Monday, April 22, 2013

Đừng ham miếng tự do, hãy an vui tự tại

Đừng ham miếng tự do, hãy an vui tự tại


http://www.facebook.com/quantheam
***********************
Từ khi Âu hóa tran sang nước ta, thì bao nhiêu danh từ mới mẻ nào bình đẳng, nào tự do cũng lần lữa phát hiện, nó đã lan khắp các nơi, trên mặt báo chương trên chốn học đường, cho đến nơi thị thành buôn bán không chổ nào là không thấy không nghe: Tự do! Tự do!

Những khách du đãng, các kẻ giang hồ, nói con bất hiếu, học trò thất nghi khi nào cũng muốn phóng giãi tất cả lễ nghi luật pháp ràng buộc để cầu được tự do, phóng thân chạy theo ý muốn, nay non cao mai biển rộng, sớm đi đánh bạc, chiều đi coi hát khỏi bị điều gì ngăn đón, như vậy là hạnh phúc của đời người; trong tâm đã sẳn sàng phóng đãng như vậy ngoài lại đưọc khẩu hiệu tự do bảo toàn. Cho nên mặc sức hành động, tự do đi chơi, tự do ăn mặc, tự do uống rượu, tự do lấn hiếp kẻ hèn yếu v,v…Khiến cho lòng người trước còn sạch, sau trở nên đen điu, trước vẫn nhân từ hiếu hạnh sau thành lần đổi thành độc ác vong ân, những là thần phong mỹ tục đều phải tiêu mòn hủ nát; con có quyền tự do của con, cha mẹ có quyền tự do của cha mẹ, không ai cản ai được. Vua tôi thầy trò đều có quyền tự do của Vua tôi thầy trò không ai dạy ai nghe v.v…Nói tóm lại, tự do nghĩa là không bị dưới quyền hạng chế của ai cả.

Song xét kỷ lại thì như vậy tuygọi là tự do mà chưa hề tự do chút nào cả, chẳng qua phóng ý tư tình, buông lung theo dục cảnh không bị pháp luật ngăn cản gọi là tự do sung sướng, kỳ thật trong đó đã bị không biết bao nhiêu hoàn cảnh chi phối, gặp sắc đẹp tiếng hay không thể không tham, đói cơm rách áo không thể không khổ, gặp nghịch cảnh còn phải than buồn gặp thuận cảnh không khỏi réo rắc vui mừng, huống hồ gì còn những khổ sống chết già đau muốn tránh xa mà không làm sao tránh được, như vậy thì hai chữ tự do chỉ là thuận tình lưu dục còn phải khuyết điểm, cho nên hơn một tằng trong đạo Phật thường dạy hai chữ "Tự tại”, chẳng những không theo lòng dục vọng vượt bỏ pháp luật càng thường gây thêm tội lỗi buộc ràng, làm cho thế đạo nhơn tâm lu mờ phế bỏ, mà lại còn một lòng tin cho mọi người noi theo để cầu lấy hạnh phúc chơn thật hoàn toàn.

Tự tại, là không ngăn ngại, là giải thoát, là kết quả hoàn toàn của kẻ tu hành. Tự tại không bị sắc đẹp làm lòa mắt, tự tại không bị ngũ dục làm loạn tâm, không vì nghịch cảnh không vui bởi thuận cảnh không mừng không giận không ghét ưa, ở vào hoàn cảnh nào cũng không việc gì bó buộc được, cho đến sanh tử không thể buộc ràng, mặc dù vào sanh ra tử mà luôn luôn đặng tự tại; tự tại như vậy mới là chơn thật tự tại mới là chỗ đáng chung cầu của muôn người muốn hết khổ được vui vậy.

Như thế thì thấy rõ ý nghĩa của chữ “Tự do” và “Tự tại” khác nhau như trời như vực, tự do thì vượt cương thường đạo đức, pháp luật lễ nghi để làm theo ý muốn, tự tại thì giữ trọn đạo đức để trau giồi tâm tánh mà không hề bị bó buộc, tự do thì thoát một bên lại bị buộc một bên, còn tự tại thì hoàn toàn giải thoát, tự do còn phải sanh tử đọa lạc, còn tự tại dầu sanh tử cũng không bị buộc ràng v.v…

Tự do ư? Tự tại ư ? Người muốn lập đức, muốn được an vui tất phải nhận chân cho kỹ !

(HT. Thích Thiện Siêu)

No comments:

Post a Comment