CÕI TRỜI, TIÊN & A-TU-LA
CÕI TRỜI DỤC GIỚI (còn dục)
A Nan, các người thế gian, không cầu đạo thường trụ, chưa có thể rời bỏ
được sự ân ái với vợ mình, nhưng tâm không buông lung trong việc tà
dâm, do tâm đứng lặng sinh ra sáng suốt, sau khi mệnh chung ở gần với
mặt trời, mặt trăng; một loài như thế, gọi là Tứ Thiên Vương Thiên.
Đối với vợ mình, dâm ái ít ỏi, trong lúc tịnh cư, không được toàn vị,
thì sau khi mệnh chung, vượt ánh sáng mặt trời, mặt trăng, ở trên chóp
nhân gian; một loài như thế, gọi là Đao Lợi Thiên.
Gặp cảnh dục
tạm theo, bỏ đi không nhớ nghĩ, ở trong nhân gian, động ít, tĩnh nhiểu,
thì sau khi mệnh chung, sáng rỡ ở yên trong cõi hư không, ánh sáng mặt
trời, mặt trăng không soi đến được; và những người ấy tự mình có ánh
sáng; một loài như thế, gọi là Tu Diệm Ma Thiên.
Lúc nào cũng
tĩnh, nhưng khi có cảm xúc đến bên mình, chưa chống đối được, thì sau
khi mệnh chung, lên trên chỗ tinh vi, không tiếp với những cảnh nhân
thiên cõi dưới, cho đến gặp hoại kiếp, tam tai cũng không đến nơi; một
loài như thế, gọi là Đâu Suất Đà Thiên.
Chính mình không có tâm
dâm dục, chỉ đáp ứng với người khác mà làm, trong lúc phô bày, vô vị
như ăn sáp, thì sau khi mệnh chung, vượt lên sinh vào cảnh biến hóa; một
loài như thế, gọi là Lạc Biến Hóa Thiên.
Không có tâm thế
gian, chỉ đồng với thế gian mà làm việc ngũ dục; trong lúc làm việc ấy,
rõ ràng là siêu thoát, thì sau khi mệnh chung, vượt trên tất cả những
cảnh biến hóa và không biến hóa; một loài như thế, gọi là Tha Hóa Tự Tại
Thiên.
A Nan, sáu cõi trời như thế, hình thức tuy khỏi động, nhưng
tâm tính còn dính dấp; từ các cõi ấy trở xuống, gọi là Dục Giới [2].
Dục giới là những vị này chưa rời bỏ được ân ái, dục nhiễm. Họ tu thập
thiện, thiền định, bố thí nhưng vẫn còn dục nhiễm. Tùy theo lòng dục
giảm nhẹ đến đâu thì ở trên cõi trời cao đến nấy. Các vị trời dục giới
thân hình tuy không động nhưng tâm còn dấu vết.
Từ cõi trời dục giới
thứ sáu trở xuống là từ cõi Tha hoá tự tại thiên trở xuống vẫn còn bị
tam tai tức cõi dục giới còn tam tai. Tam tai: có lửa (vì có dục nên còn
lửa), gió (thổi tan xác đi), bão lụt (nước nhận chìm).
Cõi dục
giới thứ sáu là cõi trời Tha hoá tự tại thiên: chỉ đồng thế gian mà làm
việc ngũ dục. Như chúng ta không thiết ăn nhưng đến bữa cơm vẫn vào
ngồi ăn mà không có cảm giác gì. Tuy là đáp ứng vợ chồng nhưng dục cảm
vô vị tức tâm vị trời này không thiết tha nữa, nên siêu thoát.
Từ trạng thái chán dục này mới bước lên cõi trời sắc giới là không còn dục nữa.
Đức Phật khi sắp thành Phật rồi mà ngài ở cõi trời Dục giới là một cõi
rất thấp trong các cõi trời. Voi trắng sáu ngà từ cung trời Đâu Suất
thiên (cõi thứ tư của dục giới) giáng trần. Thật ra đây là Đức Phật hiện
thân ở cõi trời Đâu Suất chứ không phải bị nghiệp lực và đọa ở cảnh ấy.
Vì nguyện lực, bồ tát mới hiện thân ở cõi ấy. Tương lai Đức Phật Di Lặc
cũng từ Đâu Suất xuống ta bà.
Các đức Phật vì nguyện lực giáng
sanh xuống trần, khi tái sanh đều giáng sanh vào dòng thắng lưu có
phước đức tức là dòng thù thắng, tức là cõi trời hoặc ngài sanh vào dòng
quý phái Thích Ca vua chúa sát-đế-lợi là giới quan quyền thượng lưu
trong xã hội, còn nghèo hèn tầm thường gọi là hạ lưu.
Tu nhân gì để về cõi Đâu suất? Phải có thiền định, phải có thập thiện, tâm dục nhẹ.
Đâu Suất nội viện khác với Đâu suất là thế nào?
Đối với những tầng trời sắc và vô sắc, những cõi trên, thì Đâu Suất hãy còn nặng nghiệp lắm.
Nội viện Đâu suất là những vị có duyên với Đức Phật Di Lặc. Viện là chỗ
an trú viện của Đức Phật Di Lặc. Người nào có duyên, có nguyện chịu sự
giáo hoá của Đức Phật Di Lặc thì chọn cõi Đâu suất nguyện về vì có Đức
Phật Di Lặc giảng pháp. Đức Phật Thích Ca cũng ở đấy để giảng pháp.
Giảng Thắng Pháp tập yếu luận cho mẫu hậu Ma-ya trong bảy ngày.
Nguồn: daibi.vn
No comments:
Post a Comment