Wednesday, September 4, 2013

Suy ngẫm! Tác hại của việc uống rượu qua lời Phật dạy

Suy ngẫm! Tác hại của việc uống rượu qua lời Phật dạy

Khi các Phật tử đến chùa phát nguyện Quy Y Tam Bảo và thụ trì ngũ giới của Phật chế ra thì giới thứ 5 là giới “Không uống rượu”.

Rượu là một loại nước uống có cồn, thường gây ra các biện hiện cho người uống là tim đập nhanh, thở mạnh, đỏ mặt gây say. Rượu trong hóa học là một hợp chất hữu cơ chứa nhóm -OH gắn vào một nguyên tử cacbon mà nó đến lượt mình lại gắn với một nguyên tử hiđrô hay cac bon khác. Trong đời sống thông thường, từ rượu được hiểu như là những đồ uống có chứa cồn, (cồn (êtanol) hay rượu êtylíc) (C2H5OH).
 Giới cấm này mới nghe thấy có vẻ không quan trọng, nhưng xét kỹ thấy thật quan trọng, chính vì uống rượu say mà có thể gây phạm bốn giới cấm nêu trên là sát sinh, cướp của, nói dối, tà dâm. Như thời đức Phật Ca Diếp có người uống rượu say mà phạm gian với vợ người khác, rồi bắt gà của người ta giết làm thịt ăn, đến khi người ta hỏi thì chối là không làm gì cả. Cũng không được ép người khác uống rượu đến say mê mẩn, mửa tháo, và khi thấy người khác nghiện rượu, nên tùy lúc mà khuyên can. Giới cấm uống rượu còn bao gồm cả việc dùng các thứ ma túy, vì nó cũng làm cho tinh thần người sử dụng mất sáng suốt minh mẫn, mê dại, tâm bình tiêu mất. Mặc dù tội say rượu chưa phải là túc nghiệp, nhưng vẫn phải chịu quả báo cuồng loạn, mất trí, điên dại ở kiếp sau. Người không uống rượu còn tránh được sự hao tốn tiền bạc, thân ít bệnh tật, trí tuệ tăng trưởng, tuổi thọ cao, con cái khoẻ mạnh, và gia đình yên vui. Kinh Phân Biệt Thiện Ác Sơ Khởi nói: "Ðức Phật dạy người sinh trên thế gian này đa số đều thích uống rượu cho say. Khi đã say rồi thì dễ sanh ba mươi sáu thứ tội lỗi”.  Những gì là ba mươi sáu thứ tội lỗi?
1) Người uống rượu say rồi thì làm con đối với cha mẹ không biết kính thờ; làm tôi đối với vua không biết tôn trọng. Do đó mà cha con, vua tôi không có trên dưới. 
2) Nói năng lộn lạo và hay sinh lỗi lầm. 
3) Phạm tội lưỡng thiệt và ưa nói nhiều. 
 4) Nếu có việc gì cần giấu kín, nhưng khi đã say rồi thì đem nói tất cả. 
 5) Mắng chửi trời đất không hề sợ tội.
 6) Nằm giữa đường sá không thể về nhà, mọi thứ đồ đạc mang theo đều bỏ mất hết. 
 7) Không thể tự sửa mình cho chính đáng.
 8) Ði đứng ngả qua, ngả lại, lúc thì ngửa mặt lên trời, lúc lại gầm đầu xuống đất, có khi bị sa hầm, sa hố, thân thể bị tổn thương. 
 9) Không thể đi đứng vững vàng nên phải bò lết như người què, đến khi đứng dậy được thì thân thể, mặt mày đều bị xây xát, trầy trụa.
 10) Lúc bán buôn hay bị lầm lộn và thường vọng động xúc phạm mọi người. 
 11) Phế bỏ công việc không lo làm ăn. 
 12) Tài vật bị tổn hao.
 13) Vợ con đói khát mặc kệ không nghĩ đến. 
 14) Kêu la, chửi mắng không biết nể sợ pháp luật quốc gia. 
 15) Thoát bỏ hết y phục để thân thể lõa lồ mà đi trên đường sá. 
 16) Chửi bậy vào nhà người, gặp đàn bà, con gái thì lôi kéo, nói năng xằng bậy, xúc phạm đến họ, tạo vô lượng tội lỗi. 
 17) Thấy bất cứ ai đến gần đều muốn gây gổ với họ. 
 18) Động đất kêu la làm kinh động xóm làng. 
19) Giết bừa súc vật không biết tội phước. 
 20) Ðồ đạc trong nhà đập vỡ tan nát.
 21) Vợ con coi như kẻ tù tội, say sưa nói bậy bạ không ra gì. 
 22) Thân cận với bè đảng ác. 
 23) Xa lánh không chịu gần gũi với bậc hiền thiện. 
 24) Ngủ như chết, đến khi tỉnh dậy thân thể đau nhức như người bị bệnh. 
 25) Những thứ uống ăn đều nôn mửa ra trông thật ghê tởm, khiến vợ con đều phải chán ghét. 
 26) Khi đi đâu, nếu gặp voi, ngựa, chó sói, vì tâm ý tán loạn nên không biết sợ sệt, xa tránh. 
 27) Không kính Kinh Pháp, không tôn trọng bậc hiền thiện, không cung kính Sa Môn. 
 28) Hoang dâm vô độ không biết e sợ. 
 29) Hình thể như kẻ điên cuồng khiến ai nấy đều tránh xa. 
 30) Giống như người chết, không biết gì cả. 
 31) Mang bệnh nghiện rượu, thân thể màu vàng, úa ứa giống như trái cây chín. Có khi mặt mày sanh ghẻ lác. 
 32) Thiên long, thiện thần đều tránh xa vì các ngài rất ghét uống rượu. 
 33) Thiện hữu tri thức ngày một lánh xa. 
 34) Khi say thì ngồi chồm hỗm, gặp các quan cao cấp cứ lấy mắt nhòm ngó không biết sợ sệt, nếu bị đánh đập thì nhắm nghiền mắt lại. 
 35) Sau khi xả thân bị đọa vào địa ngục Thái Sơn, thường bị ngục tốt dùng nước đồng sôi rót vào miệng. Lục phủ, ngũ tạng đều bị cháy nát, cầu sống không được, cầu chết cũng khó. Thọ khổ như vậy trải qua ngày muôn năm.  
 36) Khi thọ tội ở địa ngục đã mãn, sanh lên làm nhân gian làm người tâm trí ám độn không biết gì. 
Hiện nay những người tâm trí ngu độn, không biết gì cả, đều do đời trước ưa uống rượu mà bị dư báo ấy. Như thế, ta đã nói phân minh, các ngươi đối với rượu cần phải thận trọng, vì uống rượu có 36 thứ lỗi. Người nào uống rượu đều phạm đủ cả”. 

