Tuesday, May 28, 2013

CUỘC ĐỜI TU HÀNH HỌC PHẬT CỦA TĂNG - NI - PHẬT TỬ (1)


CUỘC ĐỜI TU HÀNH HỌC PHẬT CỦA TĂNG - NI - PHẬT TỬ (1)


"Để giảm nhẹ bức xúc và mong chấn hưng lại Phật giáo hiện nay, trước những thông tin sự việc đau lòng vừa xảy ra trong xã hội về Phật giáo và không thể chỉ TÙY DUYÊN MÀ HOẰNG PHÁP ĐƯỢC, Lá Bồ Đề xin thành tâm gửi đến quý vị đạo hữu, người chưa học Phật hay đã học được cái nhìn phần nào sâu rộng và vững tin về con đường tu hành - học Phật pháp mà quý vị chọn, tin và phụng hành. Mong quý vị đọc trọn vẹn 8 kỳ bài viết này & chia sẻ cho tất cả đại chúng khắp nơi để củng cố lại niềm tin đã mất, củng cố Phật tánh đã giảm và con đường giải thoát vô thường không mịt mờ, xa xôi nữa.
Phật Giáo suy tàn và nhân cách con người ngày càng tha hóa nhiều hay không, phụ thuộc tất cả vào sự tu tập và hoằng dương Phật pháp của chúng ta: TĂNG GIÀ - NI TRƯỞNG - QUÝ TĂNG NI TRẺ - QUÝ VỊ PHẬT TỬ VÀ ĐẠI CHÚNG.
NAM MÔ PHẬT - BỒ TÁT ĐẠI CHỨNG MINH."

TÁM GIAI ĐOẠN TU THÀNH PHẬT

Ngày đầu xuân là ngày mang tin vui lớn nhất đến cho chúng ta, bởi vì ngày này đức Phật tương lai Đại từ tôn Di Lặc đản sinh. Nhân đây, chúng tôi nêu lên những giai đoạn mà người con Phật phải trải qua trên bước đường tu tập.
Chúng ta biết không có vị Phật nào trong thời tu nhân mà chỉ nằm nghỉ, đi chơi, bách phố la cà khắp nơi, cuối cùng được thành Phật. Tất cả chư Phật đã thành, sẽ thành đều trải qua quá trình tu tập Phật đạo, siêng năng, tinh tấn bất thoái chuyển trong thời gian dài vô số kiếp. Các ngài đã sống trải, tu tập, phát nguyện, chịu tất cả sự khó khổ, gian nan nhất trên cuộc đời mới thành tựu Phật đạo. Thông thường chúng ta được học, trong vô số kiếp thứ nhất các ngài ở những vị Thập Tín, Thập Trụ, Thập Hạnh, Thập Hồi Hướng, đó là bốn mươi cấp căn bản. Đến vô số kiếp thứ hai từ Sơ Địa cho tới Bát Địa Bồ-tát. Vô số kiếp thứ ba từ Bát Địa cho đến Thập Địa, Đẳng Giác, Diệu Giác thành Phật.
CHÚNG TA BÂY GIỜ ĐANG Ở VÔ SỐ KIẾP THỨ MẤY, ĐÃ ĐI ĐƯỢC BAO NHIÊU, TU TẬP RA SAO? KHÔNG AI BIẾT CẢ.
Thỉnh thoảng có vị than tu hoài không thành Phật, dâng hương lễ Phật nói với Phật:
- “Bạch Ngài, con tu bao nhiêu năm rồi mà không thành Phật, cũng chẳng giác ngộ giải thoát. Những thứ bất như ý đầy dẫy, con làm sao giải tỏa được nó đây?”.
Như đã nói, chúng ta chưa biết mình ở vô số kiếp nào, trên quá trình từ nhân địa tới Phật đạo, do đó cần phải tự đả thông bằng đạo lý do chính mình thể nghiệm. Ở đây, chúng tôi nêu lên tám giai đoạn thể nghiệm để huynh đệ cùng chiêm nghiệm, chia sẻ trên bước đường tu học của chúng ta.
TÁM GIAI ĐOẠN ĐÓ THẾ NÀY:

