Tuesday, May 28, 2013

CUỘC ĐỜI TU HÀNH HỌC PHẬT CỦA TĂNG - NI - PHẬT TỬ (2)


CUỘC ĐỜI TU HÀNH HỌC PHẬT CỦA TĂNG - NI - PHẬT TỬ (2)


TÁM GIAI ĐOẠN TU THÀNH PHẬT


BƯỚC 1: https://www.facebook.com/photo.php?fbid=197870287016113&set=a.115426128593863.17073.100003794290996&type=1&theater

BƯỚC 2: KHÔNG THOÁI LUI TRÊN CON ĐƯỜNG PHẬT ĐẠO

Ở đây muốn nhấn mạnh không thoái lui TÂM BỒ ĐỀ.
- Tâm Bồ-đề LÀ TÂM CẦU PHẬT ĐẠO, CẦU GIÁC NGỘ.
- Người Phật tử làm sao gầy dựng được bước đi căn bản luôn tiến, luôn vững, không vì bất cứ lý do gì thoái tâm Bồ-đề. Khi tâm Bồ-đề thoái rồi thì con đường Phật đạo xem như bị ngó lơ, mình quay lưng đi. Một khi ta đã ngó lơ, đã quay lưng thì không biết bao giờ mình mới chịu tìm, chịu nhận lại ông Phật thật sẵn có nơi mình.
Vì vậy quí thầy hướng dẫn các Phật tử tu tập, luôn luôn quan tâm TRỞ NGẠI TRONG GIAI ĐOẠN NÀY.
>> Có thể vì lý do bức xúc nào đó, Phật tử đi chùa một thời gian thấy chán nản, tu tập một thời gian thấy chán nản. Đó là biểu hiện của thoái tâm Bồ-đề.

MỘT KHI ĐÃ NẢN, ĐÃ QUAY LƯNG RỒI, GẦY DỰNG TRỞ LẠI RẤT KHÓ.
Trong sử học có nói về gia đình ông Cấp Cô Độc, là vị đại thí chủ của tăng đoàn thời đức Phật còn tại thế. Ông sẵn sàng đem tất cả kho báu của mình ra dâng hết cho Tam Bảo. Vì vậy Phật cần xây dựng chỗ nào, chư tăng cần làm việc gì, ông đều cung cấp hết. Bởi ông phát tâm như vậy nên trong gia đình cũng có một ít người không ưng, trong đó có bà giữ kho. Bà chuyên giữ kho, khi chư tăng cần cái gì, có giấy của trưởng giả, ngoài mặt bà không dám nói nặng nhưng trong bụng cằn nhằn “Sao mấy sư cứ vòi vĩnh hoài vậy, không biết xấu hổ”. Thấy chư tăng từ xa là bà nghĩ không biết bữa nay mấy ông thầy tới làm gì nữa đây? Bà bực bội lắm.

Một hôm, Đức Thế Tôn nghĩ bà nghiệp chướng sâu dày, ngài muốn độ nhưng biết bà lão không có duyên ngài. Khi thấy Phật đi đằng kia bà ngó chỗ khác. Phật biết thế nên hóa hiện ra nhiều thân, có mặt khắp mọi hướng. Nơi nào bà ngó đều có Phật đi tới, bà liền ngó xuống đất.
Phật biết mình không có duyên với bà ta rồi, Ngài liền
quán sát trong tăng đoàn, thấy có một người độ được bà. Đó là La Hầu La. Mỗi khi thấy ngài La Hầu La từ đằng xa là bà đứng dậy chạy ra đón mừng. Không gì lạ, bởi duyên trong nhiều đời bà đã từng là mẹ của ngài, nên còn hơi hướm tình thương thuở trước, do đó tôn giả La Hầu La là người độ bà.
Ở đây trên con đường Phật đạo dài lâu, chúng ta từng bước gầy dựng, quan tâm gìn giữ làm sao tâm Bồ-đề của mình vững chắc, không để thoái tâm.
CỐ GẮNG GÌN GIỮ THÌ NHỮNG SỰ KIỆN PHÁT SINH TRONG GIAI ĐOẠN TU TẬP KHÔNG LÀM GÌ ĐƯỢC CHÚNG TA. Phải biết nuôi dưỡng tâm Bồ-đề, vì đó chính là bảo vệ tánh giác của mình. Đức Phật không bao giờ chấp nhận những ai bữa nay hứng lên ngồi thiền bỏ ăn, ngồi suốt đêm suốt ngày. Làm được hai ba ngày, sau đó thấy mệt bỏ luôn. Tu kiểu một nắng mười mưa như vậy nhất định không bao giờ thành công cho được.

(AI BẢO ĐI TU LÀ DỄ? THẤU TRIỆT CHÂN LÝ ĐƯỜNG TU THÌ MỚI MONG CẦU GIỮ VỮNG BỒ-ĐỀ TÂM.)
CON ĐƯỜNG PHẬT ĐẠO LIÊN TỤC DÀI LÂU, CHỊU ĐỰNG GAN DẠ VÀ PHẢI MỘT BỀ TIẾN THẲNG MỚI ĐẾN NƠI ĐẾN CHỐN ĐƯỢC.
Thành ra ở bước thứ hai, chúng ta phải bảo vệ được tâm Bồ-đề.
>> NGHĨA LÀ TỪ HỒI CHÚNG TA MỚI BÉN DUYÊN ĐẾN VỚI ĐẠO, CHƯA HIỂU BIẾT GÌ VỀ ĐẠO, RỒI TỪ TỪ HỌC PHẬT, phát tâm tu hành, nuôi dưỡng dần dần cho tới khi chúng ta hiểu đạo, áp dụng tu tập. Chúng ta giữ cho được liên tục, không để bất cứ lý do gì làm hỏng đi. Chủng tánh Bồ-đề mà bị hư thối rồi thì không làm sao gầy dựng lại được. Luôn luôn với tâm thành khẩn, hướng tiến, biết rõ con đường dài lên dốc ngược, chúng ta phải gắng gỗ mà đi, đi mãi. Như thế không tính thời gian, gặp khó khăn chi cũng cứ
tiến thẳng, nhất định sẽ thành công.

- HT THÍCH NHẬT QUANG -

=======================

Có 5 giới chung cho tất cả các Phật tử:
1) KHÔNG giết hại mạng người, vật (sát sanh) (hán-việt bất sát)
2) KHÔNG vọng ngữ (nói dối, đặt điều, v.v) (hv. bất vọng ngữ)
3) KHÔNG trộm cắp (hv. bất đạo)
4) KHÔNG tà dâm (hv. bất dâm)
5) KHÔNG uống rượu, bia, chất kích thích.

* 10 giới cho các Sa-di và Sa-di ni (dasa-sila). Thêm vào 5 giới trên nữa:
6) KHÔNG ăn sau 12 giờ trưa.
7) KHÔNG chơi hay nghe ca nhạc, nhảy múa.

KHÔNG trang điểm, xức dầu thơm, đeo nữ trang.
9) KHÔNG nằm giường cao, sang trọng.
10) KHÔNG nhận tiền, và vàng bạc.

* 227 giới cho Tỳ-kheo, 311 giới cho Tỳ-kheo ni, theo truyền thống Nguyên Thủy; 250 giới cho Tỳ-kheo, 348 giới cho Tỳ-kheo ni, theo truyền thống Đại thừa.

NAM MÔ TA BÀ GIÁO CHỦ ĐIỀU NGỰ BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT.
NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT.

No comments:

Post a Comment