn dạy hữu tình khiến cho đắc đạo quả; có lẽ nào bậc thiên nhơn sư mà lại ăn thịt chúng sanh ư? Khi ta mới thành đạo, tuy trong luật có mở ra cho ăn năm thứ tịnh nhục, nhưng đó không phải thật là thịt của bốn loài, mà là thịt do sức thiền định bất tư nghì của ta biến hóa ra. Trong các kinh Niết Bàn, Lăng Già, ta không cho người trì giới ăn thịt. Nếu có Tỷ khưu nào bảo rằng trong Tỳ ni giáo, Phật cho ăn cá thịt, cho mặc áo tơ lụa, đó là lời ma thuyết, là phỉ báng ta!” Lời Phật đã dạy như thế, nếu ăn thịt cá mà không trước nhiễm cũng có thể chứng quả thánh như các vị bên Nam tông đã tu chứng. Nhưng nếu so hai phương diện ăn chay và mặn, thì ăn chay dễ đoạn nhiễm tâm hơn; đến như về nghĩa từ bi bình đẳng, bên ăn chay lại hoàn toàn hợp lý. Thế nên biết giáo nghĩa Nhị thừa chỉ là phương tiện tạm thời, giáo nghĩa Ðại thừa mới là chân thật cứu cánh. Vậy người tu nên hướng theo lẽ phải và xét lại năng lực của mình, đừng quá cầu cao tự cho là bậc viên dung tự tại, vội nói câu “Tửu nhục xuyên trường quá. Bất ngại bồ đề đạo” (Chất rượu thịt ăn vào cũng ra ngoài, không ngại chi đến sự giải thoát cả) mà lầm.
4- Vì để cho thân tâm nhẹ nhàng, dễ thực hành trên đường tu: – Ăn chay nếu đúng cách thì hợp với vệ sinh, và khiến cho thân tâm thanh tĩnh nhẹ nhàng thuận tiện trên đường tu tập. So lại thì khi dùng mặn, ta cảm thấy trong người nặng nề mệt nhọc, chất ăn khó tiêu hơn. Các nhà bác học hữu danh đông tây đã công nhận lẽ đó. Như ông Sénèque, một triết gia, đã nói: “Mỗi bữa ăn, người ta dùng thịt là tự đầu độc, thành thử con người tự sát ngấm ngầm mà không hay. Do đó loài người bị nhiều bịnh mà chết sớm”. Những y khoa bác sĩ trứ danh như các ông: Soteyko, Varia Kiplami cũng bảo: “Trong các thứ thịt có nhiều chất độc rất nguy hiểm cho sức khỏe con người”. Và bà White, nhà nữ bác học, sau một cuộc thí nghiệm đã tuyên bố: “Các thứ hột, trái cây, đậu và rau cải là những thức ăn mà thiên nhiên đã dành để nuôi chúng ta. Các thức ấy chỉ cần nấu nướng một cách đơn giản, thì ăn vào hợp vệ sinh và rất bổ. Nó làm cho con người thân thể tráng kiện, tinh thần sáng suốt và tránh được biết bao nhiêu là bịnh tật!” Chất máu thịt vốn là uế trược, hơn nữa loài thú khi bị giết sanh lòng uất hận, độc khí lưu trữ vào tế bào, hoặc gặp nhằm những con vật mang bịnh, như bịnh lao, bịnh sán…, nếu người ăn vào làm sao khỏi sanh đau yếu?
Có vị hỏi: – Nếu ăn chay cũng đủ sanh tố, tại sao tôi thường thấy người ăn chay trường phần nhiều đều có vẻ xanh và gầy? Xin đáp: – Ðó là do nhiều nguyên nhân khác biệt, không phải lỗi ở sự ăn chay; chẳng hạn như vấn đề tâm lý, hoặc không biết cách thức dùng chay. Về tâm lý, như có người ăn chay với tánh cách gắng gượng, mãi thèm những đồ mặn, lầm nghĩ rằng ăn chay thiếu sức khỏe, thường đem lòng lo lắng e ngại. Hoặc có người tu, mà chưa diệt được niệm tưởng mơ sắc dục, hoặc làm việc suy nghĩ quá nhiều. Những tâm trạng ấy có ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe, bằng chứng như ta thường thấy người nào trải qua một đêm lo nghĩ, sáng ra gương mặt họ hiện rõ vẻ tiều tụy bơ phờ. Về việc không biết cách dùng chay, như những người vì lỡ phát nguyện, nên ăn chay một cách bắt buộc lấy có, chỉ dùng tương chao, ít lát dưa, hoặc muối sả ớt cho qua bữa. Hơn nữa nhiều người quan niệm tu là phải khổ hạnh, nên không mấy chú ý đến việc ăn uống; hoặc kho đầu củ cải, vỏ dưa, chiên xơ mít, hay làm những thức ăn giống đồ mặn rất công phu, song thật sự không có bao nhiêu chất bổ. Ngoài ra, tập tục của các chùa Việt Nam thiên về sự tụng niệm cúng lễ, thường khi liền cả đêm ngày. Sự sinh hoạt của Phật giáo Việt Nam lại nghèo, chư tăng ni thiếu phương tiện học tập, phải dùng sức quá nhiều, nên vị nào khi học thành tài hầu hết đều suy gầy đau yếu. Ðó là đại lược những nguyên do khiến cho người tu thường kém sức khỏe, chẳng phải lỗi ở nơi không ăn cá thịt. Nếu ăn chay mà hợp cách, với lòng hiểu đạo hoan hỷ, và đường lối tu không thái quá bất cập, thì đã ít bịnh tật, lại thêm có lợi ích cho thân tâm.
Tóm lại, ý nghĩa của ăn chay là vì lòng từ bi, vì tránh ác báo, vì lìa trần nhiễm, vì thuận ích cho đường tu. Nếu lập cơ bản nơi bốn điểm nầy mà dùng chay, thì sự thực hành sẽ bền và tăng thêm phước huệ. Như trái với cơ bản đó, tất việc làm chỉ có tánh cách thời gian, khó bền bỉ, kết cuộc không được lợi ích gì thiết thật trên đường tu.


