Tuesday, May 28, 2013

TỨ DIỆU ĐẾ (4 CHÂN LÝ) (2)

TỨ DIỆU ĐẾ (4 CHÂN LÝ) (2)


Có nhiều người nhận lầm học Phật, hiểu đôi điều về giáo lý Ðức Phật là tu rồi, đây là một sai lầm lớn trong nhận thức, vì tu và học là hai phạm trù khác nhau. Tu là một sự nỗ lực chuyển hóa tâm thức, hạ thủ công phu, làm cho tâm linh càng đi vào chiều sâu của Tâm, giải quyết vấn đề nội tại của chính mình, nói cách khác Tu là một quá trình nhìn lại mình để sửa đổi làm cho các phiền não không dấy khởi làm cho mình bớt khổ đau.

NGUYỆN ĐEM CÔNG ĐỨC NÀY
HƯỚNG VỀ KHẮP TẤT CẢ
ĐỆ TỬ VÀ CHÚNG SANH
ĐỀU TRỌN THÀNH PHẬT ĐẠO.
===========================

2. NỘI DUNG TỨ DIỆU ĐẾ


1)- KHỔ ĐẾ (Dukkha):

Khổ đau là một thực trạng mà con người cảm nhận TỪ LÚC LỌT LÒNG MẸ CHO ĐẾN KHI NHẮM MẮT XUÔI TAY, không ai phủ nhận điều ấy. Con người luôn có xu hướng vượt thoát khổ đau, tìm kiếm hạnh phúc, nhưng vì không hiểu rõ bản chất của khổ đau nên không tìm được lối thoát thực sự; đôi khi ngược lại, càng tìm kiếm hạnh phúc càng vướng vào khổ đau.

Khổ đế là một chân lý, một sự thực về BẢN CHẤT CÁI KHỔ. Đức Phật dạy:
- "Này các Tỳ kheo, sanh là khổ, già là khổ, bệnh là khổ, chết là khổ, thương yêu mà biệt ly là khổ, mong cầu mà không được là khổ. Tóm lại, chấp thủ năm uẩn là khổ".
(Tương Ưng V).
Như vậy, Khổ có thể chia làm 3 phương diện như sau:

a) PHƯƠNG DIỆN SINH LÝ: Khổ là một cảm giác khó chịu, bức xúc, đau đớn. Khi ta bị một gai nhọn đâm buốt bàn chân hay một hạt cát vào trong mắt khó chịu..., đây là SỰ BỨC BÁCH ĐAU ĐỚN CỦA THỂ XÁC. Sự đau đớn của thể xác rất lớn, như Lão Tử nói:
- "Ngô hữu đại hoạn do ngô hữu thân". (Có thân nên có khổ).
Con người sinh ra đã vất vả khốn đốn; lớn lên già yếu, bệnh tật khốn khổ vô cùng; và cuối cùng, cái chết: sự tan rã cuối cùng của thể xác đem đến khổ thọ lớn lao.

b) PHƯƠNG DIỆN TÂM LÝ: Là sự khổ đau do không toại ý, không vừa lòng v.v... SỰ KHÔNG VỪA Ý SẼ TẠO NÊN NỖI ĐAU ĐỚN VỀ TÂM LÝ. NHỮNG MẤT MÁT, THUA THIỆT TRONG CUỘC ĐỜI LÀM MÌNH KHỔ. Người mình thương muốn gần mà không được, người mình ghét mà cứ gặp gỡ hoài, mình muốn tiền tài, danh vọng, địa vị nhưng nó cứ vụt qua ngoài tầm tay của mình. Cuộc đời như muốn trêu ngươi, những ước mơ không toại ý, lòng mình luôn trống trải, bức bách v.v... Đây là nỗi khổ thuộc về tâm lý.

c) KHỔ LÀ SỰ CHẤP THỦ (BÁM VÍU VÀO) 5 UẨN:
Qúy vị có thể đọc bài NGŨ UẨN ở đây:
https://www.facebook.com/photo.php?fbid=127649287371547&set=a.115426128593863.17073.100003794290996&type=3&theater

Cái khổ thứ ba này bao hàm hai cái khổ trên, như trong kinh đã dạy: "Chấp thủ năm uẩn là khổ".


Tóm tắt: NĂM UẨN LÀ 5 YẾU TỐ NƯƠNG TỰA VÀO NHAU ĐỂ TẠO THÀNH CON NGƯỜI, gồm có: thân thể vật lý và cấu trúc tâm lý như: cảm giác, niệm tưởng, hành và thức (sắc, thọ, tưởng, hành, thức). Nói một cách tổng quát, KHI TA BÁM VÍU VÀO 5 YẾU TỐ TRÊN, COI ĐÓ LÀ TA, LÀ TỰ NGÃ CỦA TA, THÌ SỰ KHỔ ĐAU CÓ MẶT. Ý niệm về "thân thể tôi", "tình cảm tôi", "tư tưởng tôi", "tâm tư tôi", "nhận thức của tôi"... HÌNH THÀNH MỘT CÁI TÔI HAM MUỐN, VỊ KỶ; TỪ ĐÓ, MỌI KHỔ ĐAU PHÁT SINH. Mọi khổ đau, lo lắng, sợ hãi, thất vọng, điên cuồng đều gắn liền với ý niệm về "CÁI TÔI" ẤY.

Tóm lại, cái khổ về mặt hiện tượng là cảm giác khổ về thân, sự bức xúc của hoàn cảnh, sự không toại nguyện của tâm lý. Về mặt bản chất, khổ đau là do sự chấp thủ, ngã hóa năm uẩn.

