Sunday, July 21, 2013

II. THÂN THỌ NGHIỆP, TÂM THỌ NGHIỆP, THÂN VÀ TÂM ĐỀU THỌ NGHIỆP.

II. THÂN THỌ NGHIỆP, TÂM THỌ NGHIỆP, THÂN VÀ TÂM ĐỀU THỌ NGHIỆP.

Khi nghiệp tác động, biểu hiện ở thân, đó là thân thọ nghiệp. Khi nghiệp tác động, biểu hiện ở tâm, đó là tâm thọ nghiệp. Khi thân và tâm đều chịu sự tác động của nghiệp, đó là thân và tâm thọ nghiệp. Tuy nhiên giữa thân và tâm có mối quan hệ không thể tách rời nên khó có thể phân biệt một cách rạch ròi đâu là thân thọ nghiệp và đâu là tâm thọ nghiệp, bởi vì khi thân đau thì tâm cũng khổ, mà khi tâm khổ thì thân cũng mệt mỏi, khó chịu, thậm chí phát sinh các bệnh lý. Những nỗi khổ về thân xác và những nỗi khổ về tinh thần có mối quan hệ, ảnh hưởng qua lại với nhau.

Ví dụ như trường hợp tướng cướp Angulimàla phải thọ lãnh nghiệp quả bị người thân của những nạn nhân của ông chửi mắng, đánh đập (thân thọ nghiệp), và tâm ông cũng thường xuyên không an ổn, luôn bị ám ảnh bởi những việc ác ông đã gây ra (tâm bất an là hiện tượng tâm thọ nghiệp).

Do nghiệp nhân như thế nào, tốt hay xấu, thiện hay ác mà đưa đến nghiệp quả hạnh phúc hay khổ đau, điều kiện, hoàn cảnh bản thân, điều kiện, hoàn cảnh đời sống tốt hay xấu. Nếu nghiệp nhân xấu, bất thiện thì nghiệp quả xấu đưa đến sẽ tác động, chi phối làm cho con người phải chịu những cái khổ nơi thân và tâm, khổ vì hoàn cảnh đời sống, tựu trung là tám cái khổ lớn (Bát khổ): Sinh khổ, già khổ, bệnh khổ, chết khổ, khổ vì mong cầu mà không được, khổ vì oán ghét gặp nhau, khổ vì yêu thương mà phải chia lìa (sinh ly, tử biệt), khổ vì thân ngũ uẩn giả hợp luôn thay đổi, biến hoại. Tám cái khổ này, con người thọ lãnh nhiều hay ít, thọ cái khổ nào nhiều, thọ cái khổ nào ít đều tùy thuộc vào nghiệp đã tạo.

No comments:

Post a Comment