NIỆM PHẬT CHỈ NAM (5,6)
5. Trích yếu sách Liên Tông Bảo Giám của Hổ Khê Tôn Giả Ưu Ðàm Phổ Ðộ đại sư đời Nguyên
* [Đối với các pháp để] nhiếp tâm niệm Phật, muốn được mau thành tam-muội, đối trị hôn trầm, tán loạn, thì pháp Sổ Tức (đếm hơi thở) là quan trọng nhất. Hễ lúc nào muốn tịnh tọa, trước hết phải tưởng thân mình ở trong Viên Quang [của Phật], lặng nhìn chót mũi, theo dõi hơi thở ra vào. Mỗi hơi thở thầm niệm một tiếng A Di Ðà Phật. Phương tiện điều hòa hơi thở chẳng nhanh, chẳng chậm; tâm và hơi thở nương theo nhau.
Ði, đứng, nằm, ngồi, đều có thể thực hành theo cách nương theo hơi thở ra vào chẳng để gián đoạn. Luôn tự miên mật hành trì cho đến lúc thâm nhập Thiền Ðịnh, cả hơi thở lẫn câu niệm cùng mất thì thân tâm này giống như hư không. Lâu ngày thuần thục tâm nhãn khai thông, tam-muội đột nhiên hiện tiền. Ðấy chính là “duy tâm Tịnh Ðộ”.
* Luận Bảo Vương chép: “Tu trì Nhất Tướng Niệm Phật tam-muội là ngay trong lúc đi, đứng, nằm, ngồi, luôn hệ niệm chẳng quên. Dù có ngủ nghỉ, khi thức dậy liền hệ niệm tiếp”, chẳng để các nghiệp khác gây gián đoạn, chẳng để tham, sân, si cách ngăn. Hễ phạm liền sám hối ngay chẳng để quá một niệm, chẳng nghĩ gì khác, chẳng để cách ngày, cách quãng thời gian. Niệm niệm thường chẳng rời Phật; niệm niệm thanh tịnh viên minh, chính là đắc Nhất Tướng tam-muội.
* Bồ Tát tại gia thờ Phật, giữ giới, suốt ngày lo liệu gia duyên, chưa thể nhất tâm tu hành, sáng dậy nên đốt hương, lễ bái Tam Bảo, tùy ý niệm Phật. Mỗi lúc hoàng hôn cũng lễ niệm như thế; lấy đó làm thường khóa. Nếu như ngày nào bỏ sót thì ngày hôm sau nên đối trước Phật bày tỏ sám hối. Pháp môn này cốt sao chẳng gây trở ngại đến công việc mình: chẳng trở ngại kẻ sĩ đọc sách, luyện văn, chẳng trở ngại nhà nông cấy cày, chẳng ngại kẻ làm thợ làm lụng, chẳng trở ngại thương gia bán buôn. Ngoài việc sáng lễ, chiều lạy, trong mười hai thời, hãy nên dành chút công phu niệm trăm câu, ngàn câu danh hiệu Phật, lấy chí thành làm công lao để cầu sanh Tịnh Ðộ.
* Phàm là người tu Tịnh Ðộ thì rõ ràng là phải chống chọi sanh tử, chứ chẳng phải nói suông rồi thôi. Hãy nghĩ tới vô thường nhanh chóng, thời gian chẳng đợi ai, phải hoàn thành sự nghiệp cho xong. Nếu đã tin tưởng, thì từ ngày nay trở đi, phải phát đại dũng mãnh, tinh tấn, chẳng cần biết là hiểu hay chẳng hiểu, kiến tánh hay chưa kiến tánh, chỉ chấp trì một câu Nam Mô A Di Ðà Phật giống hệt như dựa vào một tòa núi Tu Di, dẫu lay lắc cũng chẳng động.
Chuyên tâm, nhất ý để hoặc là tham niệm, hoặc quán niệm, hoặc ức niệm, hoặc thập niệm, hoặc thầm niệm, chuyên niệm, hệ niệm, lễ niệm. Niệm ở đâu chú tâm vào đó, thường nhớ, thường niệm. Sáng cũng niệm, tối cũng niệm. Ði cũng niệm, ngồi cũng niệm.