Nguồn: Tổng hợp từ Internet
HỘI NHỮNG NGƯỜI ĂN CHAY
www.HoiNhungNguoiAnChay.blogspot.com

Việc ăn chay, sát sanh và quả báo


Ăn chay đối với nhân loại mà nói, không kể là giữ được thân thể khỏe mạnh, hay tránh được nhân quả nghiệp báo, những lợi ích khác không thể nói cùng. Lại từ một người khuếch đại đến quốc gia xã hội, khiến cho xã hội an lành, thế giới hòa bình, có thể thấy lợi ích của ăn chay thật không thể tính đếm. Trong vô lượng lợi ích, tôi cho rằng lợi ích lớn nhất của ăn chay, phải là tăng trưởng lòng từ bi.




1. ăn chay được mạnh khoẻ, sống lâu

Thứ nhất: thức ăn chay không độc, thịt có độc
Thức ăn chay phần nhiều đều là rau quả, sinh trưởng lớn lên từ đất, hoặc rong biển… đã nhiều dinh dưỡng lại không có độc tố. Những thực vật này giúp máu giữ được chất kiềm – đây muốn chỉ máu ấy trong sạch. Y học gọi là kiềm tính thực vật. Thực phẩm có thịt ăn vào có thể khiến cho máu mang tính chua – đây muốn chỉ máu ấy dơ, do đó thịt được gọi là thực phẩm mang tính chua. Người ăn chay máu sạch, nên tuần hoàn nhanh, khiến cơ thể nhẹ nhõm thoải mái, hoạt bát, chịu đựng giỏi, suy nghĩ nhanh lẹ và sống lâu. Như Hòa thượng Triệu Châu, một cao tăng Phật giáo đời Đường sống đến 150 tuổi. Hòa thượng Hư Vân thời cận đại sống được 120 tuổi. Cư sĩ Lý Bỉnh Nam, Đài Loan, nhờ nhiều năm trường trai, 95 tuổi mà vẫn sáng suốt. Những điều này đều là hiện thực chứng minh ăn chay mạnh khỏe, sống lâu. Lại như quán quân bơi lội Mậu-lâm-la-tư của thế vận hội Olimpic, lần đầu tiên, tốc độ của anh ta thật kinh người. Là vận động viên nổi tiếng nhất, anh ta là một người ăn chay. Theo báo cáo của Kiện Đức, một nhà hóa học trứ danh Pháp quốc, ông ta phát hiện thực phẩm thịt là một loại thực phẩm trúng độc mang tính chậm. Bởi vì xuất xứ của thịt là từ heo, dê, gà, vịt… mà động vật lúc vội vàng, giận dữ hoặc sợ hãi thì trong cơ thể sản sinh một vật tiết ra độc tố, độc tố ấy nhanh chóng truyền khắp các mạch máu vi tế và thịt trong toàn thân. Vật tiết độc chất này thông thường đều đầy trong cơ thể, tác dụng “cái mới thay đổi cái cũ” bài xuất ra ngoài, hoặc ra bằng đường đại tiểu tiện. Nếu con vật bị giết trong lúc đang giận dữ hoặc sợ hãi, bộ máy cơ thể bị đình chỉ hoạt động, vật tiết xuất độc tố này không được bài xuất ra, vẫn tồn đọng trong máu thịt. Nếu ăn vào loại thịt này, tất bị trúng độc tố ấy. Cho nên, ăn thịt bằng với trúng độc mang tính chậm. Đã từng có người thí nghiệm qua. Động vật trong lúc giận dữ hoặc sợ hãi, chất tiết độc tố mà cơ thể sản sinh ra, nếu hút ra bằng ống thủy tinh, chỉ cần độc tố bằng một cây nhang đã có thể giết chết một mạng người. May mà độc tố này khi gặp rau quả, bị hóa giải bớt một phần nào.
