Sunday, September 1, 2013

SÂN HẬN-MỘT CẢM XÚC HỦY HOẠI ( sưu tầm)

SÂN HẬN-MỘT CẢM XÚC HỦY HOẠI ( sưu tầm)

Bạn có tức giận không? dĩ nhiên tất cả chúng ta không ai phủ nhận điều đó.Đôi khi ta bực tức, khó chịu cáu kỉnh.Chúng ta giận dữ hoặc điên tiết với người này hoặc người nọ vì lý do này hay lý do kia.Có nhiều sự việc, hoàn cảnh khiến ta cảm thấy bực mình khó chiu, thường làm chúng ta nổi cơn thịnh nộ giận dữ khi sự việc không xãy ra theo ý mình.Chúng ta muốn mọi việc được thể hiện theo một chiều hướng nào đó nhưng lại diễn biến theo hướng khác, thế là ta lại đùng đùng nổi giận.
Đôi khi ta mong đợi một điều gì đó xãy ra ( như tăng lương chẳng hạn ) nhưng nó lại không xảy đến, ta cảm thấy bực mình cáu kỉnh,Kế đó có kẻ trêu tức làm tổn thương lòng tự ái của chúng ta.Họ dễ dàng làm chúng ta nổi khùng.
Quả thật chẳng thiếu gì những trường hợp làm chúng ta nổi giận.Nếu chiệu khó quan sát phản ứng và lời nói của chúng ta trong đời sống hằng ngày, ta sẽ thấy nhiều lúc mất bình tỉnh hoặc sút chút nữa không kiềm chế được cơn giận.Sự tức giận biểu lộ qua cung cách nói ,thái độ, nét mặt,sự bực tức trong giọng nói,gắt gỏng và lớn tiếng-và khi không còn kiềm chế được, chúng ta bắt đầu quát tháo la hét,đá,đóng sầm cửa,đập bàn,đặt điện thoại mạnh tay hoặc thậm chí hành hung một người nào đó.Trong vài trường hợp cực độ,có người qua đời vì tức giận:khi cơn giận dữ lên cao độ,họ ngã ra chết vì chứng đột quỵ tim. Sự giận dữ thay đổi theo cường độ.Với người nóng tính nó dễ bộc phát, với người ôn hòa, họ có vẽ trầm tĩnh .Có kẻ vẫn nuôi lòng oán hận lâu dài sau khi cơn giận trôi qua trong khi người khác lại dễ dàng tha thứ.Dù trường hợp nào đi nữa, thì sự thật là trong chúng ta ai cũng có cảm giác tức giận,chỉ khác nhau về mức độ và tần số cảm xúc. Ngay cả những người ôn hòa nhất cũng có lúc biểu lộ bực mình khó chịu khi sự chịu đựng vượt quá giới hạn hoặc chịu quá nhiều áp lực căng thẳng.
Chúng ta nên giận dữ không ???
Có sự tức giận nào được chấp nhận không ?Giận dữ quát tháo người khác, mất bình tĩnh,đùng đùng nổi giận,tất cả những điều này đúng hay sai ?Giận dữ là một lối sống giữa những con người trên cõi đời này chăng ?Chúng ta đón nhận nó như thể được ban tặng và chấp nhận như là một điều tự nhiên, không thể tránh được? đọc báo hằng ngày, chúng ta thấy đầy dẫy cơn tức giận và lòng thù địch trên hành tinh chúng ta

Khi đọc tin tức về cuộc chiến tranh xung đột liên tuc ở nhiều nơi trên thế giới,ta có dừng lại để tự hỏi tai sao con người không thể sống chung hòa bình như anh chị em được chứ ?Sao chúng ta lại quá hiềm thù, tàn nhẫn,thiếu vắng lòng khoan dung?vì cớ gì một số người sẵn sàng tàn sát những kẻ vô tội để đạt được tham vọng của mình? tại sao? tại sao các nước lại đua nhau chế tạo những vũ khí hạt nhân hủy diệt mọi người trên thế giới? Sao lại có quá nhiều lo âu và ngờ vực lẫn nhau ?