Tâm niệm chẳng để luống qua, niệm Phật chẳng lìa tâm. Ngày ngày giờ giờ chẳng muốn buông bỏ, miên miên mật mật như gà ấp trứng luôn giữ cho hơi ấm được liên tục. Ðấy chính là “tịnh niệm tiếp nối” .
Lại còn vận dụng trí để quán chiếu biết Tịnh Ðộ chính là tự tâm. Ðấy chính là công phu tấn tu của bậc thượng trí. Giữ được Ðịnh, làm chủ được hành động, đạt được chỗ nương dựa ổn thỏa, thích đáng như thế, dẫu gặp cảnh giới khổ, vui, thuận, nghịch xảy ra, cũng chỉ niệm A Di Ðà Phật, không hề có một niệm sanh tâm biến đổi, tâm thoái đọa, tâm tạp tưởng. Cho đến hết đời, trọn không có niệm nào khác, sẽ quyết định sanh về Tây Phương Cực Lạc thế giới.
Nếu có thể dụng công như thế thì vô minh, nghiệp chướng sanh tử trong bao kiếp sẽ tự nhiên tiêu sạch, trần lao tập lậu tự nhiên hết sạch, được gặp Phật Di Ðà, chẳng lìa bổn niệm; công thành, hạnh mãn. Nguyện lực hỗ trợ nhau, khi lâm chung quyết sẽ sanh trong Thượng Phẩm.
* Nếu người niệm Phật còn chưa sạch trần cấu, khi ác niệm nổi lên hãy nên tự kiểm điểm. Nếu như chính mình có tâm keo tham, tâm sân hận, tâm si ái, tâm ganh ghét, tâm khinh dối, tâm hợm mình, tâm kiêu căng, tâm dua vạy, tâm tà kiến, tâm khinh mạn, tâm Năng Sở, và khi gặp phải hết thảy hoàn cảnh thuận nghịch liền thuận theo nhiễm cấu, phát sanh hết thảy các tâm bất thiện; nếu khi các tâm như vậy phát khởi, hãy nên mau lớn tiếng niệm Phật, gom ý niệm về chỗ đúng đắn, đừng để cho tâm ác tiếp nối. Niệm miết cho đến khi ác niệm hết sạch, vĩnh viễn không còn sanh lại nữa.
Thường phải nên thủ hộ tất cả tâm thâm tín, tâm chí thành, tâm phát nguyện hồi hướng, tâm từ bi, tâm khiêm hạ, tâm bình đẳng, tâm phương tiện, tâm nhẫn nhục, tâm trì giới, tâm hỷ xả, tâm thiền định, tâm tinh tấn, tâm Bồ Ðề và hết thảy thiện tâm.
Lại nên xa lìa những điều trái với phạm hạnh, thực hành những luật nghi dứt ác, đừng nuôi dưỡng gà, chó, lợn, dê; những việc như săn bắn, đánh cá đều chẳng nên làm. Nên học theo Phật, nên lấy việc bỏ ác làm lành để răn xét mình!
* Kẻ có tín tâm, chân thật tu hành, chỉ cốt sao nhớ được một câu A Di Ðà Phật trong mỗi ý niệm, đừng để cho quên mất, niệm niệm thường hiện tiền, niệm niệm chẳng lìa tâm. Vô sự cũng niệm như thế, hữu sự cũng niệm như thế. An vui cũng niệm như thế, bệnh khổ cũng niệm như thế. Sống cũng niệm như thế, chết cũng niệm như thế. Một niệm phân minh bất muội như thế, cần gì phải hỏi người khác đường lối tu hành để được vãng sanh nữa ư?
Nhận định:
Ðối với thường khóa sớm tối, người tại gia niệm Phật nhất định chẳng thể bỏ sót. Nếu có lúc bỏ sót, sao chẳng ngủ trễ, dậy sớm? Ðừng vin vào đó để gián đoạn thường khóa. Chỉ khi nào bận rộn suốt tối hôm trước thì sáng hôm sau mới đối trước Phật bày tỏ, sám hối, niệm bù.
Thường nhật nên dùng thời gian rảnh rang để niệm Phật, niệm càng nhiều càng hay, cũng chẳng hạn định trong trăm câu, ngàn câu. Lâu ngày thuần thục, tam-muội sẽ dễ hiện tiền.
