Tuesday, May 28, 2013

CUỘC ĐỜI TU HÀNH HỌC PHẬT CỦA TĂNG - NI - PHẬT TỬ (3)


CUỘC ĐỜI TU HÀNH HỌC PHẬT CỦA TĂNG - NI - PHẬT TỬ (3)

8 GIAI ĐOẠN TU THÀNH PHẬT

BƯỚC 1: https://www.facebook.com/photo.php?fbid=197870287016113&set=a.115426128593863.17073.100003794290996&type=1&theater

BƯỚC 2: https://www.facebook.com/photo.php?fbid=202663036536838&set=a.115426128593863.17073.100003794290996&type=1&theater

BƯỚC 3: PHÁT ĐẠI NGUYỆN RỘNG LỚN

Người tu hành nào cũng phát đại nguyện hết. Trong thời khóa chúng ta tu tập hằng ngày có mười hai lời nguyện, đó là những đại nguyện.
TẠI SAO GỌI LÀ ĐẠI NGUYỆN?
Vì đó là những lời nguyện tỉnh táo sáng suốt để thành tựu Phật đạo.
>> Chúng ta không nguyện được bao nhiêu vàng, bao nhiêu tài sản, không nguyện có thân tướng như trời như vua, mà:
- NGUYỆN TÂM BỒ-ĐỀ ĐƯỢC KIÊN CỐ
- NGUYỆN TẤT CẢ NHỮNG VỊ THIỆN HỮU TRI THỨC TRONG MƯỜI PHƯƠNG VÌ LÒNG THƯƠNG TƯỞNG MÀ HỖ TRỢ CHO MÌNH THÀNH TỰU ĐƯỢC ĐẠI NGUYỆN.
- Chúng ta cũng biết những vị đó đang tiến hoặc tiến trước mình một khoảng trên con đường tu tập Phật đạo, họ chưa xong việc. Do vậy có thể họ cũng không cho mình được gì cả. Song ta chỉ mong họ có điều kiện hỗ trợ mình, giống như hai người bạn cùng làm ăn với nhau. Một người bị hoàn cảnh suy sụp, công việc làm ăn thất bại, tài sản tiêu hết. Một người có điều kiện phát huy được trở thành giàu có vô cùng. Bây giờ người bạn thân đã bị khánh kiệt không mong người kia đem cho mình tài sản, mà chỉ mượn thôi, khi gầy dựng sự nghiệp được sẽ trả lại.
Cũng thế, người đệ tử Phật hiểu biết một cách cụ thể, sống vững với tinh thần Phật lý căn bản là mình chỉ nương nhờ tạm thôi. Ở đây thiện hữu tri thức hỗ trợ cho những lời nguyện của mình. CHÚNG TA CHƯA THÀNH PHẬT NHƯNG PHÁT NGUYỆN THÀNH PHẬT, CHƯA ĐỘ CHÚNG SANH NHƯNG PHÁT NGUYỆN KHI GIÁC NGỘ SẼ ĐỘ HẾT CHÚNG SANH.
Tôn giả A Nan khi nhận ra được yếu chỉ rồi, ngài phát nguyện trước đức Thế Tôn:
- “Con nguyện độ tất cả chúng sinh được thành Phật rồi con mới thành Phật. Nguyện Phật chứng minh và hỗ trợ cho con thực hiện được lời nguyện này”. Đây là cách phát đại nguyện của chư vị Bồ-tát.

