NIỆM PHẬT PHÁP YẾU (Phần 11)
Tịnh Nghiệp Ðệ Tử Dịch Viên
Mao Lăng Vân kính cẩn biên tập Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa kính dịch sang Việt ngữ
11. Trích yếu sách Linh Phong Tông Luận của đại sư Ngẫu Ích Trí Húc đời Thanh
* Niệm Phật cầu sanh Tịnh Ðộ là một môn bao hàm trọn vẹn trăm ngàn pháp
môn, chứ chẳng phải là đề cao một môn, phế bỏ trăm môn khác. Nhưng cần
phải thâm nhập một môn, lấy Niệm Phật làm Chánh Hạnh, còn hết thảy các
môn Giới, Ðịnh, Huệ khác là Trợ Hạnh. Thực hành cả Chánh lẫn Trợ giống
như thuyền đã đi thuận gió, còn kéo căng giây lèo, chóng đến được bờ.
Pháp Niệm Phật tuy nhiều, nhưng Trì Danh là giản tiện nhất. Pháp Trì
Danh cũng nhiều, nhưng pháp Trì Danh Nhớ Số là ổn thỏa, thích đáng.
Người thực hành chân thật, thuần thục, há có mong làm khác với kẻ ngu
phu, ngu phụ đâu nhỉ?
* Ðể thoát khỏi nhà lửa tam giới, có hai đường dọc và ngang:
a. Dùng tự lực để đoạn Hoặc, vượt khỏi sanh tử thì gọi là vượt tam giới
theo chiều dọc (thụ xuất tam giới), khó tu, kết quả chậm chạp.
b. Nương Phật lực tiếp dẫn sanh về Tây phương thì gọi là vượt khỏi tam
giới theo chiều ngang (hoành xuất tam giới); dễ hành, kết quả nhanh
chóng.
Tổ Huệ Viễn nói: “Có công năng cao, dễ tấn tu thì niệm
Phật làm đầu”. Kinh dạy: “Ðời mạt ức ức người người tu hành, hiếm có một
ai thành đạo. Chỉ có ai tu theo pháp Niệm Phật mới có thể được độ
thoát” như giong thuyền vượt biển, chẳng mất công sức. Ai có thể dốc
lòng tin tưởng vào đường tắt Tây Phương, chí thành phát nguyện, nhất tâm
niệm Phật cầu vãng sanh thì thật đúng là bậc đại trượng phu. Còn nếu
như lòng tin chẳng chân thật, nguyện chẳng khẩn thiết, hành chẳng tận
sức, dẫu Phật đã sắp sẵn thuyền đại từ nhưng chúng sanh chẳng chịu xuống
thuyền thì Phật còn biết làm thế nào được nữa?
* Muốn mau
thoát nỗi khổ luân hồi thì không gì bằng pháp Trì Danh Niệm Phật cầu
sanh thế giới Cực Lạc. Muốn quyết định sanh về thế giới Cực Lạc thì lại
không gì bằng lấy Tín để dẫn đường, dùng Nguyện để thúc đẩy. Tin quả
quyết, nguyện khẩn thiết, dẫu tán tâm niệm Phật cũng chắc chắn được vãng
sanh. Tin chẳng chân thật, nguyện chẳng mạnh mẽ, dẫu nhất tâm bất loạn
cũng chẳng được vãng sanh!
a. Thế nào là Tín?
- Một là tin vào nguyện lực của Phật A Di Ðà.
- Hai là tin lời dạy của Phật Thích Ca Văn.
- Ba là tin lời khen ngợi của sáu phương chư Phật.
