TÁNH PHẬT VÀ NHẤT-XIỂN-ĐỀ (MẤT HẾT THIỆN CĂN)
NHẤT XIỂN ĐỀ nghĩa là bất tín hay tín bất cụ, là không có lòng tin, không đủ lòng tin. LÒNG TIN Ở ĐÂY ĐƯỢC HIỂU LÀ TIN VÀO TAM BẢO, VÀO LÝ NHÂN QUẢ VÀ NGHIỆP BÁO.
Trong khi thuyết giảng về hạng người này, nhiều lần đức Phật dạy rằng đó là những người đã dứt hết căn lành. Dưới đây là lời Phật dạy:
“Sao gọi là nhất-xiển-đề? Nhất-xiển-đề là kẻ dứt tuyệt gốc rễ của mọi điều lành, lòng không nương theo bất cứ pháp lành nào, thậm chí chẳng sanh được một niệm lành.”
(trang 529, tập I)
THEO LỜI PHẬT DẠY TRONG KINH NÀY CŨNG NHƯ NHIỀU KINH ĐIỂN KHÁC THÌ TẤT CẢ CÁC NGHIỆP ÁC KHÔNG GÌ NẶNG HƠN LÀM KẺ NHẤT XIỂN ĐỀ.
“Thiện nam tử! Kẻ xấu ác nhất gọi là nhất-xiển-đề.”
(trang 303, tập III)
Vì thế, khi vị Bồ Tát phát nguyện độ sanh, tuy có thể chấp nhận tất cả mọi cảnh khổ nhưng vẫn sợ nhất là việc phỉ báng kinh Phương đẳng Đại thừa. Phỉ báng kinh Phương đẳng Đại thừa chính là nói những kẻ nhất-xiển-đề, vì không có lòng tin nên mới phỉ báng. Phật dạy:
“Bồ Tát tùy duyên thọ sanh, chẳng sợ các cảnh giới địa ngục, súc sanh, ngạ quỷ, chỉ sợ việc phỉ báng kinh Phương đẳng.”
(trang 602, tập IV)
VIỆC NHẤN MẠNH TẦM QUAN TRỌNG CỦA SỰ ĐÁNH MẤT LÒNG TIN VÀ XEM ĐÂY NHƯ
MỘT NGHIỆP ÁC NẶNG NỀ CŨNG LÀ ĐIỀU HỢP LÝ. BỞI CHÍNH TỪ CHỖ ĐÁNH MẤT
NIỀM TIN MÀ CON NGƯỜI SẼ CÓ THỂ PHẠM VÀO BẤT CỨ TỘI ÁC NẶNG NỀ NÀO,
KHÔNG CÒN CÓ SỰ TỰ CHẾT VÀ CŨNG KHÔNG AI CÓ THỂ NGĂN ĐƯỢC.
Hơn nữa, một người sau khi phạm vào tội ác nặng nề vẫn có thể sanh tâm hối lỗi, biết ân hận về việc đã làm và thành tâm cải hối thì sẽ trở thành người tốt, không còn tái phạm việc ác trước đó. Nhưng kẻ nhất-xiển-đề đã đánh mất đi cơ hội cải hối, vì họ không có niềm tin vào Chánh pháp, vào chân lý, nên không thể dựa vào đâu để có thể tự nhận ra việc ác đã làm là cần phải cải hối. CHÍNH VÌ THẾ, HƯỚNG ĐI PHÍA TRƯỚC CỦA HỌ LÀ NGÀY CÀNG LÚN SÂU VÀO TỘI LỖI MÀ KHÔNG MONG GÌ CÓ CƠ HỘI THAY ĐỔI.
(LBD: QUÝ VỊ CÓ THỂ LẤY LỊCH SỬ VÀ THỰC TẾ XÃ HỘI RA ĐỂ NHÌN LẠI TOÀN DIỆN NHỮNG KẺ ĐÃ GÂY NÊN TỘI ÁC CHO NHÂN LOẠI, CHO BẢN THÂN HỌ ĐỂ MINH CHỨNG ĐIỀU NÀY - VD: chính quyền Ngô Đình Diệm VNCH, Adolf Hitler, v.v.. và một số cá nhân hiện nay.).