BƯỚC 1: TRAI GIỚI THANH TỊNH

Chúng ta cùng nhau nghiệm xem trai giới của mình thanh tịnh chưa? Nếu chưa mà cứ than thở bạch Phật “tu hoài không xong” thì tự mình phải điều chỉnh lại. Hầu hết Phật tử đều đã thọ giới, ít nhất là năm giới. Qua năm giới ấy, mình nghiệm xem giữ được giới nào, hành trì có trang nghiêm hoàn chỉnh không, hay còn những giới chưa giữ được. Nếu còn một chút chưa giải quyết được thì là chúng ta chưa hoàn chỉnh bước thứ nhất. Bước thứ nhất chưa hoàn chỉnh mà nhảy qua bước thứ hai thì có khi phải quanh trở lại.
Trên thức tế có vị tu hành cũng đàng hoàng, giới đức trang nghiêm, đạo hạnh đầy đủ, nhưng đùng một cái thiên hạ ngạc nhiên khi nghe vị ấy quay về thế tục. Dạng này do có những bước nhảy vượt, không cơ bản, không vững chắc, nên mới xảy ra như thế. Vì vậy người tu trước nhất phải hoàn chỉnh giai đoạn trai giới thanh tịnh.
Chúng ta có thể kiểm nghiệm và biết được mình thanh tịnh hay chưa thanh tịnh. Thanh tịnh đến mức độ nào? Về phía Phật tử cư sĩ, ít nhất quí vị thọ năm giới, ngoài ra còn thọ thêm mười giới Thập Thiện, có vị phát tâm thọ năm mươi tám giới Bồ-tát nữa. Tóm lại, trong hàng cư sĩ có ba cấp giới học. Cấp thứ nhất là năm giới căn bản, cấp thứ hai là giới Thập Thiện. Người giữ tròn mười giới Thập Thiện đời sau sẽ được sanh thiên, nếu giữ không tròn thì thay vì đi thẳng lên thiên giới, vị ấy né qua một bên lọt vào cõi A Tu La. Nghe nói thế giới A Tu La ai cũng ngán, vì nó lạ lùng lắm. A Tu La nữ rất hoàn chỉnh, còn A Tu La nam có khi mang đầu trâu mặt ngựa, nóng nảy dữ dằn. Do vậy họ thường hay gây chiến với chư thiên. Chúng ta học trong sử thấy ngài Long Thọ, Mã Minh, từ tuệ nhãn thấy đầu, tay, chân… từ đâu rơi xuống đầy máu me. Quí Ngài biết là do chúng A Tu La đánh nhau với mấy ông trời. Nói thế, không phải A Tu La không có phước. Phước họ gần như chư thiên, nhưng vì quá sân giận nên không bì lại cõi trời. Nên biết hậu quả của sân hận lớn lao vô cùng. Giống như một đóm lửa nhỏ chúng ta không dập tắt, nó sẽ cháy lan khắp.

Trở lại vấn đề tu tập ở bước đầu là giới học. Khi quí thầy trao truyền giới cho quí Phật tử, thường hay nói: “Quí vị giữ được những điều giới đó là tu”. Giới học là pháp tu, Phật tử giữ được những điều giới đó là bảo toàn nhân cách. Giữ được giới quí vị khỏi sợ mai mốt nhắm mắt bị ma quỷ bắt. Giữ năm giới hoàn toàn là nhất định Phật tử sẽ sống an ổn, vui vẻ. Khi chết biết được đường đi, không sợ hãi hay nghi ngờ gì cả. Đó là ở cấp năm giới.
Nếu không trì giới, ở nhân gian đi xuống thì thời gian vô cùng. Các vị thánh nói cõi địa ngục một ngày một đêm bằng ở nhân gian một trăm năm. Tuy nhà Phật bảo mọi pháp đều giả hợp mà một trăm năm đâu phải là ngắn.
Con người từ lúc mới sinh ra, lớn lên xinh đẹp khôn ngoan như thế, nhưng đến bảy tám mươi là đi hết nổi. Có khi mới bốn mươi, năm mươi tuổi cũng đi hết nổi rồi. Thời gian tuy không thật nhưng quả báo mình chịu đựng rất đáng kể, chứ không phải thường.
Các vị Phật tử tại gia đã thọ hoặc năm giới, mười giới, trong cấp độ này từng bước tu tập quí vị đã có thể nghiệm, có công phu. Từ đó quí vị nhận ra được hướng đi, chỗ đến của mình ra sao. Đặc biệt hơn, nếu vị nào phát tâm thọ năm mươi tám giới Bồ-tát, là Phật tử tại gia nhưng tư cách hành xử như một vị Bồ-tát. Đây là điều đáng quí, đáng khích lệ. Thế nên hàng Phật tử cần phải giữ gìn những thành tựu ban đầu như thế, để làm thềm thang tiến lên quả vị giải thoát cứu kính.
Nói về trai. Phật tử còn nhớ trong lễ quy y Tam Bảo, quí thầy dạy: “Ăn chay hay mặn gì cũng tu hết, giữ được năm giới là tu”, nhưng “Ăn chay phát triển được lòng nhân, gần gũi tâm từ bi, dễ đi đến thành tựu tâm đại từ đại bi”. Chúng ta là đệ tử Phật, bắt đầu quy y, tập sống theo đời sống của Phật, Bồ-tát thì đối với việc ăn chay cũng nên thực hành để nuôi dưỡng và phát triển tâm từ. Nói về “trai” là nói đến chế độ ăn uống của người Phật tử. Điều này không bắt buộc ai cả, nhưng nếu quí vị có cách ăn uống tốt thì cũng hỗ trợ cho công phu tu nhiều lắm. Bước ban đầu chúng ta phải giữ giới thanh tịnh là dĩ nhiên rồi, nhưng trai thì có vị ăn chưa được. Lại có người không phải là Phật tử mà ăn chay trường. Hiện nay y học nghiên cứu thấy ăn chay ngừa được một số bệnh nan y, vì vậy trên thế giới người ta ăn chay nhiều lắm. Nếu Phật tử nào vừa giữ giới vừa ăn chay được thì có thể nói là hoàn chỉnh phần trai giới.

