Học sự trung thực từ Phật Pháp
******************
Trung thực là một chuẩn mực đạo đức được nhiều người mến mộ, tin yêu. Người trung thực luôn hứa hẹn một tương lai rộng mở. Trung thực biểu hiện qua nhiều dạng thức và quan hệ; mà ở đây, trung thực với chính mình và với tha nhân là hai tính chất chủ yếu.
Trước hết, cần phải trung thực với chính mình. Thiết tưởng điều này không cần phải bàn cãi. Mặc dù vậy, khi khảo sát sâu, mới thấy rõ đôi khi ta chưa trung thực với chính mình. Trung thực với chính mình là ý thức rõ ràng về tất cả các phương diện của bản thân như: khả năng, điều kiện, mặt mạnh cũng như mặt yếu, sở thích cũng như điều không ưa… Ẩn dụ một người đứng trên hồ nước, thì có thể nhận ra các con ốc, con sò, đàn cá bơi lội… với điều kiện hồ nước đó trong và lặng(19). Việc thắp sáng ý thức về những điều kiện của bản thân cũng như thế. Từ sự nhận thức rõ ràng này và thái độ chấp nhận đúng hiện trạng của bản thân, là sự khởi đầu cho thái độ sống trung thực với chính mình. Trung thực với chính mình có ảnh hưởng nhất định đến sự thành công của bản thân.
Thứ hai, trung thực với tha nhân. Đây là tiền đề để xây dựng niềm tin trong mọi mối quan hệ. Khi trung thực thì được người tin tưởng, và lòng tin là yếu tố quyết định sự bền vững cho mọi mối quan hệ giữa người với người. Đó cũng là điều được Đức Phật xác quyết: Ở đời này, lòng tin/ Tối thắng cho con người(20). Mở rộng ý nghĩa này có thể thấy, trong quan hệ thầy trò, vợ chồng, cha con, bạn bè… thì sự tin tưởng lẫn nhau quyết định đến hạnh phúc, bình yên cũng như tính bền vững của các mối quan hệ. Sống mà không tin nhau là hoạt cảnh của địa ngục. Và muốn tin nhau thì phải trung thực, không dối nhau. Ở nghĩa này, không trung thực hay lừa dối nhau là cửa ngõ của tội ác. Chính vì vậy, trong kinh Phật thuyết như vậy, Đức Phật đã khẳng định rất mạnh mẽ: Phàm một người nào đã vi phạm một pháp, Ta nói rằng không có ác nghiệp nào vị ấy không làm được. Thế nào là một pháp? Này các Tỳ-kheo, tức là rõ biết mà nói láo(21).
Trung thực hay không dối nhau là một chuẩn mực đạo đức cơ bản, là chất kết dính của mọi mối quan hệ, là yếu tố thành công trong mọi hoạt động của con người.
(Chúc Phú)
Trung thực là một chuẩn mực đạo đức được nhiều người mến mộ, tin yêu. Người trung thực luôn hứa hẹn một tương lai rộng mở. Trung thực biểu hiện qua nhiều dạng thức và quan hệ; mà ở đây, trung thực với chính mình và với tha nhân là hai tính chất chủ yếu.
Trước hết, cần phải trung thực với chính mình. Thiết tưởng điều này không cần phải bàn cãi. Mặc dù vậy, khi khảo sát sâu, mới thấy rõ đôi khi ta chưa trung thực với chính mình. Trung thực với chính mình là ý thức rõ ràng về tất cả các phương diện của bản thân như: khả năng, điều kiện, mặt mạnh cũng như mặt yếu, sở thích cũng như điều không ưa… Ẩn dụ một người đứng trên hồ nước, thì có thể nhận ra các con ốc, con sò, đàn cá bơi lội… với điều kiện hồ nước đó trong và lặng(19). Việc thắp sáng ý thức về những điều kiện của bản thân cũng như thế. Từ sự nhận thức rõ ràng này và thái độ chấp nhận đúng hiện trạng của bản thân, là sự khởi đầu cho thái độ sống trung thực với chính mình. Trung thực với chính mình có ảnh hưởng nhất định đến sự thành công của bản thân.
Thứ hai, trung thực với tha nhân. Đây là tiền đề để xây dựng niềm tin trong mọi mối quan hệ. Khi trung thực thì được người tin tưởng, và lòng tin là yếu tố quyết định sự bền vững cho mọi mối quan hệ giữa người với người. Đó cũng là điều được Đức Phật xác quyết: Ở đời này, lòng tin/ Tối thắng cho con người(20). Mở rộng ý nghĩa này có thể thấy, trong quan hệ thầy trò, vợ chồng, cha con, bạn bè… thì sự tin tưởng lẫn nhau quyết định đến hạnh phúc, bình yên cũng như tính bền vững của các mối quan hệ. Sống mà không tin nhau là hoạt cảnh của địa ngục. Và muốn tin nhau thì phải trung thực, không dối nhau. Ở nghĩa này, không trung thực hay lừa dối nhau là cửa ngõ của tội ác. Chính vì vậy, trong kinh Phật thuyết như vậy, Đức Phật đã khẳng định rất mạnh mẽ: Phàm một người nào đã vi phạm một pháp, Ta nói rằng không có ác nghiệp nào vị ấy không làm được. Thế nào là một pháp? Này các Tỳ-kheo, tức là rõ biết mà nói láo(21).
Trung thực hay không dối nhau là một chuẩn mực đạo đức cơ bản, là chất kết dính của mọi mối quan hệ, là yếu tố thành công trong mọi hoạt động của con người.
(Chúc Phú)
No comments:
Post a Comment