Và trong một đoạn tiếp theo sau đó, đức Phật nhấn mạnh:
“Những kẻ nhất-xiển-đề này đã dứt hết căn lành, không thể đón nhận giáo pháp. Ví như họ được nghe kinh Đại Niết-bàn này trong trăm ngàn vạn năm, rốt cùng cũng không thể phát tâm Bồ-đề. Vì sao vậy? Vì chẳng có tâm lành.”
(trang 280, tập II)
Theo các đoạn kinh văn vừa dẫn thì rõ ràng những kẻ nhất-xiển-đề quả thật không còn chút hy vọng gì có thể được cứu vớt, vì ngay cả kinh điển Đại thừa với năng lực chuyển hóa không thể nghĩ bàn này cũng không có chút tác dụng gì đối với họ nữa!
NHƯNG THẬT RA THÌ ĐỨC PHẬT KHÔNG HỀ DẠY RẰNG NHỮNG KẺ NHẤT XIỂN ĐỀ KHÔNG CÓ TÁNH PHẬT. Mặc dù khả năng thành đạo Bồ-đề của họ như trên vừa nói là “không thể có”, nhưng ở một phần kinh văn khác đức Phật vẫn xác quyết rằng hạng nhất-xiển-đề vẫn là chúng sanh, cho nên họ vẫn có tánh Phật. Đức Phật dạy:
“Vì nghĩa ấy, ta thường dạy rằng: Tất cả chúng sanh đều có tánh Phật; cho đến hạng nhất-xiển-đề cũng có tánh Phật.
“Hạng nhất-xiển-đề không có pháp lành, nhưng tánh Phật vẫn là lành, vì là trong tương lai sẽ có [pháp lành].
“Tất cả hạng nhất-xiển-đề đều có tánh Phật. Vì sao vậy? Vì hạng nhất-xiển-đề chắc chắn rồi cũng sẽ được thành tựu quả A-nậu-đa-la Tam-miệu Tam-bồ-đề.”
(trang 274, tập V)
>>> Xem ra có lẽ đây cũng là sự thắc mắc chung của hầu hết những người đọc kinh, vì nhìn từ góc độ biện luận của thế gian thì vấn đề có vẻ như đã trở nên mâu thuẫn và bế tắc! Đức Phật vừa nói chắc rằng hạng nhất-xiển-đề cũng có tánh Phật, nghĩa là có khả năng giác ngộ thành Phật; nhưng đồng thời ngài cũng dạy rằng việc hạng nhất-xiển-đề thành Phật là điều không thể có! Hai điều này dường như không thể cùng tồn tại mà không nảy sanh mâu thuẫn!
★Hơn nữa, một người sau khi phạm vào tội ác nặng nề vẫn có thể sanh tâm hối lỗi, biết ân hận về việc đã làm và thành tâm cải hối thì sẽ trở thành người tốt, không còn tái phạm việc ác trước đó. Nhưng kẻ nhất-xiển-đề đã đánh mất đi cơ hội cải hối, vì họ không có niềm tin vào Chánh pháp, vào chân lý, nên không thể dựa vào đâu để có thể tự nhận ra việc ác đã làm là cần phải cải hối. CHÍNH VÌ THẾ, HƯỚNG ĐI PHÍA TRƯỚC CỦA HỌ LÀ NGÀY CÀNG LÚN SÂU VÀO TỘI LỖI MÀ KHÔNG MONG GÌ CÓ CƠ HỘI THAY ĐỔI.
(LBD: QUÝ VỊ CÓ THỂ LẤY LỊCH SỬ VÀ THỰC TẾ XÃ HỘI RA ĐỂ NHÌN LẠI TOÀN DIỆN NHỮNG KẺ ĐÃ GÂY NÊN TỘI ÁC CHO NHÂN LOẠI, CHO BẢN THÂN HỌ ĐỂ MINH CHỨNG ĐIỀU NÀY - VD: chính quyền Ngô Đình Diệm VNCH, Adolf Hitler, v.v.. và một số cá nhân hiện nay.).