Thứ hai: Nhân loại nên ăn chay, chớ nên ăn thịt
Theo tiến sĩ Hàn Đinh Đốn của trường đại học Ca-luân-tỷ-á Mỹ quốc, đã từng giải phẫu phân tích đường ruột, chứng minh con người thích hợp ăn chay mà không thích hợp ăn thịt. Ông ta giải thích ruột non của động vật ăn thịt thì ngắn, ruột già thẳng và trơn nhẵn; ruột non của động vật ăn chay thì dài, ruột già cũng dài; ruột của động vật ăn thịt lẫn ăn chay dài hơn động vật ăn thịt, ngắn hơn động vật ăn chay. Ruột già của con người dài khoảng 5 – 6 mét và quằn tới quằn lui, vách ruột không láng đồng thời chồng lên một đống. Đường ruột như thế chỉ thích hợp với ăn chay, không thích hợp với ăn thịt. Bởi vì thịt ít chất xơ, sau khi tiêu hóa để lại cặn bã. Ruột của con người tương đối dài, thức ăn ở trong ruột quá lâu sẽ sinh ra độc tố, tăng thêm gánh nặng cho gan. Gan quá sức chịu đựng sẽ trở nên xơ cứng, thậm chí ung thư. Lại nữa, trong thịt có rất nhiều a xít uric, Urê, ăn vào tăng thêm gánh nặng cho tạng thận, dẫn đến bệnh thận. Vả lại, thịt ở trong ruột già, ruột non phải qua sự hấp thu quá độ không cần thiết. Và thịt vốn lại thiếu chất xơ, dễ tạo nên táo bón, dẫn đến bệnh trĩ và ung thư trực tràng. Sự phân tích đường ruột con người trên đây, đủ để chứng minh con người ăn thịt là “tự rước họa vào thân”.
Thứ ba: Thức ăn thịt dễ dẫn đến bệnh tật
Sự nguy hại lớn nhất đến sức khỏe của người già, trung niên là colesterin, mà hàm lượng colesterin tương đối có nhiều trong não, thần kinh, máu, nước mật, lòng vàng trứng và mỡ… của động vật. Colesterin là chủ thể cấu thành hocmon của tuyến thượng thận và vitamin D. Tố chất dinh dưỡng này, thanh niên, trung niên hấp thu một lượng vừa phải rất là hữu ích. Nếu trong máu của một người chứa colesterin quá nhiều, sẽ dẫn đến xơ cứng động mạch, bệnh tim, bệnh cao huyết áp… Tuổi trung niên trở lên thì cơ thể, sinh lý có chiều hướng suy dần. Tất nhiên, cần phải tránh ăn nhiều thực phẩm thịt hàm chứa phong phú chất colesterin để giữ sức khỏe cơ thể.
Lại một chứng minh nữa: nhà dinh dưỡng học Kha-lâm-tư, Mỹ quốc nói: “Nhân loại nếu có thể bỏ ăn thịt, thì sẽ thu được lợi ích vô cùng”. Ăn chay có thể giữ lâu tuổi trẻ, tinh lực dồi dào, đầu óc mẫn tiệp, da thịt mềm mại, đây là hiện tượng của tuổi trẻ. Ngược lại, thân thể mệt nhọc, thần trí hôn ám, da thịt xù xì, lộ ra dáng vẻ lão hóa. Nay lấy ba cái này làm chuẩn, so sánh