6. Trích yếu sách Tịnh Ðộ Hoặc Vấn của đại sư Duy Tắc Thiên Như đời Nguyên
* Người sanh trong đời có được mấy chốc? [Ðời người như] lửa xẹt từ đá, như ánh chớp nháng lên, chớp mắt đã hết. Hãy giành ngay lúc chưa bệnh, chưa già đây, dốc trọn tinh thần, vứt bỏ sự đời; cứ mỗi một ngày trôi qua là một ngày niệm danh hiệu Phật, được một thời công phu, tu một thời Tịnh nghiệp. Do đấy, lúc mạng lâm chung, dù là chết nhẹ nhàng hay chết đau khổ thì những cái ta vương vấn đã được giải quyết xong, tiền trình của ta đã ổn thỏa, thích đáng rồi!
* Người bị ràng buộc trong lưới đời nếu đau đáu nghĩ đến vô thường, dụng tâm chân thành, thiết tha, bất luận khổ, vui, thuận, nghịch, tịnh, ồn, rảnh, bận, mặc lòng công chuyện hoàn tất hay chưa, dù tiếp tân, đãi khách, vạn duyên rối bời, dẫu phải ứng phó mọi mặt mà việc đời và niệm Phật vẫn chẳng trở ngại gì nhau cả!
Nếu ai bận khá nhiều việc đời, sức dù có hơi kém, vẫn nên tìm lấy thời gian rảnh rang giữa lúc bận rộn, tìm lúc yên tịnh giữa chốn huyên náo để mỗi ngày niệm ba vạn câu, hoặc một vạn câu, hoặc ba ngàn câu, một ngàn câu. Lấy đó làm nhật khóa nhất định, chẳng bỏ suông ngày nào!
Lại ngay cả khi bận rộn hết sức không có lúc nào rảnh rang thì mỗi ngày vào lúc sáng sớm nên hành pháp Thập Niệm. Lâu ngày tích tụ thành công lao, cũng chẳng luống uổng.
Ngoài lúc niệm Phật ra thì hoặc là niệm kinh, lễ Phật, hoặc sám hối phát nguyện, làm đủ các thứ kết duyên, tạo phước, tùy sức bố thí, tu các việc lành để hỗ trợ thêm. Với bất cứ điều lành mảy may nào đều phải hồi hướng Tây Phương.
Dụng công như thế, chẳng những sẽ quyết định vãng sanh, mà còn khiến cho phẩm vị được cao thêm nữa!
* Chuyên trì danh hiệu, nếu còn lễ bái, sám hối thêm sẽ rất hợp với thuyết Chuyên Tu Vô Gián của ngài Thiện Ðạo. Chuyên Tu Vô Gián là thân phải chuyên lễ A Di Ðà Phật, chẳng lễ xen lẫn các vị khác; miệng chuyên niệm A Di Ðà Phật, chẳng niệm các thánh hiệu khác, chẳng tụng các kinh khác; ý phải chuyên tưởng A Di Ðà Phật, chẳng tưởng vị nào khác. Nếu tham, sân, si xen tạp thì cứ hễ phạm liền sám, chẳng để cách ngày, cách đêm, hay cách giờ; thường giữ cho thanh tịnh thì cũng gọi là Vô Gián.
* Pháp Hệ Niệm là chẳng cần biết là đang đi, đứng, hay nằm, ngồi, chẳng cần phải niệm ra tiếng tốn hơi; chỉ cốt sao chí thành, thầm tưởng thầm niệm, niệm niệm liên tục, tâm không gián đoạn. Tôi dám hứa là nhục nhãn của hành nhân trong hiện đời sẽ thấy Phật, hoặc thấy quang minh, hoặc được Phật xoa đảnh v.v… chứ chẳng cần phải đến lúc lâm chung! Ðây là một pháp môn đường tắt, giản dị nhất, thiết yếu nhất, cực kỳ linh nghiệm.
Nhận định:
Mẹ của Ðại Sư tuổi gần bảy mươi; Ngài sợ niệm Phật ra tiếng tốn hơi, nên ngầm sai em trai là Hành Viễn khuyên mẹ tu pháp môn Hệ Niệm. Nếu có thể niệm Phật ra tiếng sẽ dễ xưng danh hơn, dễ giữ được niệm niệm liên tục. Vì thế, sách Tịnh Ðộ Hoặc Vấn quy kết về chuyên trì danh hiệu.
