Trong Kinh A DI ĐÀ, Ðức Phật Thích Ca, vị thầy cõi Ta Bà, thuyết về
những cảnh trang nghiêm của Nước Cực Lạc và về vị thầy của cõi này, Ðức
Phật A Di Ðà.
TA BÀ LÀ MỘT TIẾNG PHẠN CÓ NGHĨA LÀ "KHAM NHẪN".
TỨC LÀ PHẢI CHỊU ĐỰNG. THẾ GIỚI TA ĐANG SỐNG CÓ QUÁ NHIỀU KHỔ ĐAU LÀM
CHO CHÚNG SANH THẤY KHÓ CHỊU NỔI, CHO NÊN MỚI ĐƯỢC GỌI LÀ TA-BÀ.
Danh hiệu của Ðức Phật Thích Ca, cũng là tiếng Phạn.
- Thích Ca họ của Ngài, có nghĩa là "NĂNG NHÂN"
- Mâu Ni, tên Ngài, có nghĩa là "TỊCH MẶC"
SAO GỌI LÀ "NĂNG NHÂN"?
VÌ ĐỨC PHẬT DÙNG TÂM NHÂN ÁI DẠY DỖ VÀ CHUYỂN HÓA CHÚNG SANH, VÀ DÙNG
LÒNG BI MẪN ĐỂ CỨU KHỔ VÀ ĐỨC TỪ ÁI ĐỂ BAN VUI CHO MỌI LOÀI.
>> CÓ 3 LOẠI BI MẪN:
1. ÁI KIẾN BI:
ĐA PHẦN PHÀM PHU ĐỀU CÓ TÂM NÀY; CON NGƯỜI BÌNH PHÀM THƯƠNG YÊU VÀ CÓ
CẢM TÌNH VỚI NHỮNG KẺ THÂN THUỘC, KHÔNG PHẢI VỚI NGƯỜI LẠ. Thấy bà con
bạn hữu bị khốn đốn, họ dốc hết sức lực để giúp đỡ; NHƯNG ĐỐI VỚI SỰ KHỔ
ĐAU CỦA NGƯỜI KHÔNG QUEN, HỌ KHÔNG ĐỂ Ý. Có lòng từ mẫn đối với những
người mình yêu thương gọi là ái kiến bi.
Ái kiến bi cũng được tỏ bày với đồng loại, nhưng với kẻ khác chủng loại thì không.
-- VÍ DỤ NHƯ NGƯỜI TA CHẴNG NHỮNG KHÔNG TỪ BI ĐỐI VỚI LOÀI VẬT NHƯ BÒ,
HEO, GÀ, NGỖNG, VỊT, NHƯNG HỌ CÒN ĐI XA HƠN, ĐÓ LÀ ĂN THỊT NHỮNG SÚC VẬT
ẤY! Họ cắt đứt dòng sống của thú vật để nuôi sự sống của họ. Ðó tức là
không có ái kiến bi. Cũng may là loài người không ăn thịt lẫn nhau. Họ
không bắt, không giết nhau để ăn thịt, nhưng họ ăn thịt heo, cừu, bò,
gà, vịt, và ăn cá. Như vậy cũng đỡ hơn, không như thú vật: chúng sát hại
ngay cả đồng chủng để làm thực phẩm. Mặc dầu người không ăn thịt người,
nhưng họ không thật có lòng từ bi đối với súc vật.
2. PHÁP DUYÊN BI:
Lòng từ bi phát sinh do hiểu nhân duyên của tất cả pháp là không. Ðây
chỉ cho hàng Nhị thừa; các ngài không chỉ có ái kiến bi nói ở trên, mà
thêm vào đó, còn có pháp duyên bi. Các ngài quán tất cả pháp và hiểu
rằng mọi pháp đều là từ nhân duyên sanh, nhưng:
"Nhân duyên vốn không có tự tánh
Cho nên bổn thể của nhân duyên là không."
Các ngài quán thấy cái nhân duyên của các pháp là không mà sanh khởi
lòng từ bi. Cho nên, các ngài giáo hóa chúng sanh nhưng không chấp trước
vào tướng chúng sanh vì rằng mọi pháp đều là không.
3. ÐỒNG THỂ BI:
Lòng từ bi phát sinh do sự hiểu biết rằng PHẬT VÀ CHÚNG SANH ĐỀU ĐỒNG
MỘT THỂ. Chư Phật và chư Bồ Tát có một loại từ bi khác gọi là đồng thể
bi. Pháp thân của Phật biến mãn khắp nơi cho nên chư Phật và chư Bồ Tát
đồng một thể với tất cả chúng sanh. Tâm Tánh Phật cũng châu biến pháp
giới và dung chứa tất cả chúng sanh. Chúng ta là những chúng sanh ở
trong tâm Phật và Phật là Phật trong tâm chúng ta.