giữa ăn chay và ăn mặn, nhà dinh dưỡng học Chu Tu Tuệ nói: “Ăn nhiều thực phẩm có thịt, trong y học gọi là thực vật mang tính chua, có thể làm cho máu mang tính chua, máu dơ. Lúc muốn trung hòa tính chua này, chất canxi trong máu phải tiêu hao lượng lớn. Lượng canxi mất, tế bào sẽ bị lão hóa, cơ thể mỏi mệt không sức chịu đựng, dễ đưa đến thần trí hôn ám và suy yếu. Còn ăn nhiều rau xanh, trái cây, những thực vật mang tính kiềm này, có thể làm cho máu giữ được chất kiềm, máu trong sạch, khiến cho cơ thể nhẹ nhàng, thoải mái, chịu đựng giỏi, đầu óc nhanh nhạy đồng thời có thể sống lâu”.
Trên đây, đã đối chiếu sức khỏe và tinh thần của người ăn chay và người ăn mặn, rõ ràng đã thấy: một giữ được vẻ thanh xuân, một suy yếu lão hóa. Sự láng mịn và xù xì của da, chỉ nhìn qua ta có cảm giác ngay là già hay trẻ. Cho nên, da thịt mịn màng là điều kiện chính của sự trẻ mãi. Ăn chay làm sao giữ được nước da mịn màng? Điều này cần phải nói từ thực phẩm dầu mỡ nào mà người ăn chay đã ăn. Giá trị dinh dưỡng của mỡ là: thứ nhất, cung cấp nhiệt năng. Thứ hai, duy trì nhiệt độ cơ thể, bảo vệ nội tạng và làm tươi nhuận da. Thứ ba, giúp đỡ hấp thu vitamin. Chất mỡ quá nhiều làm cho người ta mập, dễ mắc bệnh cao huyết áp, mạch máu não cho đến các bệnh tim, gan, phổi, thận… Nếu mỡ quá ít khiến cho người ta gầy gò, dễ mắc các chứng suy nhược cho đến các bệnh về da. Có hai nguồn mỡ: một là mỡ từ động vật, như mỡ của heo, dê và thịt mỡ, gọi là mỡ động vật. Hai là mỡ từ nhân thực vật, như dầu phụng, dầu đậu nành, gọi là dầu thực vật. Sự hơn thiệt của hai loại dầu mỡ này khác nhau rất lớn. Mỡ động vật là mỡ bão hòa, nhiều colesterin, dễ dẫn đến xơ cứng động mạch, cao huyết áp, bệnh tim, cũng có lợi cho việc sinh sản ung thư tế bào. Dầu thực vật không phải là dầu bão hòa, có thể thúc đẩy tăng gia bài tiết tính chua của nước mật, làm cho colesterin xuống thấp, tránh được bệnh tim và các chứng huyết quản khác. Từ đó có thể thấy, người ăn chay sử dụng dầu thực vật, quả thật là một yếu tố lớn để khỏe mạnh tươi da. Hàm lượng dầu trong thực vật, nhiều nhất là ở hồ đào, chứa 66.90%. Thứ hai là đậu phụng, chứa 48.70%. Thứ ba là mè trắng, chứa 48.23%. Thứ tư là đậu nành, chứa 20.20%. Những dầu này đều không phải là dầu bão hòa, ăn vào có ích không hại. Hàm lượng mỡ trong động vật, nhiều nhất là ở thịt heo, chứa 57.80%. Thứ hai là thịt dê, chứa 25.00%. Thịt bò chứa 13.50%. Nhưng những loại mỡ này đều thuộc mỡ bão hòa, chứa rất nhiều colesterin, dễ dẫn đến bệnh tim, bệnh huyết quản.

