N CHIẾM HỮU NGƯỜI, VIỆC, SỰ VẬT ?
* * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * *
Kiến tư phiền não là chấp trước, trần sa phiền não là phân biệt, vô minh phiền não là vọng tưởng. Vậy chúng ta biết được nó là thuộc về chấp trước, chúng ta bắt tay vào từ đây, không chấp trước nữa. Từ chỗ nào không chấp trước? Chúng ta đối với tất cả mọi người, tất cả sự việc, tất cả mọi vật buông bỏ đi ý niệm khống chế, không còn chấp trước. Quyết định không nghĩ, quyết định không có một ý niệm là ta phải khống chế một người, khống chế một vật, khống chế một việc, cái ý niệm này không nên có. Đoạn kiến tư phiền não bắt tay vào từ chỗ này. Tiến thêm một bước là buông bỏ đối với ý niệm chiếm hữu tất cả người, tất cả vật sự. Bạn chỉ chuyên môn từ hai chỗ này mà hạ công phu, tất cả người sự vật, bao gồm tất cả pháp thế xuất thế gian, không có ý niệm khống chế, không có ý niệm chiếm hữu, buông bỏ từ ngay chỗ này. Sau khi buông bỏ, chúng ta làm thế nào đối nhân xử thế tiếp vật? Tùy duyên. Bạn có ý niệm khống chế, có ý niệm chiếm hữu thì không phải tùy duyên, đó gọi là phan duyên. Cho nên, Phật ở trên kinh thường dạy cho chúng ta, tùy duyên mà không phan duyên. Phan duyên chính là bạn có ý niệm khống chế, có ý niệm chiến hữu, trong tùy duyên không có ý niệm này. Cái cảnh giới này thì hoàn toàn không như nhau. Tâm tùy duyên là thanh tịnh, tâm tùy duyên là quang minh, thọ dụng của tùy duyên là tự tại. Nếu như là phan duyên thì tâm của bạn không thanh tịnh, tâm của bạn là ô nhiễm, thọ dụng của bạn quyết không tự tại.
HT.Tịnh Không
Kiến tư phiền não là chấp trước, trần sa phiền não là phân biệt, vô minh phiền não là vọng tưởng. Vậy chúng ta biết được nó là thuộc về chấp trước, chúng ta bắt tay vào từ đây, không chấp trước nữa. Từ chỗ nào không chấp trước? Chúng ta đối với tất cả mọi người, tất cả sự việc, tất cả mọi vật buông bỏ đi ý niệm khống chế, không còn chấp trước. Quyết định không nghĩ, quyết định không có một ý niệm là ta phải khống chế một người, khống chế một vật, khống chế một việc, cái ý niệm này không nên có. Đoạn kiến tư phiền não bắt tay vào từ chỗ này. Tiến thêm một bước là buông bỏ đối với ý niệm chiếm hữu tất cả người, tất cả vật sự. Bạn chỉ chuyên môn từ hai chỗ này mà hạ công phu, tất cả người sự vật, bao gồm tất cả pháp thế xuất thế gian, không có ý niệm khống chế, không có ý niệm chiếm hữu, buông bỏ từ ngay chỗ này. Sau khi buông bỏ, chúng ta làm thế nào đối nhân xử thế tiếp vật? Tùy duyên. Bạn có ý niệm khống chế, có ý niệm chiếm hữu thì không phải tùy duyên, đó gọi là phan duyên. Cho nên, Phật ở trên kinh thường dạy cho chúng ta, tùy duyên mà không phan duyên. Phan duyên chính là bạn có ý niệm khống chế, có ý niệm chiến hữu, trong tùy duyên không có ý niệm này. Cái cảnh giới này thì hoàn toàn không như nhau. Tâm tùy duyên là thanh tịnh, tâm tùy duyên là quang minh, thọ dụng của tùy duyên là tự tại. Nếu như là phan duyên thì tâm của bạn không thanh tịnh, tâm của bạn là ô nhiễm, thọ dụng của bạn quyết không tự tại.
HT.Tịnh Không
No comments:
Post a Comment