Nếu chẳng thể tin những điều ấy thì thật chẳng còn cách nào cứu nổi. Vì
thế, trước hết phải sanh lòng tin sâu xa, chớ khởi nghi hoặc.
b. Thế nào là Nguyện? Trong mọi lúc đều nhàm chán nỗi khổ sanh tử cõi
Sa Bà, hoan hỷ ngưỡng mộ niềm vui Bồ Ðề chốn Cực Lạc. Hễ làm việc gì dù
thiện hay ác; nếu thiện thì hồi hướng cầu vãng sanh, còn ác thì sám
nguyện cầu vãng sanh, không còn chí nào khác. Ðấy gọi là Nguyện.
c. Tín và Nguyện đã đủ thì lấy niệm Phật làm Chánh Hạnh, lấy cải ác tu
thiện làm Trợ Hạnh. Tùy theo công sức cạn hay sâu, sẽ chia thành chín
phẩm, bốn cõi Tịnh Ðộ, chẳng sai sót mảy may! Chỉ nên tự mình suy xét
lấy, chẳng cần phải hỏi người khác nữa! Nghĩa là:
Tin sâu, nguyện thiết niệm Phật mà lúc niệm Phật tâm hay tán loạn thì sẽ đạt hạ phẩm hạ sanh.
Tán loạn giảm thiểu thì là hạ phẩm trung sanh.
Không còn tán loạn sẽ là hạ phẩm thượng sanh.
Niệm đến mức Sự Nhất Tâm Bất Loạn, chẳng khởi tham, sân, si thì thuộc về ba phẩm trung sanh.
Niệm đến mức Sự Nhất Tâm Bất Loạn, trong ba thứ Kiến Hoặc, Tư Hoặc và
Trần Sa Hoặc, tùy ý đoạn trước một thứ và cũng đoạn trừ vô minh thì sẽ
sanh trong ba phẩm thượng sanh.
Vì vậy, tín nguyện trì danh niệm Phật sẽ thuộc trong chín phẩm là điều đích xác chẳng sai!
Thêm nữa, tín nguyện trì danh tiêu trừ nghiệp chướng, mang theo Hoặc
chướng đi vãng sanh chính là Phàm Thánh Ðồng Cư Tịnh Ðộ. Ðoạn sạch Kiến
Hoặc và Tư Hoặc mà vãng sanh thì chính là Phương Tiện Hữu Dư Tịnh Ðộ.
Phá nát một phần vô minh mà vãng sanh thì chính là Thật Báo Trang Nghiêm
Tịnh Ðộ. Trì đến mức rốt ráo, đoạn sạch vô minh rồi vãng sanh thì chính
là Thường Tịch Quang Tịnh Ðộ.
Vì thế, Trì Danh có thể đạt đến bốn cõi Tịnh Ðộ cũng là chuyện đích xác chẳng sai lầm!
Hỏi:
Trì danh như thế nào để có thể đoạn được vô minh?
Ðáp:
Ðối với danh hiệu của đức Phật được trì, chẳng cần biết là ngộ hay
chưa, không gì chẳng phải là nhất cảnh tam đế. Cái tâm trì niệm chẳng
cần biết là đã đạt hay chưa, không gì chẳng phải là nhất tâm tam
quán[3].
Chỉ vì chúng sanh vọng tưởng chấp trước, tình kiến
phân biệt nên mới chẳng thể khế hợp Viên Thường; họ đâu có biết Năng Trì
(tâm trì niệm danh hiệu Phật) chính là Thỉ Giác, Sở Trì (đức Phật được
ta trì niệm) chính là Bổn Giác. Nay cứ thẳng một bề trì niệm, ngoài việc
trì niệm nào có đức Phật, ngoài đức Phật nào có trì niệm, Năng lẫn Sở
bất nhị thì Thỉ Giác khế hợp Bổn Giác, gọi là Cứu Cánh Giác.
