Tuesday, June 18, 2013

PHẬT PHÁP BẤT LY THẾ GIAN PHÁP"

A DI ĐÀ PHẬT HÔM NAY CON XIN ĐĂNG BÀI LÀM THỂ NÀO ĐỂ HÓA GIẢI CHƯỚNG NGẠI CỦA NGƯỜI TU TẬP CHÚNG TA, CON XIN KÍNH MỜI TẤT CẢ CÁC BỒ TÁT CÙNG ĐỌC VÀ CẢM THẤY LỢI LẠC CHO CHÍNH MÌNH VÀ TẤT CẢ MỌI NGƯỜI TU TẬP CỦA CHÚNG TA CÓ THỂ SANG SẼ CÙNG NHAU VÀ CỐ GẮNG TU TẬP ÁP DỤNG THỰC HÀNH CHIA SẼ CÙNG TẤT CẢ Ạ.

LỜI DẠY CỦA ÂN SƯ:

TIÊU TRỪ CHƯỚNG NGẠI

PHẬT PHÁP BẤT LY THẾ GIAN PHÁP"

TẤT CẢ CÁC PHÁP CỦA PHẬT DẠY ĐỀU LÀ CHÁNH PHÁP, TÙY CĂNG DUYÊN CỦA CHÚNG TA MÀ PHẬT DẠY ,NHỮNG GÌ PHẬT DẠY CHÚNG TA LÀM SAO ĐỂ CÓ ĐƯỢC PHƯƠNG PHÁP CỨU CÁNH ĐẠI VIÊN MÃNG NHẤT LÀ NIỆM PHẬT, CẦU SANH TÂY PHƯƠNG CỰC LẠC QUỐC.

CHÁNH PHÁP TUYỆT ÐỐI TƯƠNG ỨNG VỚI LỢI ÍCH CHÂN THẬT.


Ðầu tiên chúng ta phải thể nhận trong sinh hoạt của thời đại hiện nay tu hành rất khó khăn, đúng như đức Thế Tôn có nói trong hội giảng kinh Lăng Nghiêm rằng ma chướng quá nhiều.
Những gì mắt chúng ta thấy được, tai nghe được, phàm tất cả những gì trái ngược với tâm thanh tịnh của chúng ta đều thuộc về ma chướng. Cho nên Phật dạy trong kinh rất hay, năm xưa khi Phật còn tại thế lúc giảng kinh thuyết pháp có một số nguyên tắc, những nguyên tắc này đương nhiên là giáo giới cho Bồ Tát và hy vọng người đời sau cũng có thể tuân theo.
Nguyên tắc thứ nhất, tất cả pháp mà Phật nói ra hoàn toàn tương ứng với sự lợi ích chân thật, và cũng là nói Phật giúp chúng ta có thể đạt được những lợi ích này trong đời sống hàng ngày. Nếu có thể đem lại sự lợi ích trong hiện tại mà không có lợi ích cho đời sau nữa thì Phật nói đó không phải là lợi ích chân thật. Lợi ích chân thật là đời này có được lợi ích và trong nhiều đời sau cũng có lợi ích. Chư Phật Bồ Tát tuyệt đối không nói những gì trái ngược với nguyên tắc này.
Ý nghĩa của câu này rất sâu, vì ngoài Phật ra, trong thời đại hiện nay giống như trong kinh Lăng Nghiêm có nói: ‘Tà sư thuyết pháp nhiều như cát sông Hằng’; pháp của tà sư nói đương nhiên không phải là chánh pháp, tại sao có nhiều người tin theo? Có nhiều người ủng hộ như thế? Trong đó nhất định phải có đạo lý của nó.
Nếu dựa trên sự lợi ích mà nói, số tà sư này có thể giúp bạn hiện thời đạt được lợi ích trước mắt, nhưng nhất định không thể bảo đảm bạn đời sau cũng có lợi ích như vậy. Chúng ta hãy bình tĩnh mà quan sát, không phải là khó hiểu, hiện tiền có thể giúp cho bạn đạt được danh văn lợi dưỡng (danh lợi hưởng thụ), làm thỏa mãn lòng tham, sân, si, kiêu mạn, và phiền não của bạn, chắc bạn cũng rất vui thích vì những gì bạn mong muốn đều có thể đạt được.
Thiệt tình mà nói, nếu trong sanh mạng của chúng ta không có những thứ phú quý giàu sang, không có những danh lợi đó, những tà sư này có thể giúp chúng ta đạt được không?
Nói cho quý vị biết, tuyệt đối không thể được. Giả sử họ có thể giúp chúng ta đạt được, thì năng lực của họ vượt hơn luật nhân quả rồi; họ có thể đạp đổ định luật nhân quả chăng?
Chư Phật, Bồ Tát còn không làm được, họ làm sao có thể làm được!

