CÕI TRỜI, TIÊN & A-TU-LA
CÕI TIÊN
Thường các kinh nguyên thủy (thời kỳ đầu) thì nói có sáu đạo, nhưng các
kinh đại thừa thì thêm một đạo nữa là cõi tiên. Như vậy, chúng ta có
bảy cõi là cõi trời, tiên, a-tu-la, người, địa ngục, ngạ quỷ và súc
sanh.
Phần trước đã nói về địa ngục, ngạ quỷ và súc sanh, chương này sẽ nói đến ba cõi là cõi tiên, cõi trời và a-tu-la.
Tiên là những chúng sinh trên loài người, nhưng không nương theo giới
định tuệ, không biết tam-ma-đề, lại riêng tu theo vọng niệm, để tâm củng
cố hình hài, vào trong rừng núi, những chỗ người ta không đến được,
thành mười thứ tiên. Mười thứ tiên như sau:
“A Nan, các chúng sinh kia, kiên cố dùng đồ bổ mà không dừng nghỉ, khi đạo ăn được thành tựu, thì gọi là Địa hành tiên.
Kiên cố dùng cỏ cây mà không dừng nghỉ, khi đạo thuốc được thành tựu, thì gọi là Phi hành tiên.
Kiên cố dùng kim thạch mà không dừng nghỉ, khi đạo hóa chất được thành tựu, thì gọi là Du hành tiên.
Kiên cố làm những động tác mà không dừng nghỉ, khi khí tinh được thành tựu, thì gọi là Không hành tiên.
Kiên cố luyện nước bọt mà không dừng nghỉ, khi nhuận đức được thành tựu, thì gọi là Thiên hành tiên.
Kiên cố hấp thụ tinh hoa mà không dừng nghỉ, khi hấp thụ được thành tựu, thì gọi là Thông hành tiên.
Kiên cố làm thuật phù chú mà không dừng nghỉ, khi thuật pháp được thành tựu, thì gọi là Đạo hành tiên.
Kiên cố chuyên chú tâm niệm mà không dừng nghỉ, khi chuyên niệm được thành tựu, thì gọi là Chiếu hành tiên.
Kiên cố về thủy hỏa giao cấu mà không dừng nghỉ, khi cảm ứng được thành tựu, thì gọi là Tinh hành tiên.
Kiên cố tập luyện biến hóa mà không dừng nghỉ, khi giác ngộ được thành tựu, thì gọi là Tuyệt hành tiên”.
“A Nan, các vị ấy đều ở trong loài người mà luyện tâm, tuy không tu
chính giác, nhưng riêng được lẽ sống, thọ ngàn vạn tuổi, nghỉ ở trong
núi sâu hoặc trên đảo giữa bể cả, cách tuyệt chỗ người ở; đó cũng là
vọng tưởng luân hồi lưu chuyển. Nếu không tu phép Tam muội, thì khi quả
báo hết rồi, trở lại tản vào trong lục đạo”[1] .
Tiên là những
người bỏ chốn thế gian ồn náo, vinh hoa phú quý, danh lợi thị phi, ẩn
mình trong hang, trong núi, hải đảo, nơi mà loài người không đến được để
tu theo những pháp củng cố hình hài, trường thọ sống lâu, chớ không tu
tập theo giới định tuệ.
Do tu nhân riêng biệt thành quả hư
vọng, do tu luyện pháp trường sanh nên tiên cũng có thần thông, khinh
an, sống thọ, nhưng dù có thọ đến đâu thì tiên vẫn còn bị chi phối bởi
luật sanh tử và cũng có ngày thân này phải tan mà đọa lạc.
1.
Địa hành tiên: đồ bổ của những người tu tiên, chỉ có họ mới biết với
nhau, mình mà dùng nhiều đồ bổ thì nó thành độc, phải có những món thuốc
đặc biệt. Một số vị kiên cố dùng đồ bổ, chuyên dùng những loại chất bổ
không dừng nghỉ. Khi chất bổ này thành tựu thì vị tiên đó đi trên mặt
đất rất nhẹ nhàng vậy.
2. Phi hành tiên: vị này nếm theo vị của
từng loại cỏ cây, biết loại nào trị bịnh nào, loại dược thảo nào dùng
vào khiến cơ thể khoẻ mạnh, khoan khoái, bình an. Như các ông lang thầy
thuốc, cắt, phơi khô hay sao cây cỏ lên, rồi nghiền nát thành bột, bào
chế dùng để trị bịnh. Cũng thế do chuyên dùng cỏ cây, các loại thuốc
dược thảo nên cơ thể các vị tiên rất khoan khoái an ổn. Và tiên luyện
như vậy liên tục, không dừng nghỉ. Khi thuốc này thành tựu thì tiên phi
hành như bay, đi như bay.