Sự sân hận bắt nguồn từ cõi lòng chúng ta và tình thương cũng thế.Chúng ta chắc chắn rằng sân hận là tội ác, phải triệt để ngăn cấm nó hoạt động trong trái tim và tâm hồn chúng ta.Nó là một cảm xúc mang mầm mống hủy hoại tạo ra bao thống khổ trên đời .Nó phát sinh từ tâm,và ngay tại nguồn gốc khởi thủy này, nó phải được kiểm soát để loại trừ.

Sân hận làm đời ta đau khổ, nếu ta tiếp tục chấp nhận và không cố gắng chế ngự nó, có nghĩa là ta tiếp tục sống cuộc sống hỗn loạn
Cứ mỗi phút sân hận làm bạn mất 60 giây hạnh phúc.

( Ralph Waldo Emerson )
Sống không giận, không hờn, không oán trách
Sống mỉm cười với thử thách chông gai
Sống vươn lên theo kịp ánh ban mai
Sống an hoà với những người chung sống
Sống là động nhưng lòng luôn bất động
Sống hiên ngang danh lợi mãi xem thường
Sống là thương nhưng lòng chẳng vấn vương
Tâm bất biến giữa dòng đời vạn biến !
VẾT THƯƠNG

Không rõ tác giả

Một cậu bé có tính xấu là rất hay nổi nóng. Một hôm cha cậu bé đưa cho cậu một túi đinh và nói với cậu bé rằng mỗi khi cậu nổi nóng thì hãy chạy ra đằng sau nhà đóng một cái đinh lên hàng rào gỗ.
Ngày đầu tiên, cậu bé đã đóng 37 cái đinh lên hàng rào. Nhưng sau vài tuần cậu bé đã tập kiềm chế cơn giận của mình và số lượng đinh cậu đóng lên hàng rào mỗi ngày một ít đi. Cậu nhận thấy rằng kiềm chế cơn giận của mình thì dễ hơn là phải đóng cây đinh lên hàng rào.
Một ngày kia, cậu đã không nổi giận một lần nào suốt cả ngày. Cậu nói với cha và ông bảo cậu hãy nhổ một cái đinh ra khỏi hàng rào mỗi một ngày mà cậu không hề nổi giận với ai dù chỉ một lần.
Ngày lại ngày trôi qua, rồi cũng đến một bữa cậu bé tìm cha mình báo rằng đã không còn một cái đinh nào trên hàng rào nữa. Cha cậu đã cùng cậu đến bên hàng rào. Ở đó ông nói với cậu rằng "Con đã làm rất tốt, nhưng hãy nhìn những lỗ đinh trên hàng rào. Hàng rào đã không thể giống như xưa nữa rồi. Nếu con nói điều gì trong cơn giận dữ, những lời nói đó cũng giống như những lỗ đinh này, để lại những vết sẹo trong lòng người khác. Dù sau đó con có nói xin lỗi bao nhiêu lần đi nữa, vết thương đó vẫn còn ở lại. Vết thương tinh thần cũng đau đớn như những vết thương thể xác vậy. Những người xung quanh ta, bạn bè ta là những viên đá quý. Họ giúp con cười và giúp con trong mọi chuyện. Họ nghe con nói khi con gặp khó khăn, cổ vũ con và luôn sẵn sàng mở rộng tấm lòng mình cho con. Hãy nhớ lấy lời cha..."

Cứ mỗi lần bực mình,khó chịu,tức giận, chúng ta lại bắt đầu thiêu đốt chính mình.Cảm giác cháy bỏng gia tăng theo cường độ của cơn giận: càng giận dữ ta càng cháy bỏng nhiều hơn.quả là một cảm giác vô cùng đau khổ.Bạn có thể quan sát điều này nơi chính bạn.Khi bạn rơi vào tâm trạng bực mình,tức tối,hãy quan sát trạng thái của tâm rồi bạn sẽ phát hiện ra được nổi đau đớn thống khổ mà bạn đang chịu đựng trong lúc tức giận hoặc rối lọan.