Ngoài 36 lầm lỗi do Rượu mang lại thì uống rượu vào gây nhức đầu? Tinh bột hay chất bột, có nhiều trong các hạt ngũ cốc, cũng như các củ, khoai, hạt hay trái thực vật khác, như củ khoai lang, củ sắn, hạt mít, trái mít (chưa chín), sakê,...Tinh bột là một loại polysaccarit (polysaccarid, polysaccharide), được tạo ra do các monosaccarit là các α-glucoz (glucoz, glucose) liên kết với nhau bằng liên kết α-1,4-glicozit và α-1,6-glicozit (glicosid, glycoside, glucozit, glucosid, glucoside) mà thành.

Tinh bột coi là một polime gồm các monome là chất glucoz trùng ngưng mà thành. Công thức kiểu công thức phân tử của tinh bột là (C6H10O5)n (n từ 1000 -6.000).
Các công đoạn điều chế rượu được biểu diễn qua các phản ứng hoá học như sau:
  • Sự thuỷ phân của tinh bột: (C6H10O5)n + nH2O --lên men--> nC6H12O6
  • Phản ứng lên men rượu: C6H12O6(gluco) ---(lên men)--> 2CH3-CH2-OH (rượu) + 2CO2
Nếu chỉ dừng lại ngang đây, rượu là nguyên chât, uống không gây nhức đầu. Thực tế, vì điều kiện nấu thủ công, chủ yếu dựa vào kinh nghiệm nên mỗi khi thời tiết thay đổi, nhiệt độ môi trường sẽ làm phản ứng xảy ra nhanh hơn hoặc chậm hơn. Nếu phản ứng xảy ra chậm, thì mẻ rượu đó thu được ít rượu khi chưng cất, nhưng nếu xảy ra nhanh hơn, không khống chế kịp thì một phần rượu sẽ bị oxy hoá thành anđêhyt theo phản ứng sau:
  • CH3-CH2-OH + O2 -> CH3-COOH + H2O hoặc, tệ hơn, nếu nguồn nước ô nhiễm hoặc môi trường ô nhiễm...
Sự oxi hoá Ethanol:
Ethanol là chất có thể bị oxi hoá khi gặp những chất oxi hoá mạnh như: Potassium Dichromate (K2Cr2O7), Sodium Dichromate (Na2Cr2O7) hoặc Potassium permanganate (KMnO4) để trở thành ethanal theo sơ đồ:
C2H5OH =[O]=> CH3CHO(Ethanal) + H2O
CH3CHO(Ethanal) Alđêhyt axetic là một chất có thể gây ung thư gan, gây ảnh hưởng đến thần kinh, vận động, gây những rối loại về trí tuệ, hành vi… nhưng nó có thể chiếm tỉ lệ 253 mg/l trong rượu tự nấu.
Ngoài ra, khi rượu vào cơ thể, vẫn có nguy cơ Ethanol chuyển hoá thành acetaldehyde. Một số chế phẩm được sản xuất với mục đích ngăn cơ thể hấp thu acetaldehyde, một loại độc tố được chuyển hóa từ etylic.
Cụ thể dưới đây chúng ta cùng tìm hiểu 1 trường hợp uống rượu đẫn đến mù mắt đã nhập viện cấp cứu tại bệnh viện chợ Rẫy tại TP. Hồ Chí Minh
