I. Thời gian chuyển nghiệp
Phải mất thời gian bao lâu mới có thể chuyển được nghiệp, làm thay đổi
bản thân, hoàn cảnh sống của chúng ta? Nghiệp được chuyển hóa, làm thay
đổi như thế nào chủ yếu tùy thuộc vào: 1.sự chuyển hóa tâm của người đó,
2.mức độ nặng nhẹ, nhiều ít của nghiệp, 3.cách thức, phương tiện tu
tập, trau giồi, rèn luyện để chuyển hóa tư duy, nhận thức, lời nói, hành
động việc làm (ba nghiệp thân, khẩu, ý), tạo nhân duyên lành, công đức, phước báu.
Ví dụ như một người gầy yếu thường hay đau ốm bệnh hoạn, có thể trong
quá khứ đời này hay đời trước người đó tạo nghiệp sát sinh nhiều, hoặc
làm tổn hại sức khỏe, tánh mạng người khác, trong đời hiện tại sống
buông thả, không ý thức bảo vệ sức khỏe (rượu chè, hút sách, sắc dục quá
độ, ăn uống ngủ nghỉ không chừng mực v.v..) Muốn chuyển hóa cái nghiệp
đó để trở thành người khỏe mạnh, sống lâu thì phải nỗ lực thiết lập lại
nề nếp sinh hoạt, sửa đổi lối sống, trau giồi phẩm chất đạo đức, rèn
luyện bản thân, biết chăm sóc sức khỏe của mình, ngoài ra còn phải biết
phóng sinh, bảo vệ sức khỏe, mạng sống người khác (cho thuốc chữa bệnh,
giúp đỡ các phương tiện điều trị bệnh, chăm sóc người bệnh hoạn tật
nguyền…) Đó là tạo các nghiệp khỏe mạnh, sống lâu, chuyển đổi các nghiệp
bệnh hoạn, đoản mạng.
Người này có thể cải thiện được sức
khỏe, làm thay đổi điều kiện cơ thể như thế nào, mất thời gian bao lâu
thì thấy được sự đổi khác, tất cả đều tùy thuộc vào ý chí và nghị lực,
sự dụng tâm và dụng công của anh ta, tùy thuộc vào phương pháp thực hiện
chuyển hóa (chế độ ăn uống, vận động, nghỉ ngơi, tập luyện, nền nếp
sinh hoạt, làm việc, quan niệm sống, lối sống…) Điều cần lưu ý là:
1.Cần nhiều điều kiện nhân duyên mới đưa đến kết quả. Kết quả đến mau
hay chậm, có được như mong đợi hay không (chuyển hóa được bao nhiêu
phần, nhiều hay ít) đều tùy thuộc vào các điều kiện nhân duyên đó.
2.Người kia cũng không thể đoán trước được rằng sau khi chuyển hóa
(chuyển nghiệp) thì sức khỏe mình ở mức độ nào, cũng không thể hình dung
được sau khi chuyển hóa mình sẽ ra sao, trông như thế nào (về tướng
mạo, dáng dấp…).
Một ví dụ khác, như người có hoàn cảnh nghèo
khổ khốn khó chẳng hạn. Có thể trong quá khứ đời trước hoặc đời này
người đó tạo các nghiệp khinh khi người nghèo, tham lam ích kỷ, lười
biếng, hoặc lừa đảo, chiếm đoạt, trộm cắp, hoặc trốn thuế, giật nợ…nên
trong hiện tại phải chịu cảnh nghèo khó khốn khổ. Người này muốn chuyển
nghiệp để làm thay đổi thân phận, điều kiện hoàn cảnh sống của mình thì
phải nỗ lực thay đổi quan niệm nhận thức, tập quán thói quen của mình,
tích cực lao động, học tập, nâng cao trình độ, trau giồi phẩm chất đạo
đức (chuyển ba nghiệp thân, khẩu, ý), ngoài ra cần tạo các phước nghiệp
như bố thí, giúp đỡ người nghèo khó cơ nhỡ, người đang lâm hoạn nạn,
phóng sinh (mở rộng tấm lòng, nuôi dưỡng tâm từ bi, rộng kết duyên lành
với các chúng sinh khác), cung kính, cúng dường Tam bảo, các bậc cao
đức, ông bà cha mẹ (vốn là ruộng phước đáng để chúng sinh gieo trồng).