Sân hận là tình trạng bất ổn của tâm.Đức phật không bao giờ chấp nhận bất cứ sự sân hận nào.Đối với phật giáo, hòan tòan không có cái gọi là sân hận chánh đáng.Tất cả sự sân hận, dù ở mức độ nhẹ nhất cũng là bất ổn.Nó được xem là thuốc độc gây hại cho TÂM.Do đó ,Đức phật kêu gọi chúng ta lấy tình thương báo đáp thay vì thù hận.Phật thuyết:” Lấy óan báo óan, óan ấy chất chồng. Lấy ân báo óan óan ấy tiêu tan”.Có lúc ngài cũng đã kêu gọi:”Hãy chinh phục con người đầy thù hận bằng long từ ái”

Để nhấn mạnh điểm này, trong buổi giảng đọan pháp so sánh,đức phật thuyết rằng thậm chí kẻ cướp chặt đứt chân tay của chúng ta, ta cũng không nên khởi dù nhỏ nhặt nhất.Nếu ta khởi lên một chút sân hận, nghĩa là ta không còn tuân theo lời dạy của ngài.Thay vào đó, đức phật khuyên ta nên thương xót kẻ hành hạ mình.Phật thuyết:”Vì vậy, các ngươi phải rèn luyện chính bản thân mình”. Ngài nói tiếp:”Nếu tâm bình thì ác khẩu không khởi,tâm chỉ còn niềm cảm thong trọn vẹn và cởi mở, một tấm long đầy từ ái, không còn chi phối bởi bất cứ ác nghiệp nào.Với tâm từ bi rộng lớn,sâu thẩm vô biên, ta sẽ cảm hóa những kẻ ác nghiệp thóat khỏi sân hận và óan thù”

Sự thành tựu tâm từ bi của đức phật là thế đấy.Khi còn là một vị bồ tát, trải qua vô số tiền kiếp chịu đựng biết bao tra tấn hành hạ đến chết vẫn không khởi lên một chút sân hận nào với kẻ hại mình.Trong kiếp cuối cùng đắc quả phật, Ngài luôn thanh thản,không bao giờ đánh mất sự trầm tỉnh và thanh tịnh.Lúc con voi điên cuồng Nagagiri đâm bổ tới tấn công đức phật.Ngài đã khuất phục nó bằng cách hướng long bi mẫn thương xót về nó.Thời gian 45 năm hoằng pháp của đức phật không ngừng nghỉ là một minh họa về long từ bi thương xót chúng sanh.

Dĩ nhiên, đức phật không phải là bậc giáo chủ duy nhất rao giảng long từ bi:các bậc gíao chủ khác đều làm như thế.Chúa ki-tô dạy:”hãy yêu thương láng giềng cũa con như chính bản thân con”.”Nếu có ai tát vào má phải của con,con hãy chìa má bên trái ra”.Thánh Mahatma Gandhi, chủ trương bất bạo động, dạy rằng:”Nếu máu phải đổ,thì đó hãy là máu của chúng ta.Hãy học tập long can đảm thầm lặng,thà chấp nhận chết quyết không giết hại kẻ thù.Với một kẻ mà sự sống có nghĩa là sẵn sang chấp nhận cái chết trong tay đồng bào ruột thịt của mình nếu cần,thì không bao giờ giết hại họ”.Điều này gợi nhớ đến câu chuyện một vị sư bị một tay kiếm khách hung tợn đe dọa.Tay kiếm khách hét lên:”Bộ nhà ngươi không biết ta là kẻ giết người không chớp mắt sao chứ ??”.Vị sư đáp”Vâng thưa ngài,tôi là kẻ sẵn sang chết mà không chớp mắt đây”.Trước một người dũng cảm như thế.Tay kiếm khách quay bước bỏ đi.