3. Du hành tiên: trong đá có nhiều
loại ngọc, vàng, kim khí, đá ngọc rồi tiên mài, nấu, ngâm, bào chế các
chất này thế nào đó để họ dùng được. Kiên cố bền tâm lâu dài dùng các
loài bào chế này không dừng nghỉ. Khi công phu thành tựu thì vị này sẽ
đi nhanh như chạy, để thấy cái khoẻ mạnh, nhanh nhẹn, cứng cáp của cơ
thể.
Ở đỉnh núi Thị vải, Bà-rịa, Vũng Tàu, có một người sống ở
đấy. Chỗ ở của ông chỉ là một cái lều, nằm ngủ ở trên một cái chõng và
trồng mấy cây bắp rau để ăn. Ông làm nghề đi gánh thuê buôn bán dưới
chân núi. Thế cho nên buổi sáng ông phải từ đỉnh núi đi xuống chợ gánh
thuê để lấy tiền sinh sống. Đến chiều xong việc rồi lại lên núi tiếp.
Từ chân núi đến đỉnh núi là chúng ta phải trèo hì hục mất cả ngày,
nhưng chân ông bước nhanh như chạy thoăn thoắt như thỏ mà không bám vào
đâu cả, thoáng một cái ông đã đến đỉnh núi rồi. Chắc là kiếp trước ông
có tu tiên, được quả du hành tiên này nên kiếp này thật lạ lùng là lên
đỉnh núi mà ở một mình yên tĩnh và đi nhanh như chạy.
4. Không
hành tiên: kiên cố bền chí hoạt động, tập thể dục có phương pháp, những
động tác có bài bản. Tập như thế không ngừng, như đây đã nói hai chữ
kiên cố, thì mới hy vọng thành công, chứ không phải là dễ được. Khi
phương pháp tập khiến cho cơ thể nhẹ mạnh này được thành tựu, vị tiên
này đi được ở trong hư không, đi như thoảng qua gió mà mình không hay.
5.Thiên hành tiên: kiên cố luyện nước bọt không dừng nghỉ. Nước bọt rất
bổ và chuyên dùng luyện. Khi nhuận đức này thành tựu thì vị này gọi là
Thiên hành tiên.
6. Thông hành tiên: kiên cố hấp thụ tinh hoa
không dừng nghỉ. Buổi sáng, trưa, chiều, tiên hướng về mặt trời nhìn đăm
đăm vào mặt trời để thâu cái tinh khí của mặt trời. Khi luyện thành tựu
thì vị này gọi là Thông hành tiên.
7. Đạo hành tiên: kiên cố
luyện những loại phép thuật phù chú bay loạn không dừng nghỉ. Khi thuật
pháp được thành tựu thì gọi là Đạo hành tiên.
8. Chiếu hành
tiên: kiên cố chuyên chú tâm niệm không dừng nghỉ. Các vị này cũng có
phép thuật của họ, chuyên một câu nào đó khi thành tựu thì thành Chiếu
hành tiên có ánh sáng chiếu quanh tiên.
9.Tinh hành tiên: thủy hỏa giao cấu giao nhau không dừng nghỉ. Khi cảm ứng được thành tựu thì gọi là Tinh hành tiên.
10. Tuyệt hành tiên: kiên cố tập luyện biến hoá không dừng nghỉ. Khi
thành công mà đây tiên gọi là giác ngộ thì thành Tuyệt hành tiên.
Như vậy, tiên cũng có từng danh hiệu riêng nhau. Tu tiên nhưng mỗi
người tu mỗi cách, ở đây Phật nói cho chúng ta biết là có mười loại
tiên.
Mỗi vị tiên, Đức Phật đều nhắc lại hai chữ kiên cố tức
phải có công phu tinh tấn không dừng nghỉ. Những việc tu luyện này phải
bền tâm lâu dài và mắc công, chứ không qua loa cho xong mà được đâu.
Kiên cố và có tâm luyện tập, tiên phải hơn mình vì có tinh thần, sức
khoẻ và sống thọ, nhưng cũng không phải là tiên không chết. Hết phước,
hết thọ rồi thì tiên cũng đọa, nên Đức Phật cũng khuyên chúng ta không
nên nguyện tu theo những hạnh này, vì còn lẩn quẩn trong tam giới.
Nguồn: daibi.vn
No comments:
Post a Comment