Bệnh nhân P.H.P, 37 tuổi (ngụ tại Dĩ An, Bình Dương) nhập viện cấp cứu Bệnh viện (BV) Chợ Rẫy trong tình trạng giảm thị lực đột ngột, khó thở, rối loạn tri giác. Bệnh nhân đã được hồi sức tích cực, hỗ trợ hô hấp, điều chỉnh rối loạn nước – điện giải và thăng bằng kiềm toan bằng natri bicarbonate 4,2%.
Kết quả bệnh nhân đã được xuất viện sau 13 ngày điều trị. Tuy nhiên, bệnh nhân đã bị mù mắt hoàn toàn. Nguyên nhân là do ngộ độc rượu methanol. Theo thống kê của BV. Chợ Rẫy, ngộ độc rượu chiếm 7,4% số trường hợp ngộ độc nhập viện. Tỉ lệ tử vong  là 7,5%.
Uống rượu cả ngày và… mù mắt vĩnh viễn
Ba ngày trước khi nhập viện, bệnh nhân P.H.P đi xuống cầu thang và do trượt chân ngã, đập đầu vào tay vịn cầu thang nhưng vẫn sinh hoạt bình thường. Hai ngày trước nhập viện, bệnh nhân đi uống rượu cả ngày rồi về nhà đi ngủ. Khoảng 9 giờ sáng hôm sau, khi thức dậy, bệnh nhân thấy mệt mỏi, mờ 2 mắt, không nhìn rõ người cách xa 5m nhưng không đi khám và điều trị. Sáng ngày nhập viện, bệnh nhân thấy mệt mỏi tăng nhiều, khó thở, thở nhanh, hai mắt gần như không thấy gì. Bệnh nhân nhập viện đa khoa Hoàn Hảo - Bình Dương trong tình trạng: tỉnh, tiếp xúc chậm, đồng tử 2 bên giãn lớn, mất thị lực 2 mắt, thở nhanh, co kéo cơ hô hấp phụ, vết xây xát da vùng trán và tai trái. Kết quả CT sọ não không thấy khối choán chỗ trong sọ, không ghi nhận giảm đậm độ bất thường nhu mô não. Bệnh nhân được chẩn đoán theo dõi chấn thương sọ não kín - phù não và được chuyển đến BV. Chợ Rẫy cùng ngày.
5 giờ sau nhập viện BV. Chợ Rẫy, bệnh nhân có diễn tiến xấu hơn, mê sâu độ II, lừ đừ, bứt rứt, thở nhanh, sâu, co kéo cơ hô hấp phụ. Tiến hành làm các xét nghiệm, chụp XQ, CT…các bác sĩ chẩn đoán: hôn mê chưa rõ nguyên nhân - toan chuyển hóa nặng theo dõi ngộ độc methanol. Bệnh nhân nhập khoa Bệnh nhiệt đới trong tình trạng vẫn còn mê, thỉnh thoảng mở mắt tự nhiên, vô thần hướng lên trên, ran nổ phổi phải, mất thị lực 2 mắt, soi đáy mắt ghi nhận gai thị bờ mờ…

Chẩn đoán xác định: ngộ độc methanol biến chứng mất thị lực 2 mắt - viêm phổi hít, suy hô hấp. Các bác sĩ đã hồi sức tích cực hỗ trợ hô hấp, điều chỉnh rối loạn nước - điện giải và thăng bằng kiềm toan bằng natribicarbonat 4,2. Tình trạng bệnh cải thiện và bệnh nhân được xuất viện sau 13 ngày điều trị. Tuy nhiên, bệnh nhân đã bị mù mắt hoàn toàn.