*
Pháp môn Niệm Phật chẳng có gì là kỳ lạ, đặc biệt, chỉ quý ở chỗ tin
tới nơi, giữ cho ổn, thẳng thừng mà niệm, hoặc là ngày đêm niệm mười vạn
tiếng, hoặc năm vạn, ba vạn, lấy con số nhất định chẳng khuyết làm
chuẩn. Trong suốt một ngày, niệm ra tiếng đến tàn một cây hương, rồi
niệm thầm đến tàn một cây hương. Cứ xoay vần không gián đoạn [như thế],
lấy Nhất Tâm Bất Loạn làm hạn. Suốt cả đời này thề không biến cải. Nếu
chẳng được vãng sanh thì tam thế chư Phật đều nói dối. Một khi đã được
vãng sanh, sẽ vĩnh viễn không bị thoái chuyển, các thứ pháp môn đều được
hiện tiền.
Kỵ nhất là hôm nay Trương Tam, ngày mai Lý Tứ, gặp
người tu theo Giáo môn liền toan tầm chương trích cú. Gặp kẻ tu Thiền
bèn nghĩ chuyện tư duy, tham cứu, vấn đáp. Gặp người trì Luật lại nghĩ
chuyện đắp y, trì bát.
Ðấy chính là kẻ chẳng rõ đầu mối, chẳng
tỏ lớp lang, chẳng hề biết rằng niệm A Di Ðà Phật đến mức thuần thục
thì giáo lý tối cực thuộc mười hai bộ của Tam Tạng đều nằm gọn trong ấy,
một ngàn bảy trăm công án là cơ quan để hướng thượng cũng nằm gọn trong
ấy, ba ngàn oai nghi, tám vạn tế hạnh, tam tụ luật nghi cũng nằm gọn
trong ấy.
Có thể thật sự niệm Phật, chẳng khởi tham, sân, si
nữa thì đó chính là Ðại Trì Giới. Chẳng phân biệt ta-người, đúng-sai
chính là Ðại Nhẫn Nhục. Chẳng chút gián đoạn, lai tạp chính là Ðại Tinh
Tấn. Chẳng còn rong ruổi theo vọng tưởng chính là Ðại Thiền Ðịnh. Chẳng
bị các thứ ngoắt ngoéo mê hoặc chính là Ðại Trí Huệ. Hãy thử tự kiểm
điểm: Nếu thân, tâm, thế giới còn chưa buông xuống được, tham, sân, si
còn tự phát khởi, thị-phi nhân-ngã còn ôm giữ; gián đoạn, xen tạp còn
chưa trừ sạch, vọng tưởng rong ruổi còn chưa vĩnh viễn diệt hết, các thứ
ngoắt ngoéo khác vẫn còn mê hoặc ý chí, đấy chẳng phải là chân thật
niệm Phật.
Muốn đạt đến cảnh giới Nhất Tâm Bất Loạn thì biện
pháp ban đầu là dùng xâu chuỗi để ghi nhớ phân minh, khắc định thời khóa
quyết định chẳng thiếu. Lâu ngày thuần thục, chẳng niệm mà tự niệm, thì
sau đấy nhớ số cũng được, chẳng nhớ số cũng xong. Nếu là kẻ sơ tâm mà
lại thích bàn chuyện khán thoại đầu, muốn chẳng chấp tướng, muốn học
viên dung tự tại thì toàn là kẻ tin chẳng sâu, hành chẳng tận sức, dẫu
có giảng được mười hai phần kinh giáo, hiểu nổi một ngàn bảy trăm chuyển
ngữ (công án Thiền) thì cũng đều là chuyện thuộc về sanh tử, lúc lâm
chung cũng nhất định vô dụng mà thôi!
Nhận định:
Tổ
đã minh thị: Tín Nguyện Trì Danh sẽ đạt đến cửu phẩm và bốn cõi Tịnh Ðộ.
Nếu như Tín chẳng chân thật, Nguyện chẳng mạnh mẽ thì dù Nhất Tâm Bất
Loạn cũng chẳng được vãng sanh. Lời dạy này thật là thiết yếu; hãy nên
tín sâu, nguyện thiết để thẳng đường mà niệm. Niệm đến mức rốt ráo thì
vô minh đoạn sạch sẽ vãng sanh về cõi Thường Tịch Quang
No comments:
Post a Comment