* [Đối với các pháp để] nhiếp tâm niệm Phật, muốn được mau thành tam-muội, đối trị hôn trầm, tán loạn, thì pháp Sổ Tức (đếm hơi thở) là quan trọng nhất. Hễ lúc nào muốn tịnh tọa, trước hết phải tưởng thân mình ở trong Viên Quang [của Phật], lặng nhìn chót mũi, theo dõi hơi thở ra vào. Mỗi hơi thở thầm niệm một tiếng A Di Ðà Phật. Phương tiện điều hòa hơi thở chẳng nhanh, chẳng chậm; tâm và hơi thở nương theo nhau.
Ði, đứng, nằm, ngồi, đều có thể thực hành theo cách nương theo hơi thở ra vào chẳng để gián đoạn. Luôn tự miên mật hành trì cho đến lúc thâm nhập Thiền Ðịnh, cả hơi thở lẫn câu niệm cùng mất thì thân tâm này giống như hư không. Lâu ngày thuần thục tâm nhãn khai thông, tam-muội đột nhiên hiện tiền. Ðấy chính là “duy tâm Tịnh Ðộ”.
* Luận Bảo Vương chép: “Tu trì Nhất Tướng Niệm Phật tam-muội là ngay trong lúc đi, đứng, nằm, ngồi, luôn hệ niệm chẳng quên. Dù có ngủ nghỉ, khi thức dậy liền hệ niệm tiếp”, chẳng để các nghiệp khác gây gián đoạn, chẳng để tham, sân, si cách ngăn. Hễ phạm liền sám hối ngay chẳng để quá một niệm, chẳng nghĩ gì khác, chẳng để cách ngày, cách quãng thời gian. Niệm niệm thường chẳng rời Phật; niệm niệm thanh tịnh viên minh, chính là đắc Nhất Tướng tam-muội.
* Bồ Tát tại gia thờ Phật, giữ giới, suốt ngày lo liệu gia duyên, chưa thể nhất tâm tu hành, sáng dậy nên đốt hương, lễ bái Tam Bảo, tùy ý niệm Phật. Mỗi lúc hoàng hôn cũng lễ niệm như thế; lấy đó làm thường khóa. Nếu như ngày nào bỏ sót thì ngày hôm sau nên đối trước Phật bày tỏ sám hối. Pháp môn này cốt sao chẳng gây trở ngại đến công việc mình: chẳng trở ngại kẻ sĩ đọc sách, luyện văn, chẳng trở ngại nhà nông cấy cày, chẳng ngại kẻ làm thợ làm lụng, chẳng trở ngại thương gia bán buôn. Ngoài việc sáng lễ, chiều lạy, trong mười hai thời, hãy nên dành chút công phu niệm trăm câu, ngàn câu danh hiệu Phật, lấy chí thành làm công lao để cầu sanh Tịnh Ðộ.
* Phàm là người tu Tịnh Ðộ thì rõ ràng là phải chống chọi sanh tử, chứ chẳng phải nói suông rồi thôi. Hãy nghĩ tới vô thường nhanh chóng, thời gian chẳng đợi ai, phải hoàn thành sự nghiệp cho xong. Nếu đã tin tưởng, thì từ ngày nay trở đi, phải phát đại dũng mãnh, tinh tấn, chẳng cần biết là hiểu hay chẳng hiểu, kiến tánh hay chưa kiến tánh, chỉ chấp trì một câu Nam Mô A Di Ðà Phật giống hệt như dựa vào một tòa núi Tu Di, dẫu lay lắc cũng chẳng động.
Chuyên tâm, nhất ý để hoặc là tham niệm, hoặc quán niệm, hoặc ức niệm, hoặc thập niệm, hoặc thầm niệm, chuyên niệm, hệ niệm, lễ niệm. Niệm ở đâu chú tâm vào đó, thường nhớ, thường niệm. Sáng cũng niệm, tối cũng niệm. Ði cũng niệm, ngồi cũng niệm.
Tâm niệm chẳng để luống qua, niệm Phật chẳng lìa tâm. Ngày ngày giờ giờ chẳng muốn buông bỏ, miên miên mật mật như gà ấp trứng luôn giữ cho hơi ấm được liên tục. Ðấy chính là “tịnh niệm tiếp nối” .
