Thursday, July 6, 2017

CHÁNH NIỆM

CHÁNH NIỆM
Ngoài việc duy trì chánh niệm suốt ngày đêm, chẳng có pháp du già tịnh quang nào khác. Hành giả bắt đầu bằng cách thực hành công phu duy trì chánh niệm suốt cả ngày. Khi tâm thức con rất sáng suốt và bén nhạy trong ngày thì thì cuối cùng chánh niệm cũng sẽ được duy trì trong đêm. Khi con đi ngủ mà vẫn tiếp tục duy trì chánh niệm, trong sự kết hợp giữa sự tỉnh giác trong sáng và tánh Không, con sẽ bắt đầu nhận biết được trạng thái của giấc mộng. Sự nhận biết này được gọi là ‘nhận biết tánh sáng của giấc mộng’. Rồi cuối cùng, với chánh niệm bền bỉ, ngay cả khi trang thái giấc mộng biến mất , con sẽ an trú được trong tánh sáng một cách tự nhiên và sự tỉnh giác sẽ trụ lại. Cuối cùng, sự tỉnh giác trong sáng sẽ trụ lại ngay cả trong trạng thái giấc ngủ sâu. Nó cũng giống như sự tỏa sáng của đốm lửa của ngọn đèn. Sẽ chẳng có tư tưởng nào [khởi lên] mà chỉ có một cảm nhận vi tế của sự nghỉ ngơi trong giấc ngủ. Điều này sẽ được thực hiện khi con duy trì sự tỉnh giác trong sáng liên tục cả ngày lẫn đêm mà không bị phóng tâm chút nào.
Sau cùng, trong giấc ngủ sâu, con sẽ nhận biết được tịnh quang của giấc ngủ sâu. Cái mà chúng ta gọi là tịnh quang chính là khả năng sử dụng sự tỉnh giác để tỏa sáng vào các ý tưởng và cảm xúc hay cảm giác của con. Những tư tưởng này sẽ phát khởi rồi tan biến mà không hề chi phối con hay để lại dấu vết gì. Một hành giả sơ cơ sẽ duy trì được sự tỉnh thức trong phút chốc rồi sau đó lại đánh mất chánh niệm. Việc này phải được khắc phục vào lúc ban ngày. Trước hết, con phải có thể đoạn diệt bất kỳ tư tưởng thông thường nào phát khởi lên, rồi luyện tập duy trì sự tỉnh giác trong sáng ấy. Rồi khi con đi ngủ, hãy giữ vững chánh niệm bằng cách tụng minh chú OM AH HUNG. Thỉnh thoảng, con sẽ có thể nhớ đến OM AH HUNG trong giấc mộng và cuối cùng chánh niệm sẽ trụ lại, ngay cả trong trạng thái giấc ngủ sâu.
~ Những lời khai thị của Đức Garchen Rinpoche 2011
Nguồn:drikungvn.org

No comments:

Post a Comment