NẾU LẤY OÁN BÁO OÁN THÌ OÁN SẼ MÃI MÃI CHÂT CHỒNG!!!
Kinh Phật giáo và trong Thánh Kinh đều thường nhắc đi nhắc lại những câu tương tự về vấn đề Ân Oán như:
- Chớ lấy ác trả ác cho ai!
- Lấy Oán báo Oán; Oán chất chồng
- Lấy Đức báo Oán; Oán tiêu tan
- Đừng lấy ác đá Ác, đừng lấy rủa sả trả rủa sả...
Trên thế giới, tội Ác xảy ra liên tục khắp nơi, từng ngày, từng giờ, từng phút, từng giây không ngưng nghỉ. Theo lý giải của thuyết Phật giáo thì nguyên nhân là do bởi “Nghiệp lực” và “Quả báo” mà ra, và tiếp diễn bởi sự kiện: lấy oán báo oán cứ mãi chất chồng. Cuộc hành quyết xảy ra tại thành phố Kabul ở Afganistan trong năm 2000 đã là một thí dụ.
Một kẻ sát nhân hung bạo tên là Mohammed Daoud phạm tội giết hai người đàn ông. Luật Hồi giáo cho phép người trong gia đình nạn nhân đứng ra tự tay hành quyết kẻ đã giết thân nhân mình. Trong trường hợp này, người em trai của nạn nhân tên là Maulvi Mohasil đã đứng ra đảm trách việc trả thù. Kẻ phạm tội bị một tiểu đội lính Taliban dẫn ra pháp trường, đó là một sân vận động chứa hàng nghìn người tới chứng kiến. Tội nhân bị bịt mắt, trói tay và được phép cầu nguyện trong 10 phút. Trong thời gian đó, chánh án tòa án quân sự Haibatullah Akhund đưa ra lời yêu cầu tha thứ cho tội nhân. Khán giả cũng có thể đưa ra lời đề nghị. Nhưng toàn thể gia đình nạn nhân đang có mặt đều quyết trả thù, không thể tha thứ cho kẻ đã giết người thân của họ. Tội nhân cúi đầu xuống và bắt đầu tỏ dấu kinh sợ. Người em của nạn nhân đại diện cho gia đình rút mạnh con dao sắc lẻm bên hông ra và nói to: “Tôi và gia đình không bao giờ tha thứ cho kẻ đã làm tan nát tâm can cả đại gia đình chúng tôi! Máu phải trả bằng máu!” Sau lời nói đó, anh ta bước ra sau lưng tội nhân đưa dao cắt đứt cổ họng của tội nhân. Tiếng thét vang của tội nhân làm hàng nghìn người nghìn nơi vận động trường đang huyên náo bõng im bặt. Lúc tội nhân còn đang quằn quại chưa chết thì bà vợ của người bị kẻ tội phạm giết chết nhào tới đưa hai tay ra hứng lấy máu phun ra từ cổ tội nhân phả vào mặt bà. Trong khi sự việc diễn ra thì gia đình thân nhân của kẻ tội phạm cũng có mặt trong đám đông. Phần lớn trong số những người này lại dấy lên lòng thù hận và họ lại nuối mối căm hờn quyết chờ có ngày sẽ trả nợ máu. . .
Quả báo chất chồng còn thấy rõ qua lịch sử thế giới điển hình là lịch sử Việt Nam khi nhà Tây Sơn chiến thắng vinh quang thay vì dĩ hòa vi quý, đem tình phương xóa bỏ hận thù, đối xử với kẻ thù bằng mối thiện tâm thì nhà Tây sơn lại lấy oán báo oán. Lúc bấy giờ, theo sử liệu Đại Nam nhất thống chí và sử liệu của nhà biên soạn lịch sử Phạm văn Sơn thì:
“Quân Tây sơn đã ra lệnh khai quật lăng tẩm của các tiên chúa họ Nguyễn từ cháu nội ông Nguyễn Kim đến ông thân sinh ra Chúa là Nguyễn Phúc Luân”
Chính vì những hành động quá ư nghiệt ngã như thế nên khi nhà Nguyễn đại thắng quân Tây sơn, mối thù cũ ấy Chúa Nguyễn không bao giờ quên nên tháng 7 năm Nhâm Tuất (1802) đã tận dụng các hình phạt dã man ghê rợn và tàn bạo nhất để xử tội những người của triều Tây sơn bị bắt. Người thì bị voi chà cho nát thây như bà Bùi Thị Xuân và người con gái của bà. Người thì bị cột chân tay vào chân các con voi để voi di chuyển xác họ bị xé ra nhiều mảnh như vua Quang Toản... Ngoài ra Chúa Nguyễn còn ra lệnh đào mộ của Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ lấy xương nghiền nát và cho quân lệnh tiểu tiện vào trước sự chứng kiến của anh em vua Cảnh Thịnh. Riêng hai các sọ của Nhạc và Huệ thì xiềng lại và giam trong ngục tối.
Thời vua Minh Mệnh có một nịnh thần tên là Bạch Xuân Nguyên được nhà vua giao trọng trách ngầm canh chừng mọi việc làm của Lê Văn Duyệt một đại công thần, nhưng vì vua không ưa nên muốn tìm cớ buộc tội. Bạch Xuân Nguyên rình rập toàn gia Lê Văn Duyệt rồi dâng báo cáo đủ điều lên vua và xin hạch tội Lê Văn Duyệt cùng chém đầu 16 thân nhân. Sau đó còn bắt Lê Văn Khôi, con nuôi Lê Văn Duyệt. Trong tù Khôi liên kết với các tù nhân can tội bạo loạn ở Bắc Kỳ.
Phá ngục và kéo tới dinh Bố Chánh bắt được Bạch Xuân Nguyên và Án sát Nguyễn Chương Đạt, Nguyễn Văn Quế. Khôi ra lệnh trói cả ba lại rồi thiêu sống họ như cây đuốc trước Từ đường Tả Quân để làm lễ Tế cáo.
Không lâu sau đó, Lê Văn Khôi bị đầu độc chết một cách tức tưởi. Ba người con trai của Khôi thì bị giết khi tấn công thành Phiên An. Người con út mới 8 tuổi bị quân triều đình bắt một lần với Cố Du (tức P. Marchand) đem về kinh đô trị tội. Mặc dù mới 8 tuổi, con út của Khôi cũng vẫn bị triều đình ra lệnh xử tội Lăng Trì (tức là xẻo từng miếng thịt theo tiếng trống lệnh). Riêng Lê Văn Khôi, mặc dầu đã chết và chôn dưới lòng đất lạnh nhưng cũng bị triều đình ra lệnh đào mộ lấy đầu cấm trên cây tre bêu ngoài chợ 3 ngày. Xong nghiền nát đổ xuống sông. Còn vợ con thân thuộc của Khôi và các tướng tá của Khôi đều bì giết cắt tai đem về đều báo tiệp (theo A.Schreine-Abrégé de l'histoire d'Annam).
Nguồn: Đoàn Văn Thông
No comments:
Post a Comment