TINH HOA CỦA KINH LĂNG NGHIÊM LÀ CHƯƠNG VIÊN THÔNG.
Vậy thì nhắc đến kinh Lăng Nghiêm, kinh Lăng Nghiêm khai trí tuệ. Trí tuệ nếu không vãng sanh đến thế giới Cực Lạc thì đâu có xem là trí tuệ.
Nhớ lại chùa Lâm Tế Viên Sơn lần đầu tiên mở giới đàn, tôi có tham gia. Tôi nhận chức thư ký của giới đàn. Lúc đó, có mấy vị học sinh đại học Đài Loan, là học sinh văn học năm thứ tư, có một hôm dẫn đến một vị khách Giáo thọ người Nhật, là một Pháp sư Nhật Bản, đến chùa Lâm Tế thăm tôi. Những vị học sinh đại học đó cũng là học sinh của Giảng tòa Từ Quang chúng tôi, tôi rất thân với những vị học sinh đó. Vị giáo thọ này khí tiết rất cao, tri thức rất cao, xem thường người xuất gia nhỏ tuổi chúng ta, đã hỏi tôi học cái gì? Lúc đó tôi đang học kinh Lăng Nghiêm, học kinh Lăng Nghiêm với lão cư sĩ Lý Bỉnh Nam. Ông ấy hiểu kinh Lăng Nghiêm. Ông hỏi tôi tu pháp môn gì, tôi nói tu Tịnh Độ. Sắc mặt của ông lập tức thay đổi rất khó coi, rất kiêu ngạo mà nói: “Lăng Nghiêm cùng Tịnh Độ có quan hệ gì?”. Mọi người đều biết, Lăng Nghiêm có quan hệ với Mật, Ngũ hội Lăng Nghiêm thần chú là Mật Tông; Lăng Nghiêm có quan hệ với thiền, đại định thủ Lăng Nghiêm, cho nên ông ấy nói Lăng Nghiêm có quan hệ gì với Tịnh Độ? Tôi nhìn thấy dáng vẻ của ông ấy như vậy không thể không đánh cho ông ấy một gậy, nếu không ông ấy không giác ngộ.
- Tôi nói: “Thế giới Tây Phương Cực Lạc có hai vị trợ thủ trái phải của Phật A Di Đà. Trợ thủ tay mặt và tay trái, một là Quán Thế Âm Bồ Tát, một là Đại Thế Chí Bồ Tát, Ngài có biết không?”
- Ông nói: “Hai vị đó tôi biết, nhìn Tây Phương Tam Thánh, vừa nhìn hình thì biết”.
- Tôi nói: “Nhị Thập Viên Thông trong kinh Lăng Nghiêm cùng với hai vị Đại sĩ này có quan hệ gì không?”
Tôi vừa nói lời nói này thì mặt của ông liền trắng bạch ra, hổ thẹn không nói ra lời.
Các vị đồng tu cần phải biết, tinh hoa của kinh Lăng Nghiêm là chương Viên Thông.
( Trích trong TỊNH NGHIỆP TAM PHƯỚC_ TẬP 4)
No comments:
Post a Comment