Và trong một đoạn tiếp theo sau đó, đức Phật nhấn mạnh:
“Những kẻ nhất-xiển-đề này đã dứt hết căn lành, không thể đón nhận giáo pháp. Ví như họ được nghe kinh Đại Niết-bàn này trong trăm ngàn vạn năm, rốt cùng cũng không thể phát tâm Bồ-đề. Vì sao vậy? Vì chẳng có tâm lành.”
(trang 280, tập II)
Theo các đoạn kinh văn vừa dẫn thì rõ ràng những kẻ nhất-xiển-đề quả thật không còn chút hy vọng gì có thể được cứu vớt, vì ngay cả kinh điển Đại thừa với năng lực chuyển hóa không thể nghĩ bàn này cũng không có chút tác dụng gì đối với họ nữa!
NHƯNG THẬT RA THÌ ĐỨC PHẬT KHÔNG HỀ DẠY RẰNG NHỮNG KẺ NHẤT XIỂN ĐỀ KHÔNG CÓ TÁNH PHẬT. Mặc dù khả năng thành đạo Bồ-đề của họ như trên vừa nói là “không thể có”, nhưng ở một phần kinh văn khác đức Phật vẫn xác quyết rằng hạng nhất-xiển-đề vẫn là chúng sanh, cho nên họ vẫn có tánh Phật. Đức Phật dạy:
“Vì nghĩa ấy, ta thường dạy rằng: Tất cả chúng sanh đều có tánh Phật; cho đến hạng nhất-xiển-đề cũng có tánh Phật.
“Hạng nhất-xiển-đề không có pháp lành, nhưng tánh Phật vẫn là lành, vì là trong tương lai sẽ có [pháp lành].
“Tất cả hạng nhất-xiển-đề đều có tánh Phật. Vì sao vậy? Vì hạng nhất-xiển-đề chắc chắn rồi cũng sẽ được thành tựu quả A-nậu-đa-la Tam-miệu Tam-bồ-đề.”
(trang 274, tập V)
>>> Xem ra có lẽ đây cũng là sự thắc mắc chung của hầu hết những người đọc kinh, vì nhìn từ góc độ biện luận của thế gian thì vấn đề có vẻ như đã trở nên mâu thuẫn và bế tắc! Đức Phật vừa nói chắc rằng hạng nhất-xiển-đề cũng có tánh Phật, nghĩa là có khả năng giác ngộ thành Phật; nhưng đồng thời ngài cũng dạy rằng việc hạng nhất-xiển-đề thành Phật là điều không thể có! Hai điều này dường như không thể cùng tồn tại mà không nảy sanh mâu thuẫn!
Tuy nhiên, chính từ nơi sự thắc mắc này mà đức Phật đã thuyết giảng một
phần giáo pháp cực kỳ sâu xa uyên áo để giải tỏa mọi sự vướng mắc nghi
ngờ trong thính chúng. Phật dạy:
“Thiện nam tử! Những kẻ nhất-xiển-đề cũng không phải là nhất định. Nếu là nhất định thì họ chẳng bao giờ có thể chứng đắc A-nậu-đa-la Tam-miệu Tam-bồ-đề. Vì không nhất định nên họ mới có thể chứng đắc [A-nậu-đa-la Tam-miệu Tam-bồ-đề].”
(trang 383, tập IV)
NẾU LÀ DỨT SẠCH CĂN LÀNH, TỨC LÀ PHẢI DỨT MẤT CẢ TÁNH PHẬT, VẬY LÀM SAO CÓ THỂ NÓI TÁNH PHẬT LÀ TRƯỜNG TỒN? Về ý nghĩa này, đức Phật dạy:
“Thiện nam tử! Căn lành có hai loại, một là ở trong, hai là ở ngoài. Tánh Phật là chẳng ở trong, chẳng ở ngoài. Vì nghĩa ấy nên tánh Phật không dứt mất.
- Căn lành lại có hai loại: một là hữu lậu, hai là vô lậu. Tánh Phật chẳng phải hữu lậu, chẳng phải vô lậu nên không dứt mất.
- Căn lành lại có hai loại: một là thường, hai là vô thường. Tánh Phật chẳng phải thường, chẳng phải vô thường nên không dứt mất.”