Lại còn vận dụng trí để quán chiếu biết Tịnh Ðộ chính là tự tâm. Ðấy chính là công phu tấn tu của bậc thượng trí. Giữ được Ðịnh, làm chủ được hành động, đạt được chỗ nương dựa ổn thỏa, thích đáng như thế, dẫu gặp cảnh giới khổ, vui, thuận, nghịch xảy ra, cũng chỉ niệm A Di Ðà Phật, không hề có một niệm sanh tâm biến đổi, tâm thoái đọa, tâm tạp tưởng. Cho đến hết đời, trọn không có niệm nào khác, sẽ quyết định sanh về Tây Phương Cực Lạc thế giới.
Nếu có thể dụng công như thế thì vô minh, nghiệp chướng sanh tử trong bao kiếp sẽ tự nhiên tiêu sạch, trần lao tập lậu tự nhiên hết sạch, được gặp Phật Di Ðà, chẳng lìa bổn niệm; công thành, hạnh mãn. Nguyện lực hỗ trợ nhau, khi lâm chung quyết sẽ sanh trong Thượng Phẩm.
* Nếu người niệm Phật còn chưa sạch trần cấu, khi ác niệm nổi lên hãy nên tự kiểm điểm. Nếu như chính mình có tâm keo tham, tâm sân hận, tâm si ái, tâm ganh ghét, tâm khinh dối, tâm hợm mình, tâm kiêu căng, tâm dua vạy, tâm tà kiến, tâm khinh mạn, tâm Năng Sở, và khi gặp phải hết thảy hoàn cảnh thuận nghịch liền thuận theo nhiễm cấu, phát sanh hết thảy các tâm bất thiện; nếu khi các tâm như vậy phát khởi, hãy nên mau lớn tiếng niệm Phật, gom ý niệm về chỗ đúng đắn, đừng để cho tâm ác tiếp nối. Niệm miết cho đến khi ác niệm hết sạch, vĩnh viễn không còn sanh lại nữa.
Thường phải nên thủ hộ tất cả tâm thâm tín, tâm chí thành, tâm phát nguyện hồi hướng, tâm từ bi, tâm khiêm hạ, tâm bình đẳng, tâm phương tiện, tâm nhẫn nhục, tâm trì giới, tâm hỷ xả, tâm thiền định, tâm tinh tấn, tâm Bồ Ðề và hết thảy thiện tâm.
Lại nên xa lìa những điều trái với phạm hạnh, thực hành những luật nghi dứt ác, đừng nuôi dưỡng gà, chó, lợn, dê; những việc như săn bắn, đánh cá đều chẳng nên làm. Nên học theo Phật, nên lấy việc bỏ ác làm lành để răn xét mình!
* Kẻ có tín tâm, chân thật tu hành, chỉ cốt sao nhớ được một câu A Di Ðà Phật trong mỗi ý niệm, đừng để cho quên mất, niệm niệm thường hiện tiền, niệm niệm chẳng lìa tâm. Vô sự cũng niệm như thế, hữu sự cũng niệm như thế. An vui cũng niệm như thế, bệnh khổ cũng niệm như thế. Sống cũng niệm như thế, chết cũng niệm như thế. Một niệm phân minh bất muội như thế, cần gì phải hỏi người khác đường lối tu hành để được vãng sanh nữa ư?
Nhận định:
Ðối với thường khóa sớm tối, người tại gia niệm Phật nhất định chẳng thể bỏ sót. Nếu có lúc bỏ sót, sao chẳng ngủ trễ, dậy sớm? Ðừng vin vào đó để gián đoạn thường khóa. Chỉ khi nào bận rộn suốt tối hôm trước thì sáng hôm sau mới đối trước Phật bày tỏ, sám hối, niệm bù.
Thường nhật nên dùng thời gian rảnh rang để niệm Phật, niệm càng nhiều càng hay, cũng chẳng hạn định trong trăm câu, ngàn câu. Lâu ngày thuần thục, tam-muội sẽ dễ hiện tiền.