2)- TẬP ĐẾ (Samudaya):

Tập là tích tập, CÁC PHIỀN NÃO TỤ HỘI TẠO THÀNH NĂNG LỰC ĐƯA ĐẾN KHỔ ĐAU; ĐÂY LÀ NGUYÊN NHÂN, LÀ NGUỒN GỐC CỦA CÁC KHỔ.
>> KHI NHẬN THỨC ĐƯỢC BẢN CHẤT CỦA KHỔ MỘT CÁCH RÕ RÀNG, TA MỚI CÓ THỂ ĐI VÀO CON ĐƯỜNG ĐOẠN TẬN KHỔ ĐAU (Đạo đế).

Cuộc đời là khổ đau hay không khổ? Câu trả lời là tùy thuộc vào thái độ tâm lý, cảm thọ và nhận thức của mỗi người; nguyên nhân của khổ có nguồn gốc sâu xa trong tâm tưởng của con người. Phật giáo cũng nhìn thấy các nguyên nhân của đau khổ; có cái phát sinh từ vật chất hay hoàn cảnh xã hội, nhưng nguyên nhân thật sự vẫn là TÂM THỨC.

Nguyên nhân của khổ thường được các kinh đề cập CHÍNH LÀ THAM ÁI.
>> DO THAM ÁI MÀ CHẤP THỦ, BÁM VÍU VÀO CÁC ĐỐI TƯỢNG CỦA THAM ÁI. SỰ KHAO KHÁT VỀ DỤC LẠC SẼ DẪN ĐẾN KHỔ ĐAU, BỞI LÒNG KHAO KHÁT ẤY KHÔNG BAO GIỜ THỎA MÃN.

Nguyên nhân sâu hơn và CĂN BẢN HƠN CHÍNH LÀ VÔ MINH, TỨC LÀ SI MÊ KHÔNG THẤY RÕ BẢN CHẤT CỦA SỰ VẬT HIỆN TƯỢNG ĐỀU NƯƠNG VÀO NHAU MÀ SINH KHỞI, ĐỀU VÔ THƯỜNG VÀ CHUYỂN BIẾN, không có cái chủ thể, không có cái bền vững độc lập ở trong chúng.
>> DO KHÔNG THẤY RÕ NÊN SINH TÂM THAM MUỐN, ÔM GIỮ LẤY CÁC ĐỐI TƯỢNG LẠC THÚ. DO KHÔNG THẤY RÕ MỚI LẦN TƯỞNG RẰNG "CÁI TÔI" LÀ QUAN TRỌNG NHẤT, LÀ CÁI CÓ THỰC CẦN PHẢI BÁM VÍU, CỦNG CỐ VÀ THỎA MÃN NHU CẦU CỦA NÓ.
>> Nói cách khác, do vô minh mà có chấp thủ "cái tôi" và "cái của tôi" như thân tôi, tình cảm tôi, tư tưởng tôi..., người yêu của tôi, tài sản của tôi, sự nghiệp của tôi... Do những chấp thủ ấy mà có những nỗi thống khổ của cuộc đời.

Tóm lại, chúng ta có thể nhận thấy một cách rõ ràng, khổ hay không là do lòng mình; LÒNG MÌNH ĐẦY THAM LAM, CHẤP THỦ, NHẬN THỨC SAI LẦM THÌ KHỔ LÀ CHẮC CHẮN. Nói cách khác, do cái nhìn của mỗi người đối với cuộc đời mà có khổ hay không.
>> NẾU KHÔNG BỊ SỰ CHẤP NGÃ VÀ DỤC VỌNG, VỊ KỶ HAY PHIỀN NÃO KHUẤY ĐỘNG, CHI PHỐI, NGỰ TRỊ TRONG TÂM THÌ CUỘC ĐỜI ĐẦY AN LẠC, HẠNH PHÚC THẬT SỰ.

3)- DIỆT ĐẾ(Nirodha):

Diệt là chấm dứt, là dập tắt. Diệt đế là sự chấm dứt hay dập tắt phiền não, nguyên nhân đưa đến đau khổ và sự chấm dứt khổ đau; cũng có nghĩa là hạnh phúc, an lạc. DIỆT ĐẾ ĐỒNG NGHĨA VỚI NIẾT BÀN (Nirvana/Nibbàna).

ĐẠO PHẬT XÁC NHẬN CUỘC ĐỜI ĐẦY DẪY NHỮNG ĐAU KHỔ, ĐỒNG THỜI CŨNG XÁC ĐỊNH CÓ MỘT SỰ THẬT NỮA LÀ AN LẠC, HẠNH PHÚC CHƠN CHÁNH. Vì vậy mà có sự tu tập để đạt được hạnh phúc.

4)- ĐẠO ĐẾ (Magga):

ĐẠO LÀ CON ĐƯỜNG, LÀ PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN ĐỂ ĐẠT ĐƯỢC AN LẠC, HẠNH PHÚC TRONG ĐỜI SỐNG HÀNG NGÀY, HAY ĐẠT HẠNH PHÚC TUYỆT ĐỐI - NIẾT BÀN.
* HẠNH PHÚC LÀ GÌ? Hạnh phúc có các mức độ khác nhau.

(Xin quý vị đạo hữu cùng Lá Bồ Đề tu học tiếp phần 3 kỳ sau)


- HT. THÍCH VIÊN GIÁC -

No comments:

Post a Comment