4. Người ăn chay tăng trưởng lòng từ bi

Ăn chay đối với nhân loại mà nói, không kể là giữ được thân thể khỏe mạnh, hay tránh được nhân quả nghiệp báo, những lợi ích khác không thể nói cùng. Lại từ một người khuếch đại đến quốc gia xã hội, khiến cho xã hội an lành, thế giới hòa bình, có thể thấy lợi ích của ăn chay thật không thể tính đếm. Trong vô lượng lợi ích, tôi cho rằng lợi ích lớn nhất của ăn chay, phải là tăng trưởng lòng từ bi.
Sát sinh ăn thịt thật là ác nghiệp, tất phải thọ báo không còn nghi ngờ gì nữa. Có điều là thọ báo tùy theo tâm giết và cách giết tàn nhẫn hay không mà có nhanh chậm, nặng nhẹ, không thể nói một cách khái quát. Nếu sau khi sát sinh, sám hối tu thiện cũng có thể chuyển hậu báo thành hiện báo, trọng báo thành khinh báo. Tôi vì muốn để cho mọi người hiểu một cách thiết thực việc ác báo sát sinh ăn thịt, không ngại hiện thân thuyết pháp.
Làm sao tránh kiếp đao binh
          1. Cội gốc đưa đến chiến tranh
Chúng ta phải hiểu rõ rằng, hết thảy nỗi thống khổ của chiến tranh từ đâu mà có? Không có điều gì là không có nhân quả. Quá khứ tạo nhân bát khổ, thì hiện tại phải chịu quả bát khổ. Hiểu được quan hệ của nhân quả thì biết ngay kiếp can qua cũng là một loại quả báo. Nhưng có một số người không tin vạn pháp đều có lý nhân quả. Bởi không học Phật, cho nên họ không tin lý nhân quả. Không tin nhân quả, vậy can qua nguyên nhân do đâu? Trí tuệ của phàm phu chỉ biết được hiện tại. Cách nhìn của phàm phu thế gian và cách nhìn của Thánh nhân căn bản không giống nhau. Cách nhìn của phàm phu chia làm hai loại: thứ nhất, họ cho rằng kiếp can qua là do bọn xâm lược chủ nghĩa đến quốc gây ra, muốn chinh phục thế giới mà gây nên chiến tranh. Cách nhìn thứ hai, họ cho rằng do bọn dã tâm trong nước không giữ bổn phận, nhiễu loạn trị an nội bộ, tạo phản dẫn đến đánh nhau, nên đã xảy ra kiếp nạn can qua. Phàm phu thường tình cho hai điều này chính là nguyên nhân gây nên chiến tranh. Thật ra, đây hoàn toàn không phải là nguyên nhân chính, chẳng qua chỉ là một trợ duyên mà thôi. Kiếp can qua là duyên, vậy thì nhân của nó ở đâu? Điều này không phải là cái mà kẻ thường tình có thể hiểu được, phải là bậc Thánh trí tuệ siêu xuất mới có thể thông tỏ.