Ngòai việc gây độc hại cho tinh thần,cơn sân hận và long thù địch còn tạo ra mối hiểm nguy cho cơ thể chúng ta.Y học đã khẳng định sự tức giận cùng những cảm xúc vô bổ khác đều góp phần tạo nên bệnh tật.Khi tức giận cơ thể phóng thích một số hóa chất làm rối lọan sự điều hòa cơ thể.Nếu buồn phiền sân hận thường xuyên thì lâu dài sẽ dẫn đến nhiều bệnh tật như lóet bao tử, rối lọan tiêu hóa, táo bón, cao huyết áp,rối lọan tim mạch, thậm chí ung thư

Nói cách khác,sự trầm tỉnh và thanh thản giúp người ta ổn định tinh thần lẫn thể xác.Chúng ta sẽ khỏe hơn,hạnh phúc và sống cuộc sống trọn vẹn hơn.Một số bệnh kinh niên, chẳng hạn như rối lọan tiêu hóa, sẽ không còn.Những bệnh trạng khác cũng có thể bị đẩy lùi dần.Sự thanh thản tươi sang của tâm hồn thư thái biểu lộ qua dáng vóc,diện mạo chúng ta,đến đâu ai cũng quý mến.Chẳng ai trên đời thích chung đụng với kẻ cáu gắt, dễ nổi giận bao giờ:Thí dụ như một ông chủ lúc nào cũng châu mày quát tháo nhân viên,đều bị mọi người xa lánh và chán ghét, nhân viên sẵn sang bỏ việc ra đi nếu có dịp.Ngược lại, một người chủ luôn vui vẻ, tốt bụng ,sẵn sang giúp đỡ, không bao giờ nổi nóng thì ai cũng yêu thương và quý mến. Với một người chủ như thế thì chẳng nhân viên nào bỏ đi dù nơi khác có trả lương cao hơn.

Thêm vào đó, tính tình đức hạnh của bạn gây ảnh hưởng với tất cả những ai tiếp xúc với bạn. Bạn sẽ là tấm gương người khác noi theo.Để thay đổi thế giới này, ngòai cách làm gương mẫu cho người khác noi theo còn cách nào tốt đẹp hơn, chân thực hơn nữa chứ ??? Đúng vậy, bằng cách thay đổi chính bản thân chúng ta và làm gương mẫu cho người khác, chúng ta đã thực sự đóng góp tích cực cho thế giới này tốt đẹp hơn.Điều đáng để cho chúng ta suy gẩm là: Thế giới này là tất cả mọi người,mọi người làm nên thế giới này.Vậy nếu bạn thay đổi mọi người có nghĩa là bạn đang thay đổi cả thế giới. Và bạn hãy bắt đầu với chính bản thân mình.Sau cùng thì bạn cũng là một con người trong số những con người trên thế giới này đó chứ ??. Do đó, khi bạn thay đổi chính mình có nghĩa là bạn đã thay đổi thế giới với ý nghỉ rằng thế giới này đã giảm đi một người nóng tính. Nếu thêm nhiều người tự thay đổi thì thế giới sẽ thay đổi thêm ở phạm vi đó. Sự xung đột và rối lọan trên thế giới sẽ sụt giảm khi có nhiều hơn nữa những người yêu chuộng hòa bình ở khắp nơi.

Nhận chân được tai hại mà cơn sân hận đem đến cho ta và tha nhân, chúng ta hãy xua tan nó đi và mở rộng tình nhân ái,quan tâm và chịu đựng, hiền hòa và tốt bụng. Đừng cư xử khắc nghiệt và cũng không nên làm cho kẻ khác bối rối, hoang mang, ngượng ngùng và sợ hãi. Hãy nhìn xem chung quanh ta: Thế giới này đã quá nhiều khổ đau rồi, đừng chồng chất thêm nữa.Thay vào đó, chúng ta hãy tạo nên một nguồn sống an lành thanh bình, như thể một ngọn đèn thắp sang cho cả thế giới để những ai đến với tình thương đều sống an lành, hạnh phúc hơn.