(trang 383, tập IV)
Nhưng biểu hiện của tánh Phật ấy lại là không giống nhau ở mọi chúng sanh. Đối với hàng phàm phu, tánh Phật ấy bị che khuất bởi vô lượng phiền não nên không thể nào tự mình nhận biết được.
Phật dạy:
“Thiện nam tử! Tánh Phật của chúng sanh lại cũng như vậy. Tất cả chúng sanh đều chẳng thấy được tánh Phật ấy, cũng như người đàn bà nghèo khó chẳng biết kho báu của mình chôn ở chỗ nào.
“Thiện nam tử! Nay ta chỉ bày cho hết thảy chúng sanh cái tánh Phật mà họ sẵn có. Tánh Phật ấy bị các phiền não che lấp, cũng như người đàn bà nghèo khó kia có kho vàng ròng nhưng không thể thấy được. Nay Như Lai chỉ bày cho tất cả chúng sanh kho báu tánh giác của họ, ấy là tánh Phật.”
(trang 94, tập II)
ĐỨC PHẬT RA ĐỜI LÀ ĐỂ CHỈ BÀY CHO CHÚNG SANH TỰ MÌNH CÓ THỂ KHAI QUẬT KHO VÀNG TÁNH PHẬT SẴN CÓ CỦA MÌNH, THOÁT KHỎI KIẾP SỐNG NGHÈO CÙNG KHỐN KHỔ LÀ SỰ LUÂN CHUYỂN MUÔN ĐỜI TRONG SANH TỬ.
ĐỂ LÀM ĐƯỢC ĐIỀU ĐÓ, CHÚNG TA NHẤT THIẾT PHẢI SANH KHỞI NIỀM TIN VÀO TAM BẢO, VÀO CHÁNH PHÁP DO ĐỨC PHẬT THUYẾT DẠY, VÀO CON ĐƯỜNG TU TẬP CỰC KỲ KHÓ KHĂN NHƯNG CHẮC CHẮN SẼ DẪN ĐẾN KẾT QUẢ GIẢI THOÁT. ĐÂY CHÍNH LÀ LÝ DO VÌ SAO NHỮNG KẺ NHẤT-XIỂN-ĐỀ LÀ ĐỐI TƯỢNG DUY NHẤT BỊ TỪ CHỐI KHÔNG THỂ BƯỚC VÀO NGÔI NHÀ PHẬT PHÁP: HỌ ĐÃ THIẾU HẲN NGAY TỪ ĐIỀU KIỆN TIÊN QUYẾT NHẤT LÀ: LÒNG TIN CHÂN CHÁNH!
★“Thiện nam tử! Những kẻ nhất-xiển-đề cũng không phải là nhất định. Nếu là nhất định thì họ chẳng bao giờ có thể chứng đắc A-nậu-đa-la Tam-miệu Tam-bồ-đề. Vì không nhất định nên họ mới có thể chứng đắc [A-nậu-đa-la Tam-miệu Tam-bồ-đề].”
(trang 383, tập IV)
NẾU LÀ DỨT SẠCH CĂN LÀNH, TỨC LÀ PHẢI DỨT MẤT CẢ TÁNH PHẬT, VẬY LÀM SAO CÓ THỂ NÓI TÁNH PHẬT LÀ TRƯỜNG TỒN? Về ý nghĩa này, đức Phật dạy:
“Thiện nam tử! Căn lành có hai loại, một là ở trong, hai là ở ngoài. Tánh Phật là chẳng ở trong, chẳng ở ngoài. Vì nghĩa ấy nên tánh Phật không dứt mất.
- Căn lành lại có hai loại: một là hữu lậu, hai là vô lậu. Tánh Phật chẳng phải hữu lậu, chẳng phải vô lậu nên không dứt mất.
- Căn lành lại có hai loại: một là thường, hai là vô thường. Tánh Phật chẳng phải thường, chẳng phải vô thường nên không dứt mất.”
(trang 383, tập IV)
Nhưng biểu hiện của tánh Phật ấy lại là không giống nhau ở mọi chúng sanh. Đối với hàng phàm phu, tánh Phật ấy bị che khuất bởi vô lượng phiền não nên không thể nào tự mình nhận biết được.
