“Thiệt thòi là phước”
**********************
Người thế gian, người không học Phật thì chúng ta không nói, người học Phật rất nhiều, họ cũng thường hay đọc kinh, cũng thường hay nghe giảng, số lần nghe cũng đã nhiều rồi, tại sao vẫn không chịu học vậy? Tại sao vẫn không sửa chữa được vậy? Thí dụ như chúng ta đối với người không chân thành, chúng ta không dùng chân tâm đối với người, chúng ta không dùng thành ý đối với người, tại sao vậy? Chúng ta suy nghĩ quan sát tỉ mỉ, điều đó không ngoài việc sợ bị thiệt thòi. Người ta đối với mình đều là không thật lòng, mà ta đối với người chân thành, thế chẳng phải là ta đã bị thiệt thòi rồi sao? Cái quan niệm sai lầm này đã hại chúng ta đời đời kiếp kiếp học Phật đều không thể thành tựu, không những không thể chứng quả, mà ngay cả khai ngộ cũng không làm được. Cho nên cổ nhân thường dạy chúng ta: “Thiệt thòi là phước”. Thiệt thòi không phải họa, thiệt thòi là phước, lời nói này rất ý vị. Người chịu thiệt thòi, sẵn sàng lấy chân tâm thành ý để đối nhân tiếp vật, phước của họ ở đâu vậy? Cái này trong kinh nói là vô lượng bảo tạng tự nhiên phát ứng. Bạn nhìn thấy đoạn kinh văn này, nghe thấy cách nói này thì lắc đầu, e rằng tin không nổi, tâm nghi ngờ của bạn chưa đoạn dứt, chỉ sợ thiệt thòi, vì thế những mong cầu của bạn không thể thành hiện thực.
PS Tịnh Không
Người thế gian, người không học Phật thì chúng ta không nói, người học Phật rất nhiều, họ cũng thường hay đọc kinh, cũng thường hay nghe giảng, số lần nghe cũng đã nhiều rồi, tại sao vẫn không chịu học vậy? Tại sao vẫn không sửa chữa được vậy? Thí dụ như chúng ta đối với người không chân thành, chúng ta không dùng chân tâm đối với người, chúng ta không dùng thành ý đối với người, tại sao vậy? Chúng ta suy nghĩ quan sát tỉ mỉ, điều đó không ngoài việc sợ bị thiệt thòi. Người ta đối với mình đều là không thật lòng, mà ta đối với người chân thành, thế chẳng phải là ta đã bị thiệt thòi rồi sao? Cái quan niệm sai lầm này đã hại chúng ta đời đời kiếp kiếp học Phật đều không thể thành tựu, không những không thể chứng quả, mà ngay cả khai ngộ cũng không làm được. Cho nên cổ nhân thường dạy chúng ta: “Thiệt thòi là phước”. Thiệt thòi không phải họa, thiệt thòi là phước, lời nói này rất ý vị. Người chịu thiệt thòi, sẵn sàng lấy chân tâm thành ý để đối nhân tiếp vật, phước của họ ở đâu vậy? Cái này trong kinh nói là vô lượng bảo tạng tự nhiên phát ứng. Bạn nhìn thấy đoạn kinh văn này, nghe thấy cách nói này thì lắc đầu, e rằng tin không nổi, tâm nghi ngờ của bạn chưa đoạn dứt, chỉ sợ thiệt thòi, vì thế những mong cầu của bạn không thể thành hiện thực.
PS Tịnh Không
No comments:
Post a Comment