Dễ gây nhầm lẫn và có di chứng nặng nề
TS. Trần Quang Bính - Trưởng khoa Bệnh Nhiệt Đới, BV. Chợ Rẫy, cho biết: ngộ độc methanol cũng thường xảy ra hàng loạt ca ở các quốc gia trên thế giới. Ở nước ta, ngộ độc rượu do tự pha chế với cồn công nghiệp cũng thường gặp trong các báo cáo ngộ độc hàng loạt. Ngộ độc methanol có thể gây tử vong và để lại di chứng cho nhiều người. Trường hợp của bệnh nhân P.H.P là một trường hợp lâm sàng ngộ độc rượu methanol điển hình nhưng dễ gây nhầm lẫn trong chẩn đoán và có di chứng nặng nề do đến muộn.
Theo TS. Trần Quang Bính, ngộ độc methanol thường được nhập viện muộn khi các triệu chứng nhiễm độc như nhức đầu, mù mắt, rối loạn tri giác xuất hiện sau 12 - 48 giờ. Sau khi uống methanol, dưới tác động của men alcoholdehydrogenase, methanol chuyển hóa thành formaldehyde và sau đó là acid formic. Những sản phẩm chuyển hóa này tác động đến các cơ quan đích gây triệu chứng lâm sàng. Ở bệnh nhân này, khi bệnh nhân mù và có triệu chứng mệt, khó thở xảy ra vào ngày thứ 2 thì bệnh nhân mới đến bệnh viện.
Mặt khác, chẩn đoán ngộ độc methanol cũng gặp khó khăn do xét nghiệm đo nồng độ methanol chỉ làm được ở ít cơ sở có trang bị phương tiện máy sắc ký khí và cần có thời gian. Bệnh nhân P.H.P có bệnh sử chấn thương đầu và uống rượu nên khi có các triệu chứng thần kinh xuất hiện như mù mắt, chẩn đoán được nghĩ đến là chấn thương sọ não mà quên mất các triệu chứng của ngộ độc methanol. Khi không giải thích được tình trạng hôn mê và suy hô hấp sau đó; khi máu ghi nhận có toan chuyển hóa nặng thì chẩn đoán ngộ độc methanol mới được đề cập. Chẩn đoán ngộ độc methanol nên dựa vào: bệnh sử có uống rượu, dấu hiệu lâm sàng chỉ điểm và xét nghiệm toan chuyển hóa nặng với khoảng trống anion tăng.
Khi ngộ độc methanol, có thể nhận biết bằng các triệu chứng sớm như nhức đầu, mệt mỏi hoặc các triệu chứng về mắt như nhìn mờ, nhìn đôi hoặc có rối loạn cảm nhận về màu sắc. Sau 24 giờ có các biểu hiện mệt, khó thở, thở nhanh, rối loạn tri giác…Điều trị ngộ độc methanol dựa trên nguyên tắc hồi sức tích cực, loại bỏ methanol khỏi cơ thể và sử dụng các thuốc kháng đặc hiệu như fomepizole, ethanol, acid folinic và acid folic. Trong trường hợp bệnh nhân đến sớm thì tiến hành rửa dạ dày. Sử dụng than hoạt cũng góp phần giảm thiểu mức độ ngộ độc. Thuốc đặc trị hàng đầu fomepizole rất an toàn và hiệu quả. Thuốc này có thể hồi phục thị lực cho những trường hợp nhập viện trễ có triệu chứng giảm thị lực. Tuy nhiên, thuốc fomepizole rất đắt tiền và hiện chưa có tại thị trường Việt Nam.
TS. Trần Quang Bính cho rằng, do thiếu các thuốc đặc trị và bệnh nhân đến bệnh viện trễ nên ngộ độc methanol có nguy cơ tử vong cao và các biến chứng không hồi phục được. Về khía cạnh quản lý cần đề xuất nhập các loại thuốc đối kháng đặc hiệu và xây dựng được phòng xét nghiệm đo nồng độ methanol giúp cho việc điều trị hiệu quả hơn khi bị ngộ độc methanol.
Qua nội dung vừa trình bầy trên chúng ta rút ra bài học kinh nghiệm gì từ lời Phật dạy cũng như sự nghiên cứu chứng minh về khoa học và những nhân chứng thực tế?
                                                                         Sư cô Sơn Giác

No comments:

Post a Comment