Quyết tâm kiềm chế sân hận và ban rãi tình thương chỉ là bước đầu tiên. Bước kế tiếp là làm thế nào để thực hiện được.Thật không dễ kiểm sóat cơn giận khi nó bộc phát. Cần nhiều nổ lực và sự khéo léo mới có thể chế ngự nó. Do đó, trong những trang sau, chúng ta sẽ thảo luận về phương hướng kiềm chế sân hận. Chủ yếu gồm có chánh niệm (jati) và quán chiếu sáng suốt (yoniso manasi kàra). Bằng cách chú tâm,ta có thể bóp tan cơn giận ngay khi còn trong trứng nước, ngay cả khi nó chuẩn bị khởi lên,và xét đóan nhiều khía cạnh nguyên nhân tại sao ta không nên bực tức,điều này sẽ nhắc nhỡ củng cố ý nguyện tha thiết tống khứ sự cáu kỉnh ra khỏi tâm thức tan gay tức thời để buông bỏ nó như buông rơi một viên gạch nóng bỏng, nếu có thể nói như thế.Trong phần 3, chúng tôi sẽ trình bày sự quán tưởng lòng từ bi (mettà bhavanà),đây là phương pháp “ đối trị” hữu hiệu nhất với sự sân hận.Chúng tôi tin rằng nếu đọc giả chịu khó xét đóan nhiều nguyên nhân tại sao mình không nên bực tức thì đọc giả không còn muốn sân hận chút nào nữa, và lần kế tiếp nếu sự tức tối khởi lên, đọc gỉa chỉ muốn buông nó ngay lặp tức. Cùng lúc trao dồi chánh niệm và long từ bi,đọc gỉa sẽ đưa được con ma sân hận tới nơi yên nghỉ.

Nguyện cho tất cả chúng sanh được an lạc. Nguyện tất cả chúng sanh nhổ bật cội rễ sân hận óan thù để trở thành hiện thân của tình thương bao la, trí tuệ và bi mẫn
PHÁP ĐỐI TRỊ SÂN HÂN

Quy luật đầu tiên.
Chánh niệm là người bảo vệ đầu tiên và hữu hiệu chống lại sân hận cùng với những bất ổn của tâm. Thế nào là chánh niệm? Đó là sự hiện diện của tâm, thức giác,biết rõ những gì đang xảy ran gay thời điểm khởi phát.Do đó giây phút sân hận khởi lên,ta phải áp dụng chánh niệm.Ta phải nhanh chóng nhận thức ra sự khởi lên của cơn sân hận trong ta .Ta phải chú ý , xác định hay nhủ thầm:” A! Cơn giận ở trong ta,cơn giận đang khởi lên trong ta”. Hoặc ngắn gọn như “ sân hận, sân hận”. Và nếu không thích nhủ thầm như thế, ta chỉ cần ý thức sự hiện hữu của sân hận là được.

Cơn sân hận khởi lên đây đó và sự hiện diện của nó được xác nhận, đơn giản chỉ cần nhận biết nó, cũng mang lại lợi ích trong việc kiểm sóat cơn sân hận. Tại sao ? Bởi vì, bất cứ khi nào sự bực tức khởi lên, bao giờ nó cũng nhận chìm chúng ta trước khi chúng ta phát hiện ra nó.Nó tạo ra đám mây mù che kín tâm ta và làm tê liệt sự xét đóan nhạy bén của chúng ta. Nói cách khác, sự giận dử hòan tòan chế ngự tâm thức ta. Vào lúc này,hầu như chúng ta thực sự không còn tỉnh giác nữa, nếu có còn chăng chỉ là tâm trạng phẫn nộ trong ta.Thay vì đáp trả, phản ứng với nó,chúng ta lại để nó nút chửng mình. Sắc mặt ta biến đổi, chúng ta bắt đầu ăn nói hằn học,khoa chân múa tay,thậm chí chửi mắng người nào đó. Chánh niệm giúp ta giải quyết tất cả vấn đề này: nó ngăn chặn không cho cơn giận nhấn chìm chúng ta.Nó lập nên sự hiện hữu tối cần của thức giác . Chỉ cần nhận biết rỏ cũng giúp giải tỏa được cảm xúc sôi sục.Thay vì đáp trả,phản ứng với cơn sân hận,chúng ta lặng lẽ quan sát nó,dỏi theo cảm xúc bực tức nóng nảy.Và trong quá trình quan sát như thế,cơn sân hận lắng dần.Thọat đầu,nó suy yếu từ từ rồi tan biến đi.

