CÕI TRỜI, TIÊN & A-TU-LA
CÕI TRỜI VÔ SẮC GIỚI (ly sắc thân)
Lại nữa, A Nan, từ chỗ cao nhất của Sắc giới, lại có hai đường trẽ. Nếu
nơi tâm phóng xả, phát minh được trí tuệ, trí tuệ sáng suốt viên thông,
thì ra khỏi cõi trần, thành vị A La Hán, vào Bồ Tát thừa; một loài như
thế, gọi là Hồi Tâm Đại A La Hán.
Nếu nơi tâm phóng xả, khi thành tựu được sự phóng xả rồi, lại cảm thấy
cái thân làm ngăn ngại và tiêu cái ngăn ngại ấy vào hư không, thì một
loài như thế gọi là Không xứ.
Các chất ngại đã tiêu trừ rồi, nhưng
không diệt được cái vô ngại, trong đó chỉ còn thức A lại da và còn
nguyên vẹn phần nửa vi tế của thức Mạt na; một loài như thế, gọi là Thức
xứ.
Sắc và không đã hiết, cái tâm biết là hết ấy cũng diệt
trừ, mười phương vẳng lặng, không còn gì nữa; một loài như thế, gọi là
Vô sở hữu xứ.
Thức tính vốn không lay động, lại dùng cái diệt
mà diệt đến cùng; trong chỗ không thể hết, phát minh nhận cho là hết,
nên hình như còn, mà không phải còn, hình như hết, mà không phải hết;
một loài như thế, gọi là Phi tưởng phi phi tưởng xứ.
Bọn này
xét cùng cái không, nhưng không tột lý không; nếu từ thánh đạo cõi trời
Bất Hoàn mà xét cùng, thì một loài như thế, gọi là Bất Hồi Tâm Độn A La
Hán. Nếu từ cõi trời Vô Tưởng và ngoại đạo mà xét cùng cái không, không
biết trở về, mê lầm không nghe chính pháp, thì sẽ vào trong luân hồi.
A Nan, trên các cõi trời đó, mỗi mỗi đều là những phàm phu hưởng sự báo
đáp của nghiệp quả và khi sự báo đáp ấy hết rồi, thì trở vào trong luân
hồi. Thiên vương các cõi kia, thường là Bồ Tát, dùng Tam ma đề mà lần
lượt tiến lên, hồi hướng về đường tu hành đạo Phật.
A Nan,
những cõi trời Tứ Không đó, thân tâm diệt hết, định tính hiện tiền,
không có sắc pháp của nghiệp quả; từ đó đến cuối cùng, gọi là Vô Sắc
Giới.
Bọn đó, đều do không rõ Diệu giác minh tâm, chứa nhóm cái
vọng, mà giả dối phát sinh ra ba cõi, giả dối theo bảy loài trong đó, mà
chìm đắm và cá thể thụ sinh cũng theo từng loài .
Các vị này
chẳng những thọ mà đến tưởng cũng không, nhưng còn ở trong hành ấm. Coi
như lạc ở Vô sắc rồi thì không còn trần tướng, hôn trầm, ngũ trược, căn
cảnh đối nhau.
Dục giới: còn dục và còn sắc,
Sắc giới: hết dục nhưng còn sắc,
Vô sắc giới: không dục và không sắc và những cõi này xa xôi lắm, không
biết gì. Ở trong định lực thấy không, thấy huyễn, nhưng không nắm được
lý không để nhận được tánh chân không, thành ra trụ vào cái không không
đó, khi hết định lực thì đọa xuống nên vẫn còn luân hồi.
Các vị
này vẫn còn thức mạt na vi tế và chưa biết rõ đường đi tam-ma-đề. Các
ngài ở cõi vô sắc giới xả được phần thô mà chưa xả được phần vi tế vì
không biết làm sao mà xả. Còn thân là còn chướng ngại, các ngài không
còn thân nữa nhưng còn vô ngại, còn trụ định là ta. Bởi vì thức a-lại-da
tuy nó vô ngại nhưng nó vẫn còn chấp trì. Nên các vị này vẫn còn thức
thực và tư thực trong bốn thực (như đã nói ở phần tam tiệm thứ), vẫn còn
thức chấp duy trì mạng vị.
Nguồn: daibi.vn
No comments:
Post a Comment