Tuesday, July 18, 2017

***MỘT SỐ CÁCH TRỊ BỆNH NGOẠI PHƯƠNG***



***MỘT SỐ CÁCH TRỊ BỆNH NGOẠI PHƯƠNG***
1/ HÍT THỞ TRỊ BỆNH:
Đây là cách mà các bậc tiên hiền đã chỉ dạy trong rất nhiều phương thang trị liệu, được dùng để dưỡng sinh, hồi phục thể trạng và trị liệu một số bệnh tật liên quan đến Ngũ Hành.
Nhiều người gọi đó là Khí Công (công năng của việc điều khí) hoặc Dịch Cân Kinh (Sự dịch chuyển để cân bằng). Việc này có lẽ nhiều người có biết đến, tuy nhiên rất ít người tin hành. Phương cách này có thể điều trị cho nhiều loại bệnh mang tính kinh niên, hay mãn tính rất hữu dụng.
Mục đích thì thầy vừa giải nói bên trên rồi, còn phương pháp thì dù có nói mênh mang bất tận đến năm năm, mười năm cũng chưa thể luận nói tận ý cho được, vì vậy thầy có thể gom lại trong hai câu tinh yếu như sau:
- Dưỡng - Càng chậm càng lâu (tức là đối với việc dưỡng sanh thì chu trình hít vào và thở ra càng chậm thì thọ mạng sẽ càng lâu dài).
- Trị - Nhanh, sạch, thanh, định (tức nếu là hỗn khí để điều trị bệnh tật thì lại cần sức nén, quá trình hít vào thật nhanh và thở ra cũng thật nhanh, hỗn khí phải là nơi sạch sẽ, thanh tịnh, còn định ở đây là phải ấn định vùng tổn thương để đưa khí đến đó. Tùy vùng tổn thương là thuộc hành nào thì đưa loại khí tương khắc mà chế phục. (Tỉ dụ như nơi phát bệnh là bệnh thận mãn tính, vậy thận thuộc Thủy hành, dòng khí đưa vào phải là Hỏa Khí để khắc trị)..v..v
- KIM : Phổi, Ruột già.
- THUỶ : Thận, Bàng quang.
- MỘC : Gan, Mật
- HỎA : Tim, Ruột non.
- THỔ : Lá lách, Dạ dày.
2/ TÂM TƯỞNG TRỪ BỆNH
Đây là cách giúp người bệnh bằng việc tạo ra trong tâm thức họ niềm tin tưởng rằng bệnh tật nhất định bị đẩy lùi, Đông Phương gọi là Tâm Trị, Tây Phương thì gọi là (Liệu pháp tâm lý).
Nhìn chung đây là cách giúp người bệnh có thêm niềm tin, từ đó cơ thể sẽ sản sanh ra các chất kháng thể để chiến đấu và dần đẩy lùi bệnh tật. Liệu pháp này chỉ có thể dùng với những người có niềm tin vững chắc, không mông lung, bất định. Cũng rất hạn chế vì khó kiểm soát và theo dõi nhưng nếu đã không còn phương cách khác thì có thể dùng phương cách này!
3/ THỊ PHƯƠNG ĐẢ TẬT
Tức là nhìn để trị bệnh, điều này thoạt nghe có vẻ khó tiếp thâu, nhưng đây là phương cách rất ích hữu với những loại bệnh (Trầm cảm, Tâm thần, Loạn trí, ... hay bệnh về tánh khí thất thường, nóng nảy).
Khi thị dụng người bệnh có thể tiếp thâu vào não các hình ảnh tương ứng, từ đó có thể làm nền tảng cho sự sắp xếp ngăn nắp các việc hỗn độn, rối rắm. Ví dụ như khi công việc quá nhiều người ta tù mù không biết xử lý ra sao thì lại đi du lịch, khi thị dụng các hình ảnh mênh mông đưa vào đầu họ sẽ có cái nhìn tổng quan hơn, từ đó lại xử lý được vấn đề, thì đây là một dạng của Thị Phương Đả Tật.
3/ THÍNH, KHỨU, VỊ PHƯƠNG ĐẢ TẬT.
Tương tự như thị phương đả tật, người ta cũng có thể dùng cách Nghe, Ngửi, Nếm, để trị bệnh.
4/ CÁCH PHƯƠNG ĐẢ TẬT
Đây là cách nhiều chùa tự cổ xưa đã dụng để trị bệnh cho các bậc vua chúa, kỳ thực không phải chỉ có thuốc men, dược liệu mà có thể trị bệnh được, mà nó còn do nơi sanh sống.
Cùng 1 bệnh đó, nếu để nằm ở nhà dùng thuốc lại không khỏi, mà lên núi lên chùa nằm trị lại khỏi.
Thì đây là cách phương đả tật (tức phải cách ly với môi trường tạo bệnh).
Người ta dùng cách này để trị cai nghiện các loại (thuốc phiện, thuốc lá, rượu, bia...v...v ) hoặc các bệnh nan y khác.
Một phương cách khác của Cách Phương Đả Tật đó là đưa người bệnh đến nơi xa lạ, ở đó lại cung dùng dược liệu tương ứng mà trị bệnh, đến khi khỏi hẳn mới trở về nhà. Nhưng ngày nay xem ra không còn phù hợp với đơif sống hiện đại nữa.
Vì vậy xưa kia có nhiều trường hợp lâm trọng bệnh, ý định là bỏ nhà ra đi đến nơi thâm sơn, cùng cốc để chết ở đó. Nhưng cuối cùng lại khỏi bệnh, lại khỏe mạnh trở về, nhiều người hỏi han thì họ cũng không hiểu rõ nguyên cớ. Còn kỳ thực đó chỉ là một trong các phương trị bệnh của Thiên Y Cơ Văn mà thôi!
Chúc tất cả có một sức khỏe tốt, cầu cho người bệnh đều sớm khỏe. Hy vọng sẽ có người hữu duyên lãnh hội mà giúp cho thân quyến, bằng hữu của mình trong cơn tuyệt vọng còn tìm được diệu phương điều phục.
NAM MÔ BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT!!!

No comments:

Post a Comment