Hơn nữa, trong khi quan sát cơn sân hận,ta không hề mảy may để ý đến người, vật, hoặc bối cảnh khiến ta phẩn nộ.Chúng ta hướng vào bên trong,chú tâm đến trạng thái tâm thức của mình, chú ý dỏi theo sự hiện diện của cảm xúc giận dử.Thật hợp lý, khi chúng ta chuyển dịch sự chú ý từ nguyên nhân gây phẩn nộ sang sự nhận biết chân thật chính cơn phẩn nộ đó, vì là một cảm xúc nên cơn giận sẽ giảm dần. Nếu chúng ta chỉ tiếp tục chú ý đến nguyên nhân ( chẳng hạn như một kẻ nào đó) làm ta bực tức thì dĩ nhiên ta sẽ trỡ nên giận dữ hơn. Nhưng khi chánh niệm lóe sang, sự bực tức không còn phát triển được nữa. Nó bị chận đứng, và nếu ta tiếp tục chú ý quan sát, nó sẽ lắng xuống dần, cuối cùng tan biến đi.

Điều kỳ diệu là sự tức giận tự tan biến đi mà không cần phải đè nén hoặc chống lại nó. Bạn không cần nghiến răng, nắm chặt bàn tay lại hoặc dung tòan thể sức mạnh tinh thần để kiềm chế nó: chỉ cần lặng lẽ quan sát,nó sẽ giảm dần và biến mất. Đây là phép lạ của chánh niệm.Điều này thật rỏ rang, nhất là giai đọan tập trung tư tưởng cao độ của thiền giả, chánh niệm đặc biệt nhạy bén, có thể hạ gục sân hận hoặc bất kỳ sự bất ổn nào của tâm bằng biện pháp đơn giản: chú tâm.

Điều lợi của chánh niệm là cho ta cơ hội lắng tâm và đưa ra quyết định đúng đắn. Khi chú tâm để nhận ra sự hiện diện của sân hận, chúng ta không bị cuốn hút theo cảm xúc. Chánh niệm cho ta thời gian để quán chiếu và quyết định hướng giải quyết sang suốt. Trong lúc lắng tâm, chúng ta có dịp may để thực tập những điều mà đức phật thường hay đề cập như là yoniso manasikàra bằng cách quán các pháp về tội lỗi và tai hại của sân hận.Trong quá trình quán, sân sẽ tự yếu dần và khi mà càng lúc ta lại càng chẳng muốn sân nữa thì sân hận sẽ thoái lui. Ý niệm không tức giận hoặc ý niệm không còn tiếp tục tức giận nữa sẽ sanh khởi và cuối cùng sân hận tan biến.

D0 đó, quy luật đầu tiên là thực tập chánh niệm. Nếu chánh niệm trở thành thói quen luôn chú tâm đến những thay đổi đầy ý nghĩa trong tâm thức, thì bạn sẽ trở thành người có bản lĩnh đến độ có thể “chộp bắt” sự bực tức ngay thời điểm nó sanh khởi.Bạn có thể cảm nhận và biết rõ nó đang lớn dần, và bằng vào nhận thức chân thực đó, bạn bóp tan nó ngay từ trong trứng nước, lọai trừ nó hòan tòan trước khi nó hiện trên nét mặt hoặc bộc lộ qua cử chỉ của bạn.Đó là điều kỳ diệu của chánh niệm-có khả năng đốn ngã tức khắc sự bất ổn của tâm.

Vấn đề kế tiếp là làm thế nào quán tưởng các pháp để lọai trừ sân hận nếu như ta không thể tống khứ hòan tòan nổi bực tức bằng pháp chánh niệm. Có nhiều pháp để quán, ở đây chúng ta xem xét nhiều lọai quán khác nhau. Chúng tôi nghỉ rằng bạn đọc đến trang cuối,bạn sẽ tin chắc là mình sẽ không còn muốn bực tức, cau có nữa và nhận thức rõ sự tức giận chẳng mang đến lợi lạc nào cả. Bạn sẽ không bao giờ muốn nổi nóng nữa. Chỉ riêng sự tin chắc này thôi, cũng đủ mang lại lợi lạc trong việc đưa tinh thần bạn hướng đến sự cảm nhận mối quan hệ bạn bè thân thiết, chấm dứt bực tức, khó chịu, hướng tới sự an tịnh và thanh thản
http://www.thegioivohinh.com/diendan/showthread.php?t=13714

No comments:

Post a Comment