Từ đó có thể biết được, cho dù họ dùng mọi phương pháp để làm như là họ giúp chúng ta đạt được vậy, thiệt ra đó đều là những gì trong mạng chúng ta đã có sẵn; chân tướng sự thật là ‘nhất ẩm nhất trác, mạc phi tiền định’, tạm dịch là ‘một miếng ăn, một miếng uống đều đã có định trước’. Phàm là những người có đầu óc bình tĩnh một chút đều có thể thấy được những sự thật này; những tín đồ, tín chúng theo họ có phải là người nào cũng có thể đạt được danh lợi hưởng thụ như vậy hết sao? Không hẳn thế, chỉ có một ít người có thể có được thôi; nếu nói mọi người đều đạt được thì đó mới là thật.
Chỉ có một số người đạt được mà người khác không đạt được, thì đó chưa chắc là thật;
Những người đạt được là cơ duyên của họ chín muồi, nghiệp nhân thành thục, quả báo hiện ra, chỉ là chuyện như vậy mà thôi. Từ đó có thể biết không phải là năng lực của họ (những tà sư) làm được. Họ có thể biết được quả báo của bạn lúc nào sẽ hiện ra, họ có những năng lực (thần thông ) nhỏ này, họ có thể biết được khi nào vận may của bạn đến, biết được khi nào bạn sẽ được thăng quan lên chức, khi nào sẽ phát tài; nương vào nhân duyên của bạn họ nói là họ đến gia trì và phò hộ cho bạn, bạn mắc lừa rồi, kiếp sau nhất định phải đọa ba đường ác. Cho nên đây không phải là lợi ích, không tương ứng với lợi ích chân thật.
Chúng ta mong cầu sự phú quý ở thế gian, không phải là cầu không được. Có câu nói là: ‘Trong nhà Phật có cầu thì sẽ có cảm ứng’, điều này là thật đó, không phải giả, vậy thì phải cầu như thế nào mới được? Sự mong cầu này nhất định phải như lý, như pháp và có lý luận phương pháp đàng hoàng.
Trên mặt lý mà nói thì phải có tâm chân thành, tâm thanh tịnh, và tâm đại từ bi. Trên mặt sự mà nói là điều Phật dạy chúng ta: bố thí.

"Bố thí tài vật là trồng nhân, được giàu có là quả báo, cho nên chúng ta muốn giàu có thì phải tu bố thí tài vật."

"Nếu bạn muốn thông minh trí huệ, bạn phải biết tu bố thí pháp."

"Nếu bạn muốn khoẻ mạnh sống lâu, bạn phải biết tu bố thí vô uý (giúp cho người ta không lo sợ ) ."

Phật dạy chúng ta tu nhân gì thì được quả đó, đây là tương ứng; không những tương ứng với lợi ích chân thật,
Đối với pháp cũng tương ứng; đúng như lý, như pháp thì không có gì là cầu không được".
Nếu chúng ta mong cầu nhưng không được mãn nguyện, đây là vì lý do gì?

"Là tại nghiệp chướng gây ra trở ngại và làm chúng ta không được mãn nguyện."

Như vậy thì phải làm sao?