6. Trích yếu sách Tịnh Ðộ Hoặc Vấn của đại sư Duy Tắc Thiên Như đời Nguyên
* Người sanh trong đời có được mấy chốc? [Ðời người như] lửa xẹt từ đá, như ánh chớp nháng lên, chớp mắt đã hết. Hãy giành ngay lúc chưa bệnh, chưa già đây, dốc trọn tinh thần, vứt bỏ sự đời; cứ mỗi một ngày trôi qua là một ngày niệm danh hiệu Phật, được một thời công phu, tu một thời Tịnh nghiệp. Do đấy, lúc mạng lâm chung, dù là chết nhẹ nhàng hay chết đau khổ thì những cái ta vương vấn đã được giải quyết xong, tiền trình của ta đã ổn thỏa, thích đáng rồi!
* Người bị ràng buộc trong lưới đời nếu đau đáu nghĩ đến vô thường, dụng tâm chân thành, thiết tha, bất luận khổ, vui, thuận, nghịch, tịnh, ồn, rảnh, bận, mặc lòng công chuyện hoàn tất hay chưa, dù tiếp tân, đãi khách, vạn duyên rối bời, dẫu phải ứng phó mọi mặt mà việc đời và niệm Phật vẫn chẳng trở ngại gì nhau cả!
Nếu ai bận khá nhiều việc đời, sức dù có hơi kém, vẫn nên tìm lấy thời gian rảnh rang giữa lúc bận rộn, tìm lúc yên tịnh giữa chốn huyên náo để mỗi ngày niệm ba vạn câu, hoặc một vạn câu, hoặc ba ngàn câu, một ngàn câu. Lấy đó làm nhật khóa nhất định, chẳng bỏ suông ngày nào!
Lại ngay cả khi bận rộn hết sức không có lúc nào rảnh rang thì mỗi ngày vào lúc sáng sớm nên hành pháp Thập Niệm. Lâu ngày tích tụ thành công lao, cũng chẳng luống uổng.
Ngoài lúc niệm Phật ra thì hoặc là niệm kinh, lễ Phật, hoặc sám hối phát nguyện, làm đủ các thứ kết duyên, tạo phước, tùy sức bố thí, tu các việc lành để hỗ trợ thêm. Với bất cứ điều lành mảy may nào đều phải hồi hướng Tây Phương.
Dụng công như thế, chẳng những sẽ quyết định vãng sanh, mà còn khiến cho phẩm vị được cao thêm nữa!
* Chuyên trì danh hiệu, nếu còn lễ bái, sám hối thêm sẽ rất hợp với thuyết Chuyên Tu Vô Gián của ngài Thiện Ðạo. Chuyên Tu Vô Gián là thân phải chuyên lễ A Di Ðà Phật, chẳng lễ xen lẫn các vị khác; miệng chuyên niệm A Di Ðà Phật, chẳng niệm các thánh hiệu khác, chẳng tụng các kinh khác; ý phải chuyên tưởng A Di Ðà Phật, chẳng tưởng vị nào khác. Nếu tham, sân, si xen tạp thì cứ hễ phạm liền sám, chẳng để cách ngày, cách đêm, hay cách giờ; thường giữ cho thanh tịnh thì cũng gọi là Vô Gián.
* Pháp Hệ Niệm là chẳng cần biết là đang đi, đứng, hay nằm, ngồi, chẳng cần phải niệm ra tiếng tốn hơi; chỉ cốt sao chí thành, thầm tưởng thầm niệm, niệm niệm liên tục, tâm không gián đoạn. Tôi dám hứa là nhục nhãn của hành nhân trong hiện đời sẽ thấy Phật, hoặc thấy quang minh, hoặc được Phật xoa đảnh v.v… chứ chẳng cần phải đến lúc lâm chung! Ðây là một pháp môn đường tắt, giản dị nhất, thiết yếu nhất, cực kỳ linh nghiệm.
Nhận định:
Mẹ của Ðại Sư tuổi gần bảy mươi; Ngài sợ niệm Phật ra tiếng tốn hơi, nên ngầm sai em trai là Hành Viễn khuyên mẹ tu pháp môn Hệ Niệm. Nếu có thể niệm Phật ra tiếng sẽ dễ xưng danh hơn, dễ giữ được niệm niệm liên tục. Vì thế, sách Tịnh Ðộ Hoặc Vấn quy kết về chuyên trì danh hiệu.
No comments:
Post a Comment