Mất thời gian bao lâu, giảm bớt mức độ nghèo khó được bao nhiêu, hoàn
cảnh đời sống người đó thay đổi như thế nào, tất cả đều tùy thuộc vào sự
dụng tâm và dụng công, những nỗ lực chuyển hóa của người đó. Cũng như
ví dụ trước, chúng ta không thể xác định được khi nào người đó hết nghèo
khó, khi nào người đó bớt khổ, hay khi nào người đó giàu sang sung
sướng, hạnh phúc, nhưng có thể biết chắc rằng, hễ có nỗ lực chuyển hóa
thì có sự thay đổi, chuyển biến. Có thể vào thời điểm nào đó trong đời
sống hiện tại (nếu như nghiệp nghèo khó của người đó nhẹ và anh ta biết
cách chuyển hóa nó), người đó sẽ không còn nghèo khó khốn khổ nữa, nhưng
cũng có thể trong đời sống kế tiếp (kiếp sau, nếu như nghiệp nghèo khổ
của người đó quá nặng và anh ta không biết cách chuyển hóa nó).
Trong kinh Na Tiên Tỳ kheo, khi vua Mi Lan Đa (Milinda) hỏi: “Có thể
chỉ rõ kết quả của việc lành việc dữ sẽ tựu thành ra sao trong đời sau
được không?” Tỳ kheo A la hán Na Tiên (Nagasena) đã trả lời: “Không thể.
Ví như trên một thân cây chưa ra trái, không có cách gì biết được trái
sẽ kết tụ ở cành nào và tại chỗ nào nhất định trên cây. Cũng như thế,
trong vòng sinh tử vô thủy vô chung vô cùng vô tận, người chưa đắc đạo
không thể nào đoán biết những việc thiện ác sẽ thành tựu ra sao và ở đâu
một cách chính xác”. Câu trả lời này không khác với lời đức Phật cho
biết về nghiệp quả trong kinh Tăng Chi bộ I, phẩm Bốn pháp: “Có bốn phạm
trù không thể tư duy, đó là: Phật giới, thế giới tâm, thiền định của
người tu thiền và quả dị thục của nghiệp”. Chúng ta không thể nào tư duy
được về quả dị thục của nghiệp (quả đã chín muồi, đổi khác so với nhân
ban đầu), bởi vì tất cả nghiệp nhân, nghiệp quả đều là duyên sinh cho
nên bất định.
Phải mất thời gian bao lâu mới có thể chuyển được
nghiệp, làm thay đổi bản thân, hoàn cảnh sống của chúng ta? Nghiệp được
chuyển hóa, làm thay đổi như thế nào chủ yếu tùy thuộc vào: 1.sự chuyển
hóa tâm của người đó, 2.mức độ nặng nhẹ, nhiều ít của nghiệp, 3.cách
thức, phương tiện tu tập, trau giồi, rèn luyện để chuyển hóa tư duy,
nhận thức, lời nói, hành động việc làm (ba nghiệp thân, khẩu, ý), tạo
nhân duyên lành, công đức, phước báu.
Ví dụ như một người gầy
yếu thường hay đau ốm bệnh hoạn, có thể trong quá khứ đời này hay đời
trước người đó tạo nghiệp sát sinh nhiều, hoặc làm tổn hại sức khỏe,
tánh mạng người khác, trong đời hiện tại sống buông thả, không ý thức
bảo vệ sức khỏe (rượu chè, hút sách, sắc dục quá độ, ăn uống ngủ nghỉ
không chừng mực v.v..) Muốn chuyển hóa cái nghiệp đó để trở thành người
khỏe mạnh, sống lâu thì phải nỗ lực thiết lập lại nề nếp sinh hoạt, sửa
đổi lối sống, trau giồi phẩm chất đạo đức, rèn luyện bản thân, biết chăm
sóc sức khỏe của mình, ngoài ra còn phải biết phóng sinh, bảo vệ sức
khỏe, mạng sống người khác (cho thuốc chữa bệnh, giúp đỡ các phương tiện
điều trị bệnh, chăm sóc người bệnh hoạn tật nguyền…) Đó là tạo các
nghiệp khỏe mạnh, sống lâu, chuyển đổi các nghiệp bệnh hoạn, đoản mạng.