"Phải tìm ra nghiệp chướng và tiêu trừ nó thì sẽ được mãn nguyện". Lý luận, sự thật và phương pháp mong cầu này đức Phật đã nói qua rất nhiều trong kinh điển.

Các vị đã đọc kinh Vô Lượng Thọ rồi, trong đó nói rất đầy đủ; đọc thuộc rồi lúc nào có cơ hội quý vị nên nghiên cứu thảo luận nghĩa lý trong kinh, làm thế nào để áp dụng vào trong đời sống và công việc hàng ngày của chúng ta, làm thế nào để vận dụng những nguyên lý và nguyên tắc này:" như vậy mới gọi là tu hành chân chánh."

Cho nên phải tương ứng với lợi ích, với pháp, với lý luận phương pháp, càng quan trọng nhất là phải tương ứng với sự đoạn dứt phiền não. Những pháp gì ma thuyết ra tuyệt đối không có những thứ này; ma không dạy bạn đoạn phiền não, ma khuyến khích bạn tăng trưởng tham, sân, si, và [kiêu] mạn;

Ngược lại, chư "Phật Bồ Tát dạy bạn xa lìa phiền não, diệt tận phiền não.
Xa lìa phiền não thì công phu tu hành của bạn sẽ được đắc lực; diệt tận phiền não, bạn mới có thể chứng quả, và cũng có nghĩa là bạn mới đạt được đại viên mãn, mới được đại tự tại.
Trong thời mạt pháp hiện nay của chúng ta, chư Phật Bồ Tát trở lại thế gian này (tái lai) cũng có, không phải là không có, nhưng không phải dùng một thân phận vai trò nhất định nào, có khi là dùng thân phận của một vị pháp sư xuất gia, có khi là thân phận của một vị tại gia cư sĩ, trưởng giả;
"Những người này nhất định phải khuyên bạn niệm Phật cầu sanh Tịnh Ðộ, tại sao vậy? Tại vì đây là sự lợi ích rốt ráo viên mãn nhất."

"Nếu đời này không thể vãng sanh, không kể là bạn tu học pháp môn nào, bạn không có biện pháp gì để thoát ly lục đạo luân hồi, cũng có thể nói là bạn không có năng lực để đoạn ‘kiến tư phiền não’. Không thoát ra khỏi luân hồi, nhất định là thời gian ở trong ba đường ác lâu dài hơn thời gian ở trong ba đường thiện; đây là điều mà chúng ta không thể không cảnh giác!
Phật dùng thân để làm gương và thuyết pháp cho tất cả chúng sanh.
" Căn tánh của chúng sanh không đồng đều với nhau", cho nên Phật nói ra rất nhiều pháp môn để tùy theo căn tánh của mỗi người mà giúp cho họ thành tựu; đây là lý do mà Phật nói ra pháp môn và kinh điển nhiều như vậy.
"Trong kinh Ðại Tập đức Phật có dạy cho hậu thế rất rõ ràng",
Phật nói trong thời Chánh pháp thì "Giới Luật thành tựu"; "Chánh pháp là thời gian một ngàn năm sau khi Phật diệt độ"; trong thời kỳ "Tượng pháp" thì Thiền Ðịnh thành tựu; Phật giáo truyền đến Trung Quốc nhằm ngay thời kỳ Tượng pháp, cho nên Thiền định thành tựu tại Trung Quốc đích thực là rất huy hoàng hưng thịnh. Trong thời Mạt pháp thì "Tịnh Ðộ" thành tựu; hiện nay không kể là tính theo sự ghi chép của lịch sử Trung Quốc hoặc là sự tính toán của những nước khác, 2000 năm sau khi Thế Tôn diệt độ là thời Mạt pháp, trong thời Mạt pháp thì tu Tịnh Ðộ dễ thành tựu, đây là lời Phật nói (trong kinh Ðại Tập).
Cho nên tất cả chư Phật Bồ Tát nếu nương theo nguyện để trở lại thế gian này, nhất định là sẽ "khuyên mọi người niệm Phật cầu sanh Tịnh Ðộ."

No comments:

Post a Comment