HỌC GIỚI LUẬT NHƯ THẾ NÀO
Hỏi: Chúng con hy vọng Sư Phụ sẽ chỉ dạy chúng con làm thế nào để Chánh Pháp được trụ thế lâu dài?
Đáp: Nếu quý vị có thể không tranh, không tham, không cầu, không ích kỷ, không tự lợi, không vọng ngữ vậy là làm cho Chánh Pháp trụ thế đó.
Hỏi: Chúng con không biết phải học giới luật như thế nào?
Đáp: Lục Đại Tông Chỉ của Vạn Phật Thánh Thành là giới luật đấy. Tức là:
★ KHÔNG TRANH THÌ KHÔNG PHẠM GIỚI SÁT.
Vì sao phải sát sanh? Bởi vì muốn tranh. Anh tranh tôi đoạt thì sanh ra hành vi giết người, phóng hỏa. Không tranh thì không sát, như vậy là giữ được giới không sát sanh.★ KHÔNG THAM THÌ KHÔNG PHẠM GIỚI TRỘM CẮP.
Tại sao muốn trộm cắp? Thì đều bởi vì tham. Tham muốn vật của người làm của mình. Nếu không tham thì có thể giữ được giới không trộm cắp.★ KHÔNG CẦU THÌ KHÔNG PHẠM GIỚI DÂM.
Người nam truy tìm người nữ, đó là cầu; người nữ truy tìm người nam cũng là cầu. Cầu không được thì thần hồn điên đảo, thậm chí trong giấc mộng vẫn còn truy cầu, thân tâm không yên.★ KHÔNG ÍCH KỶ TỰ TƯ THÌ KHÔNG PHẠM GIỚI VỌNG NGỮ.
Tại sao phải vọng ngữ? BỞI VÌ MUỐN BẢO VỆ LỢI ÍCH RIÊNG TƯ CỦA MÌNH, CHO NÊN ĐI ĐẾN ĐÂU THÌ GẠT NGƯỜI VÀ NÓI DỐI ĐẾN ĐÓ. Nếu mình không ích kỷ, dù ở đâu mình cũng có thể nói lời chân thật và không có chút hành vi lừa dối nào.★ KHÔNG TỰ LỢI THÌ KHÔNG PHẠM ĐẾN GIỚI RƯỢU.
Người uống rượu cho rằng uống rượu có thể làm cho máu huyết lưu thông, có lợi cho thân thể, nhất định sẽ được mạnh khoẻ. Như người say cảm thấy nhẹ nhàng lâng lâng như đã thành thần, thành tiên. Đó đều là vọng tưởng của người uống rượu. Họ đang bị sự tự lợi tác quái đấy.★ KHÔNG VỌNG NGỮ
Trong năm điều kể trên đã bao hàm luôn cả vọng ngữ rồi. Tuy nhiên, vì
để mọi người đề cao cảnh giác, tôi đặc biệt nhấn mạnh đến chỗ xấu xa của
vọng ngữ. Bởi vậy tôi mới nhắc nhở thêm mục nầy.
- Nếu như ai nấy đều thật sự không tranh, không tham, không cầu, không ích kỷ, không tự lợi, không vọng ngữ, thì xã hội nhất định sẽ được an ninh, gia đình nhất định sẽ được hạnh phúc.
- Nếu người người trên thế gian chịu nghiêm chỉnh giữ gìn năm giới, không có những hành vi như: sát sanh, trộm cướp, tà dâm, vọng ngữ, và nghiện rượu thì họ sẽ không có phiền não, không có lo nghĩ, ưu sầu. Cho nên nói Lục Đại Tông Chỉ nầy là pháp môn tối diệu, lại cũng có thể nói là:
“Vô thượng thậm thâm vi diệu pháp.
Bách thiên vạn kiếp nan tao ngộ.
Ngã kim kiến văn đắc thọ trì.
Nguyện giải tố nhân chân thật nghĩa.”
Tức là Pháp vi diệu rất sâu vô thượng. Trăm ngàn muôn kiếp khó được gặp. Nay con thấy nghe được thọ trì. Nguyện hiểu chân nghĩa cách làm người.
Tôi xin nói thêm một câu nữa, NHƯ THÂN LÀM PHẬT TỬ, MỨC ĐỘ THẤP NHẤT LÀ PHẢI NGHIÊM GIỮ NĂM ĐẠI GIỚI CƠ BẢN NÀY VÀ THỰC HÀNH THEO MỘT CÁCH TRIỆT ĐỂ, NHƯ VẬY CHÚNG TA MỚI ĐƯỢC AN LẠC & TỰ TẠI.
Giả như năm giới này mà không giữ được, thế thời 250 giới của Tỳ Kheo, 348 giới của Tỳ Kheo Ni lại càng khó giữ hơn. Cho nên tại rừng Ta-la song thọ, lúc Đức Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni sắp nhập Niết Bàn, Ngài đã nói với Tôn giả A Nan rằng:
CỐ ĐẠI LÃO HÒA THƯỢNG TUYÊN HÓA
Giảng ngày 7 tháng 7 năm 1986
- Nếu như ai nấy đều thật sự không tranh, không tham, không cầu, không ích kỷ, không tự lợi, không vọng ngữ, thì xã hội nhất định sẽ được an ninh, gia đình nhất định sẽ được hạnh phúc.
- Nếu người người trên thế gian chịu nghiêm chỉnh giữ gìn năm giới, không có những hành vi như: sát sanh, trộm cướp, tà dâm, vọng ngữ, và nghiện rượu thì họ sẽ không có phiền não, không có lo nghĩ, ưu sầu. Cho nên nói Lục Đại Tông Chỉ nầy là pháp môn tối diệu, lại cũng có thể nói là:
“Vô thượng thậm thâm vi diệu pháp.
Bách thiên vạn kiếp nan tao ngộ.
Ngã kim kiến văn đắc thọ trì.
Nguyện giải tố nhân chân thật nghĩa.”
Tức là Pháp vi diệu rất sâu vô thượng. Trăm ngàn muôn kiếp khó được gặp. Nay con thấy nghe được thọ trì. Nguyện hiểu chân nghĩa cách làm người.
Tôi xin nói thêm một câu nữa, NHƯ THÂN LÀM PHẬT TỬ, MỨC ĐỘ THẤP NHẤT LÀ PHẢI NGHIÊM GIỮ NĂM ĐẠI GIỚI CƠ BẢN NÀY VÀ THỰC HÀNH THEO MỘT CÁCH TRIỆT ĐỂ, NHƯ VẬY CHÚNG TA MỚI ĐƯỢC AN LẠC & TỰ TẠI.
Giả như năm giới này mà không giữ được, thế thời 250 giới của Tỳ Kheo, 348 giới của Tỳ Kheo Ni lại càng khó giữ hơn. Cho nên tại rừng Ta-la song thọ, lúc Đức Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni sắp nhập Niết Bàn, Ngài đã nói với Tôn giả A Nan rằng:
- "LẤY GIỚI LUẬT LÀM THẦY".
Do đó, chúng ta biết rằng giới luật thật là trọng yếu biết bao!
CỐ ĐẠI LÃO HÒA THƯỢNG TUYÊN HÓA
Giảng ngày 7 tháng 7 năm 1986
No comments:
Post a Comment