Phật dạy:
“Thiện nam tử! Tánh Phật của chúng sanh lại cũng như vậy. Tất cả chúng sanh đều chẳng thấy được tánh Phật ấy, cũng như người đàn bà nghèo khó chẳng biết kho báu của mình chôn ở chỗ nào.
“Thiện nam tử! Nay ta chỉ bày cho hết thảy chúng sanh cái tánh Phật mà họ sẵn có. Tánh Phật ấy bị các phiền não che lấp, cũng như người đàn bà nghèo khó kia có kho vàng ròng nhưng không thể thấy được. Nay Như Lai chỉ bày cho tất cả chúng sanh kho báu tánh giác của họ, ấy là tánh Phật.”
(trang 94, tập II)
ĐỨC PHẬT RA ĐỜI LÀ ĐỂ CHỈ BÀY CHO CHÚNG SANH TỰ MÌNH CÓ THỂ KHAI QUẬT KHO VÀNG TÁNH PHẬT SẴN CÓ CỦA MÌNH, THOÁT KHỎI KIẾP SỐNG NGHÈO CÙNG KHỐN KHỔ LÀ SỰ LUÂN CHUYỂN MUÔN ĐỜI TRONG SANH TỬ.
ĐỂ LÀM ĐƯỢC ĐIỀU ĐÓ, CHÚNG TA NHẤT THIẾT PHẢI SANH KHỞI NIỀM TIN VÀO TAM BẢO, VÀO CHÁNH PHÁP DO ĐỨC PHẬT THUYẾT DẠY, VÀO CON ĐƯỜNG TU TẬP CỰC KỲ KHÓ KHĂN NHƯNG CHẮC CHẮN SẼ DẪN ĐẾN KẾT QUẢ GIẢI THOÁT. ĐÂY CHÍNH LÀ LÝ DO VÌ SAO NHỮNG KẺ NHẤT-XIỂN-ĐỀ LÀ ĐỐI TƯỢNG DUY NHẤT BỊ TỪ CHỐI KHÔNG THỂ BƯỚC VÀO NGÔI NHÀ PHẬT PHÁP: HỌ ĐÃ THIẾU HẲN NGAY TỪ ĐIỀU KIỆN TIÊN QUYẾT NHẤT LÀ: LÒNG TIN CHÂN CHÁNH!
Thật ra, không chỉ là “tánh nhất-xiển-đề” mà cùng với tánh Phật thì mỗi
chúng ta cũng đều sẵn có những yếu tố để đi vào các cảnh giới a-tu-la,
địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh, chư thiên hay nhân loại. Mỗi hành vi và tư
tưởng của chúng ta đều sẽ góp phần quyết
định yếu tố nào trong số đó được nuôi dưỡng lớn lên và yếu tố nào sẽ bị
kiềm chế, dứt trừ. Nếu hiểu được điều đó, chúng ta sẽ thấy rõ rằng con
đường tu tập là con đường do chính ta chọn lựa và phải tự mình dấn bước,
không một ai khác có thể giúp sức cho ta ngoài những lời chỉ dạy hay
khuyên bảo. Đức Phật đã ra đời để chỉ bày cho chúng ta một con đường
chân chánh, nhưng ta nhất định phải tự mình nỗ lực đi theo con đường ấy
nếu muốn đạt được những gì chư Phật đã chỉ bày.
★
Nội dung ý nghĩa về tánh Phật và nhất-xiển-đề vì thế vừa mang tính khích
lệ giúp chúng ta có được sự tự tin và quyết tâm tu tập, nhưng đồng thời
cũng là sự cảnh báo tất cả CHÚNG TA PHẢI LUÔN HẾT SỨC TINH TẤN VÀ TỈNH
GIÁC ĐỂ KHÔNG RƠI VÀO CON ĐƯỜNG SA ĐỌA.- THEO TỔNG QUAN KINH ĐẠI BÁT NIẾT BÀN. -
NAM MÔ TA BÀ GIÁO CHỦ ĐIỀU NGỰ BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT.
NAM MÔ ĐẠI TỪ ĐẠI BI QUÁN THẾ ÂM BỒ TÁT.
NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT.
No comments:
Post a Comment