2. Trí tuệ bậc thánh có thể thấy được quá khứ

Phật Pháp vô biên. Chỉ có Phật giáo mới có thể nói rõ được nguyên nhân vì sao xảy ra chiến tranh. Chúng ta đưa ra một ví dụ: Gieo hạt giống dưa xuống đất, đó gọi là nhân. Sau hạt giống nảy mầm, lớn lên ra trái, gọi đó là quả. Trợ duyên chính là điều kiện sinh trưởng. Giống như sau khi gieo hạt giống xuống, phải tưới nước, bón phân, có ánh sáng mặt trời mới sinh ra quả. Cho nên, chắc chắn có nhân, có duyên mới có quả. Như vậy, xem ra rõ ràng hơn rất nhiều. Thấy quả thì biết ngay nhân, giống như thấy dưa thì biết ngay dưa là từ hạt giống dưa mà có. Hiện tại, sở dĩ bị quả báo chiến tranh, là do đời trước tạo nhân chiến tranh. Quý vị phải biết, quả báo của chiến tranh là chết chóc, thì nhân của nó chắc chắn phải là nhân giết chóc. Lại thêm trợ duyên của bọn dã tâm và chủ nghĩa đế quốc, nên đã xảy ra quả báo chiến tranh. Nhưng rất tiếc, phàm phu không biết được nhân này, chỉ có Phật, Bồ tát mới hiểu rõ được. Điều này không phải nói dóc hay suy đoán. Phật, Bồ tát có thiên nhãn thông, cho nên thấy rất rõ nhân quả của chiến tranh, thấy được chúng sinh từ xưa đến nay luôn tạo nghiệp sát, không ai là không sát sinh. Và sát sinh được phân làm hai: một là trực tiếp giết, hai là gián tiếp giết. Tạo hai nghiệp sát này, lâu này gặp duyên tất kết thành quả chiến tranh. Vậy thì, thế nào là trực tiếp giết và gián tiếp giết? Đồ tể trực tiếp giết heo, dê, bò gọi là trực tiếp giết. Vì ngày nào chúng ta cũng ăn thịt nên đồ tể mới giết. Vì chúng ta họ mới giết, nên gọi là gián tiếp giết. Hai loại này đều là nhân sát.

3. Thủ phạm giết chính
Mọi người đều cho rằng, tội của người giết nặng còn tội của người ăn nhẹ, điều này không đúng. Luật pháp chính phủ, phạm tội cũng chia làm hai loại, đó là chủ phạm và tòng phạm.

Chủ phạm chính là tự tay mình làm, tòng phạm là hùa theo. Vậy thì người trực tiếp giết là chủ phạm hay là người ăn là chủ phạm? Điều này không nhất định. Thí như lúc đồ tể giết heo đi bán, lúc này đồ tể chính là chủ phạm, người mua thịt là tòng phạm. Nhưng thịt không đủ bán, người mua thịt nhiều quá, đồ tể bèn giết thêm, lúc này người mua thịt trở thành chủ phạm, và đồ tể là tòng phạm. Cho nên, có nhân như thế nào thì mỗi người tự chịu quả báo như thế ấy. Người thời nay không tin lý nhân quả báo ứng bằng người xưa. Trước đây, không những dân lành sợ nhân quả, mà ngay cả kẻ đồ tể cũng sợ nhân quả báo ứng, nên lúc sắp giết heo, miệng họ luôn nói thế này: “Heo này! Heo này! Mày đừng hận tao, mày là món ăn của thế gian, họ không ăn tao không giết, mày hãy đòi nợ người ăn thịt ấy!”. Bạn xem, chẳng phải người giết heo cũng sợ heo đến đòi mạng sao? Và rốt cuộc heo đòi nợ người ăn hay là đòi nợ người giết? Tục ngữ có câu nói rất hay: “Oan có gia trái có chủ”. Cho nên ăn có quả báo của ăn, giết có quả báo của giết.

Trong kinh cũng có một bài kệ rằng: “Cho dù trăm ngàn kiếp, nghiệp tạo ra hãy còn. Lúc gặp phải nhân duyên, quả báo phải nhận chịu”. Nghĩa là: Giả sử có trải qua trăm ngàn kiếp đi nữa, một thời gian lâu dài như thế, thì những nghiệp tốt xấu mà mỗi người ra tạo cũng không mất. Nên biết, giữa nhân và quả còn có cái duyên, khi nhân gặp duyên thì mình vẫn phải chịu quả báo.

HỘI NHỮNG NGƯỜI ĂN CHAY
Tham gia vào hội tại diễn đàn G+