Đức Phật trong thời tu nhân hành Bồ-tát đạo, có một khoảng ngài rơi vào địa ngục, thấy nhiều tội nhân bị hành hạ khổ sở vô cùng. Quỷ sứ bắt họ kéo chiếc xe bằng sắt rất nặng, bọn chúng đứng trên xe đâm chém vào người tội nhân. Hoặc cho tội nhân đội vòng lửa xoay trên đầu. Nghe tiếng rên la, kêu gào đau đớn thống khổ của họ, Ngài thương quá nên phát nguyện:
- “Tôi nguyện thay tất cả nỗi khổ này cho chúng sinh, nguyện từ nay về sau đừng ai gầy dựng nhân xấu để rơi vào địa ngục chịu muôn vàn sự thống khổ như thế này."
Ngài vừa phát nguyện như vậy đó thì những chiếc xe sắt rớt ra hết, và bỗng nhiên ngài thấy mình bay lên hư không. Nhờ tâm từ bi mở ra, ngài phát nguyện thay khổ cho tất cả chúng sanh, nguyện mười phương các bậc hiền thánh hộ trì giúp cho chúng sanh hết mê lầm, không gây tạo những nghiệp nhân bất hảo, để đừng bị đọa vào địa ngục, nên ngài ra khỏi chốn lửa dữ.
Ở đây nói phát đại nguyện là như vậy, tức là PHÁT TÂM GIÁC. Phát được tâm giác rồi thì tất cả cửa mở ra. Chúng ta hễ phát tâm được thì mình vui vẻ, trong lòng cởi mở. Ngược nếu nếu chấp chặt thí sẽ bị mất hết. Như người sợ kẻ trộm, làm rào dậu, chuông điện đủ thứ, càng sợ nó càng tìm vô lấy của. Cuối cùng mỗi nghiệp theo nghiệp mà trôi lăn. Khi học Phật pháp rồi chúng ta thấy con người khó cưỡng lại được nghiệp của mình, chớ không phải họ không biết.
Nói tới đây tôi nhớ hồi nhỏ lúc tôi ở chùa Vạn Đức. Vùng đó hồi xưa có nhóm bụi đời dữ dằn lắm. Tên chúa đảng có sở thích là ban đêm muốn ăn cháo gà, nên đàn em đêm nào cũng kiếm gà về nấu cho anh ta ăn. Đàn em kiếm riết rồi sợ quá, vì người ta bảo vệ gà rất kỹ, cuối cùng đích thân hắn đi. Bữa đó thấy ảnh chết, tôi đi ngang cũng không dám ngó nữa. Người nuôi gà giăng điện trên bờ rào, ảnh vừa nhảy vô nằm vắt ngang trên đó bị điện giựt chết. Họ lôi ra để ngoài đường từ sáng cho tới chiều, cả gia đình của anh đi ngang cũng không dám nhận. Thiên hạ phỉ nhổ, chê cười. Thật ra, không phải anh không biết điện giật sẽ chết, nhưng do cái nghiệp nó sai khiến dẫn đi như vậy.

Nói tóm lại phát đại nguyện là mở lòng ra, phát tâm giác, CẦU GIẢI TRỪ TẤT CẢ NGHIỆP TẬP, TU HÀNH CHO TỚI VIÊN THÀNH PHẬT ĐẠO.

- HT THÍCH NHẬT QUANG -

=======================

Có 5 giới chung cho tất cả các Phật tử:
1) KHÔNG giết hại mạng người, vật (sát sanh) (hán-việt bất sát)
2) KHÔNG vọng ngữ (nói dối, đặt điều, v.v) (hv. bất vọng ngữ)
3) KHÔNG trộm cắp (hv. bất đạo)
4) KHÔNG tà dâm (hv. bất dâm)
5) KHÔNG uống rượu, bia, chất kích thích.

* 10 giới cho các Sa-di và Sa-di ni (dasa-sila). Thêm vào 5 giới trên nữa:
6) KHÔNG ăn sau 12 giờ trưa.
7) KHÔNG chơi hay nghe ca nhạc, nhảy múa.

KHÔNG trang điểm, xức dầu thơm, đeo nữ trang.
9) KHÔNG nằm giường cao, sang trọng.
10) KHÔNG nhận tiền, và vàng bạc.

* 227 giới cho Tỳ-kheo, 311 giới cho Tỳ-kheo ni, theo truyền thống Nguyên Thủy; 250 giới cho Tỳ-kheo, 348 giới cho Tỳ-kheo ni, theo truyền thống Đại thừa.

NAM MÔ TA BÀ GIÁO CHỦ ĐIỀU NGỰ BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT.
NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT.

No comments:

Post a Comment