“Nam-mô” chẳng phải là danh hiệu, A Di Đà Phật mới là danh hiệu
****************************** ***********************
“Bất việt nhất niệm, đốn chứng Bồ Đề” (chẳng ngoài một niệm, mau chóng chứng Bồ Đề). Bồ Đề ở đây là Vô Thượng Bồ Đề, là nhất niệm, là danh hiệu Di Đà gồm bốn chữ. “Nam-mô” chẳng phải là danh hiệu, A Di Đà Phật mới là danh hiệu. Nam-mô có nghĩa là quy y, quy mạng, hay lễ kính. Do vậy, lúc Liên Trì đại sư tại thế, trong bộ Trúc Song Tùy Bút có một câu chuyện như thế này: Có người thỉnh giáo lão nhân gia: “Lão nhân gia bình thường niệm Phật như thế nào?” Ngài nói Ngài niệm bốn chữ A Di Đà Phật. “Ngài dạy người khác thì sao?” “Ta dạy người khác niệm sáu chữ Nam-mô A Di Đà Phật”. Vì sao khác nhau? Liên Trì đại sư nói: “Trong một đời này, ta nhất định muốn sanh về Tịnh Độ, cho nên kiểu cách khách sáo nào cũng chẳng cần, những lời lẽ khách sáo đều bỏ sạch”. Kinh dạy chúng ta chấp trì danh hiệu, danh hiệu là bốn chữ, Ngài bèn niệm bốn chữ. Vì sao dạy người khác niệm sáu chữ? Người khác chưa chắc đã có quyết tâm kiên định muốn sanh về Tịnh Độ, cho nên thêm chữ Nam-mô, tức là quy y A Di Đà Phật, quy mạng A Di Đà Phật, cung kính A Di Đà Phật, không nhất định trong một đời này người ấy đã có thể vãng sanh. Thêm vào chữ “cung kính”, đó là nói năng cung kính. Chính mình thật sự muốn vãng sanh, chẳng cần dùng đến lời lẽ cung kính, không cần thiết! Những chữ khách sáo đều không cần! A Di Đà Phật sẽ không trách quý vị, quý vị rất nghe lời! Thích Ca Mâu Ni Phật dạy quý vị chấp trì danh hiệu, danh hiệu là A Di Đà Phật, trong danh hiệu không có chữ Nam-mô. Quý vị thấy lời này rất có ý nghĩa!
Ấn Quang đại sư cả đời dạy người khác niệm sáu chữ, vì sao? Ngài thấy chúng sanh đông đảo, nhưng chẳng mấy ai thật sự muốn vãng sanh, nên [dạy họ] niệm hồng danh sáu chữ nhằm kết pháp duyên với A Di Đà Phật. Quý vị hiểu tổ sư dạy người khác sử dụng tâm gì, quý vị sẽ hiểu rõ!
PS Tịnh Không
“Bất việt nhất niệm, đốn chứng Bồ Đề” (chẳng ngoài một niệm, mau chóng chứng Bồ Đề). Bồ Đề ở đây là Vô Thượng Bồ Đề, là nhất niệm, là danh hiệu Di Đà gồm bốn chữ. “Nam-mô” chẳng phải là danh hiệu, A Di Đà Phật mới là danh hiệu. Nam-mô có nghĩa là quy y, quy mạng, hay lễ kính. Do vậy, lúc Liên Trì đại sư tại thế, trong bộ Trúc Song Tùy Bút có một câu chuyện như thế này: Có người thỉnh giáo lão nhân gia: “Lão nhân gia bình thường niệm Phật như thế nào?” Ngài nói Ngài niệm bốn chữ A Di Đà Phật. “Ngài dạy người khác thì sao?” “Ta dạy người khác niệm sáu chữ Nam-mô A Di Đà Phật”. Vì sao khác nhau? Liên Trì đại sư nói: “Trong một đời này, ta nhất định muốn sanh về Tịnh Độ, cho nên kiểu cách khách sáo nào cũng chẳng cần, những lời lẽ khách sáo đều bỏ sạch”. Kinh dạy chúng ta chấp trì danh hiệu, danh hiệu là bốn chữ, Ngài bèn niệm bốn chữ. Vì sao dạy người khác niệm sáu chữ? Người khác chưa chắc đã có quyết tâm kiên định muốn sanh về Tịnh Độ, cho nên thêm chữ Nam-mô, tức là quy y A Di Đà Phật, quy mạng A Di Đà Phật, cung kính A Di Đà Phật, không nhất định trong một đời này người ấy đã có thể vãng sanh. Thêm vào chữ “cung kính”, đó là nói năng cung kính. Chính mình thật sự muốn vãng sanh, chẳng cần dùng đến lời lẽ cung kính, không cần thiết! Những chữ khách sáo đều không cần! A Di Đà Phật sẽ không trách quý vị, quý vị rất nghe lời! Thích Ca Mâu Ni Phật dạy quý vị chấp trì danh hiệu, danh hiệu là A Di Đà Phật, trong danh hiệu không có chữ Nam-mô. Quý vị thấy lời này rất có ý nghĩa!
Ấn Quang đại sư cả đời dạy người khác niệm sáu chữ, vì sao? Ngài thấy chúng sanh đông đảo, nhưng chẳng mấy ai thật sự muốn vãng sanh, nên [dạy họ] niệm hồng danh sáu chữ nhằm kết pháp duyên với A Di Đà Phật. Quý vị hiểu tổ sư dạy người khác sử dụng tâm gì, quý vị sẽ hiểu rõ!
PS Tịnh Không
No comments:
Post a Comment