Tuesday, May 28, 2013

THIÊN THƯỢNG THIÊN HẠ - DUY NGÃ ĐỘC TÔN

THIÊN THƯỢNG THIÊN HẠ - DUY NGÃ ĐỘC TÔN


Trong lễ Mộc Dục, nói nôm na là lễ Tắm Phật, chúng ta thấy chùa đặt một tượng Phật Thích Ca sơ sanh, một tay chỉ trời, một tay chỉ đất, đứng trong một cái chậu nước rắc đầy hoa. Phật tử xếp thành hàng một, lần lượt tiến lên, vừa tụng kinh vừa múc nước tưới lên tượng Phật. Ngài đã nói gì khi một tay chỉ trời, một tay chỉ đất?
Theo Kinh A Hàm, khi đản sanh, Đức Phật đã nói một bài kệ bốn câu như sau:
"Thiên thượng thiên hạ
Duy ngã độc tôn
Nhất thiết thế gian
Sinh lão bệnh tử."
NGHĨA LÀ:
"Trên trời dưới đất
Chỉ ta tôn nhất
Tất cả thế gian
Sanh già bệnh chết."

Có người hiểu rằng chữ “ngã” là tôi, ta hay mình ám chỉ Đức Phật, chỉ có Đức Phật là bậc đáng được tôn sùng nhất, vì Ngài đã thoát vòng luân hồi sanh tử, còn tất cả thế gian vẫn còn bị sanh già bệnh chết khống chế. Khi nói duy ngã độc tôn không có nghĩa là người quá tự phụ. Ngài muốn nói đến cái ngã ở một từng cấp siêu vượt hơn.

>> Phàm phu và ngoại đạo cho rằng ngã là chúa tể của cái thân, nó là thường trụ, trường tồn, cho nên sinh ra mê chấp, yêu mến thân mình và cái gì thuộc về mình, bênh vực cho ý tưởng của mình. Đó là ngã chấp. Thật ra đó là bản ngã hay vọng ngã, thân nầy chỉ là ngũ uẩn (sắc, thọ, tưởng, hành, thức) giả hợp. Có duyên thì tụ, hết duyên thì tan, ở phía sau năm uẩn không tìm thấy có một thực thể nào gọi là « tôi »,« ta » hay ngã trường tồn bất biến.

Theo Phật giáo thì không có gì trong thế gian là tuyệt đối,mọi sự vật (pháp) đều giới hạn, tương đối và phụ thuộc lẫn nhau. Đó là nguyên tắc của luật Duyên khởi hay Duyên sinh theo một công thức gồm có 4 dòng :
"Cái này có thì cái kia có,
Cái này sanh thì cái kia sanh,
Cái này không có thì cái kia không có,
Cái này diệt thì cái kia diệt."
Toàn thể sự sanh tồn và tiếp tục sanh tử hay chấm dứt sanh tử đều được giải thích theo một chu trình gọi là Duyên khởi gồm 12 yếu tố (hay...Xem thêm
Đức Phật Thích Ca qua các kinh Kim Cang, Lăng Nghiêm và nhiều kinh khác đã phá chấp, dạy mọi người không chấp ngã, không chấp nhơn hay chúng sanh thọ giả. PHPhật dạy vô ngã, vô ngã sở, ta không có thật, cái gì của ta cũng không có thật. Hòa Thượng Thích Thiện Siêu, trong bài pháp "Vô Ngã Là Niết Bàn" có nói niết bàn ở trước mặt, KHI KHÔNG CÒN PHÂN BIỆT TA & NGƯỜI KHÁC LÀ ĐÃ ĐẠT ĐẾN NIẾT BÀN RỒI.

NIẾT BÀN CHÍNH LÀ TỪ BỎ 3 ĐỘC: THAM-SÂN-SI DO NGÃ CHẤP (CHẤP TRƯỚC, NGÃ MẠN) GÂY NÊN. VÔ NGÃ LÀ NIẾT BÀN. GIỜ PHÚT NÀO CỞI BỎ ĐƯỢC BA ĐỘC, GIỜ PHÚT ĐÓ LÀ NIẾT BÀN.

>> Cho nên chúng ta thấy niết bàn vừa là cái chung, vừa là cái riêng. CÁI CHUNG LÀ AI CŨNG TU ĐƯỢC VÀO ĐƯỢC. CÁI RIÊNG LÀ AI TU NGƯỜI ẤY ĐẮC. ĐỨC PHẬT KHÔNG BƯNG NIẾT BÀN ĐẾN CHO TA NGỒI LÊN. NGÀI CHỈ TRUYỀN DẠY CHO CHÚNG TA CON ĐƯỜNG TU CHỨNG NIẾT BÀN MÀ THÔI. Ngài dạy:

"- Ai còn tham luyến (tức còn ngã ái chấp đây là của tôi, ngã mạn chấp đây là tôi, ngã kiến chấp đây là tự ngã của tôi), thời có dao động.
- Ai không tham luyến thời không dao động. Ai không dao động thời được khinh an. Ai được khinh an thời không thiên chấp (nati). Ai không thiên chấp thời không có đến và đi. Ai không có đến và đi thời không có diệt và sanh. Ai không có diệt và sanh thời không có đời này đời sau, không có giữa hai đời. ĐÂY LÀ SỰ ĐOẠN TẬN KHỔ ĐAU."
(Theo Niết bàn-Tương Ưng Bộ Kinh 4/65.1982)

KHIÊM CUNG (sưu tầm)
NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT.
.

No comments:

Post a Comment