Người này có thể cải thiện được sức khỏe, làm thay đổi điều kiện cơ thể
như thế nào, mất thời gian bao lâu thì thấy được sự đổi khác, tất cả
đều tùy thuộc vào ý chí và nghị lực, sự dụng tâm và dụng công của anh
ta, tùy thuộc vào phương pháp thực hiện chuyển hóa (chế độ ăn uống, vận
động, nghỉ ngơi, tập luyện, nền nếp sinh hoạt, làm việc, quan niệm sống,
lối sống…) Điều cần lưu ý là: 1.Cần nhiều điều kiện nhân duyên mới đưa
đến kết quả. Kết quả đến mau hay chậm, có được như mong đợi hay không
(chuyển hóa được bao nhiêu phần, nhiều hay ít) đều tùy thuộc vào các
điều kiện nhân duyên đó. 2.Người kia cũng không thể đoán trước được
rằng sau khi chuyển hóa (chuyển nghiệp) thì sức khỏe mình ở mức độ nào,
cũng không thể hình dung được sau khi chuyển hóa mình sẽ ra sao, trông
như thế nào (về tướng mạo, dáng dấp…).
Một ví dụ khác, như
người có hoàn cảnh nghèo khổ khốn khó chẳng hạn. Có thể trong quá khứ
đời trước hoặc đời này người đó tạo các nghiệp khinh khi người nghèo,
tham lam ích kỷ, lười biếng, hoặc lừa đảo, chiếm đoạt, trộm cắp, hoặc
trốn thuế, giật nợ…nên trong hiện tại phải chịu cảnh nghèo khó khốn khổ.
Người này muốn chuyển nghiệp để làm thay đổi thân phận, điều kiện hoàn
cảnh sống của mình thì phải nỗ lực thay đổi quan niệm nhận thức, tập
quán thói quen của mình, tích cực lao động, học tập, nâng cao trình độ,
trau giồi phẩm chất đạo đức (chuyển ba nghiệp thân, khẩu, ý), ngoài ra
cần tạo các phước nghiệp như bố thí, giúp đỡ người nghèo khó cơ nhỡ,
người đang lâm hoạn nạn, phóng sinh (mở rộng tấm lòng, nuôi dưỡng tâm từ
bi, rộng kết duyên lành với các chúng sinh khác), cung kính, cúng dường
Tam bảo, các bậc cao đức, ông bà cha mẹ (vốn là ruộng phước đáng để
chúng sinh gieo trồng). Mất thời gian bao lâu, giảm bớt mức độ nghèo khó
được bao nhiêu, hoàn cảnh đời sống người đó thay đổi như thế nào, tất
cả đều tùy thuộc vào sự dụng tâm và dụng công, những nỗ lực chuyển hóa
của người đó. Cũng như ví dụ trước, chúng ta không thể xác định được khi
nào người đó hết nghèo khó, khi nào người đó bớt khổ, hay khi nào người
đó giàu sang sung sướng, hạnh phúc, nhưng có thể biết chắc rằng, hễ có
nỗ lực chuyển hóa thì có sự thay đổi, chuyển biến. Có thể vào thời điểm
nào đó trong đời sống hiện tại (nếu như nghiệp nghèo khó của người đó
nhẹ và anh ta biết cách chuyển hóa nó), người đó sẽ không còn nghèo khó
khốn khổ nữa, nhưng cũng có thể trong đời sống kế tiếp (kiếp sau, nếu
như nghiệp nghèo khổ của người đó quá nặng và anh ta không biết cách
chuyển hóa nó).
Trong kinh Na Tiên Tỳ kheo, khi vua Mi Lan Đa
(Milinda) hỏi: “Có thể chỉ rõ kết quả của việc lành việc dữ sẽ tựu thành
ra sao trong đời sau được không?” Tỳ kheo A la hán Na Tiên (Nagasena)
đã trả lời: “Không thể. Ví như trên một thân cây chưa ra trái, không có
cách gì biết được trái sẽ kết tụ ở cành nào và tại chỗ nào nhất định
trên cây. Cũng như thế, trong vòng sinh tử vô thủy vô chung vô cùng vô
tận, người chưa đắc đạo không thể nào đoán biết những việc thiện ác sẽ
thành tựu ra sao và ở đâu một cách chính xác”. Câu trả lời này không
khác với lời đức Phật cho biết về nghiệp quả trong kinh Tăng Chi bộ I,
phẩm Bốn pháp: “Có bốn phạm trù không thể tư duy, đó là: Phật giới, thế
giới tâm, thiền định của người tu thiền và quả dị thục của nghiệp”.
Chúng ta không thể nào tư duy được về quả dị thục của nghiệp (quả đã
chín muồi, đổi khác so với nhân ban đầu), bởi vì tất cả nghiệp nhân,
nghiệp quả đều là duyên sinh cho nên bất định.
No comments:
Post a Comment