TÂM CHÚNG TA
(CHÚNG SANH) VÀ TÂM PHẬT ĐỀU LÀ MỘT VÀ ĐỀU CHÂU BIẾN KHẮP MƯỜI PHƯƠNG:
đông, tây, nam, bắc, đông nam, tây nam, đông bắc, tây bắc, phương trên,
và phương dưới. Vì vậy, Ðức Phật và chúng sanh đồng một thể không phân
biệt. Ðiều này được gọi là đồng thể bi.
★ NĂNG NHÂN (PHẠN NGỮ
LÀ THÍCH CA), họ của Ðức Phật, gồm đủ ba loại từ bi nói trên. Nếu muốn
giảng rộng ra, "năng nhân" có vô lượng vô biên ý nghĩa. Ðó là ý nghĩa
của Thích Ca.
★ TỊCH MẶC: Mâu Ni là tên của Ðức Phật. TỪ NÀY CÓ
NGHĨA LÀ "TỊCH MẶC".Từ này có nghĩa là "tịch mặc." Tịch là tịch nhiên
bất động; Mặc là "im lặng," là miệng không thốt ra lời nói, tâm không
khởi niệm. Ðây là cảnh giới không thể nghĩ bàn. Cho nên Ðức Phật tuy là
nói pháp, nhưng nói mà chưa từng nói; Ngài tuy không nói pháp, nhưng
không nói mà nói.
"NÓI MÀ KHÔNG NÓI, KHÔNG NÓI MÀ NÓI"
(thuyết nhi vô thuyết, vô thuyết nhi thuyết).
Ấy là "tịch mặc;" tuy tịch chiếu không động nhưng vẫn tùy thuận cảm
ứng; tuy tùy thuận cảm ứng nhưng luôn tịch chiếu không động.
>> ĐÓ LÀ Ý NGHĨA CỦA TÊN NGÀI, MÂU NI. CHƯ PHẬT ĐỀU CÓ DANH HIỆU
CHUNG LÀ PHẬT, NHƯNG CHỈ RIÊNG VỊ PHẬT NÀY CÓ DANH HIỆN THÍCH CA MÂU NI.
ĐỨC PHẬT NÓI GÌ?
Ngài nói những điều mà Ngài muốn nói, nhưng Ngài nói trong sự hoan hỷ, và Ngài luôn luôn nói Pháp.
Ðã thành Phật, Ðức Phật Thích Ca và chư Phật mười phương được tôn xưng
là "giác giả" vì rằng các Ngài đã giác ngộ. Khi chúng ta còn đang ngủ
say và ở trong mộng, Phật là bậc Ðại Tĩnh Thức, Ðại Giác Ngộ. VỚI TRÍ
TUỆ CỦA MỘT VỊ PHẬT, KHÔNG CÓ GÌ MÀ NGÀI KHÔNG BIẾT; DÙNG
PHẬT NHÃN, KHÔNG CÓ GÌ MÀ NGÀI KHÔNG THẤY. ĐÓ LÀ Ý NGHĨA CỦA
SỰ ĐẠI GIÁC NGỘ CỦA NGÀI, đạt được nhờ tu hành, và đó là cái quả
mà Ngài đã chứng. Ngài đã đi con đường đạo, Ngài đã qua con đường ấy, và
Ngài là một "giác giả." Những pháp tu mà Ngài đã dùng để chứng quả nay
được dạy, để dẫn dắt chúng sanh chứng đạt quả vị Bồ Ðề liễu ráo viên
mãn. Ðó là tại sao Ngài thuyết pháp và tại sao, sau khi thuyết, Ngài
hoan hỷ đã nói pháp.
Ngài nói gì?
Giờ đây Ngài nói về Ðức Phật A Di Ðà: "Phật Thuyết Kinh A Di Ðà."
CỐ ĐẠI LÃO HT TUYÊN HÓA giảng tại chùa Kim Sơn San Francisco- từ tháng 10 đến tháng 12 năm 1969.
(Phật Thuyết A Di Ðà Kinh Thiển Thích)
NAM MÔ TA BÀ GIÁO CHỦ ĐIỀU NGỰ BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT.
NAM MÔ PHÁP GIỚI TẠNG THÂN A DI ĐÀ PHẬT.
NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT.
No comments:
Post a Comment