VỊ NÀO CHỈ GIỮ GIỚI MÀ CHƯA GIỮ TRAI THÌ CHƯA HOÀN CHỈNH ĐƯỢC BƯỚC ĐẦU. NHƯ VẬY CON ĐƯỜNG PHẬT ĐẠO CÒN DÀI XA LẮM.


- HT THÍCH NHẬT QUANG -
=============================

>> GIỚI thuộc vào nền tảng của đạo Phật, là một trong ba môn học "VÔ LẬU", nhằm dứt các lậu, dẫn tới giải thoát, tức là Giới, Định và Huệ. Là Phật tử có nghĩa là tự nguyện theo Tam quy, Ngũ giới, tức là nương tựa vào Tam bảo và giữ gìn năm giới căn bản của đạo Phật.

BA MÔN HỌC "VÔ LẬU" : hay Tam Vô Lậu học là Giới học, Định học và Tuệ học, tức là ba môn học về Giới Luật, Thiền Định và Trí Tuệ.
http://www.youtube.com/watch?v=Z21XeVdc754

TRÌ LÀ GIỮ CHẶT CHẼ.
GIỚI LÀ NHỮNG ĐIỀU NGĂN CẤM KHÔNG ĐƯỢC LÀM, KHÔNG ĐƯỢC PHẠM.
TRÌ GIỚI: là thực hành những luật lệ mà đức Phật đặt ra cho Phật tử thi hành trong khi tu hành, và cho Phật tử áp dụng trong cuộc sống để có đời sống đạo đức và hưởng quả báo tốt đẹp. Nhờ có giữ giới tâm mới được ổn định, tại sao? Vì nếu không giữ giới như một người giết người cướp của chẳng hạn, tâm người ấy tất nhiên là phải dao động mạnh nếu không nói là loạn động, nên không thể định tĩnh được, do đó người giữ giới tâm dễ được định tĩnh. Tâm được định huệ mới sinh, huệ phát sinh mới dứt trừ được vô minh, và khi hết vô minh sẽ hết sinh tử luân hồi, tức là minh tâm kiến tánh, đốn ngộ Phật tánh vậy.

Có 5 giới chung cho tất cả các Phật tử:
1) KHÔNG giết hại mạng người (hán-việt bất sát)
2) KHÔNG nói dối (hv. bất vọng ngữ)
3) KHÔNG trộm cắp (hv. bất đạo)
4) KHÔNG tà dâm (hv. bất dâm)
5) KHÔNG say rượu.

* 10 giới cho các Sa-di và Sa-di ni (dasa-sila). Thêm vào 5 giới trên nữa:
6) KHÔNG ăn sau 12 giờ trưa.
7) KHÔNG chơi hay nghe ca nhạc, nhảy múa.

KHÔNG trang điểm, xức dầu thơm, đeo nữ trang.
9) KHÔNG nằm giường cao, sang trọng.
10) KHÔNG nhận tiền, và vàng bạc.

* 227 giới cho Tỳ-kheo, 311 giới cho Tỳ-kheo ni, theo truyền thống Nguyên Thủy; 250 giới cho Tỳ-kheo, 348 giới cho Tỳ-kheo ni, theo truyền thống Đại thừa.

>> Trai nghĩa là chay lạt, đồ trong sạch nhẹ nhàng tinh-khiết, đầy đủ chất (đối với người tu hành để công phu tu tập được hỗ trợ thêm).
Giới là điều cấm răn của đạo .Trai là chay,nếu ăn chay thì tâm tánh phải hiền lành lánh điều tội lỗi,giảm tánh hung hăng,đổi lần hoạ ra phước,bỏ dữ về lành.
1- là chẳng giết hại loài bò bay máy cựa
2- là tránh nợ oan báo,linh hồn đặng trong sạch nhẹ nhàng.
3- là lòng nhơn,biết thương người mến vật
Đó là giữ trai giới.nên có câu rằng :
"Phật ái chúng sanh như mẫu ái tử" - Nghĩa là :"Phật thương loài chúng sanh như mẹ thương con vậy".
Và có câu rằng : "Nhứt tử trì trai thiên Phật hỉ" nghĩa là : "Một người ăn chay đặng thì ngàn muôn Phật thảy đều vui lòng mừng đó".

>> TRUNG ĐẠO: là con đường tránh xa hai cực đoan: hưởng thọ dục vọng và tu tập khổ hạnh, nó là kinh nghiệm rút ra từ bản thân của Ngài, sau khi sống hưởng thụ trong hoàng cung, và trải qua 6 năm tu khổ hạnh, nhờ con đường này mà Ngài thành đạt giác ngộ và giải thoát dưới cội cây Bồ đề.

Kề từ đó, trung đạo không chỉ là quan điểm sống của Phật giáo, biểu thị tinh thần trung dung cởi mở không cố chấp, nó còn là một hệ thống triết học thâm sâu của Phật giáo Đại thừa.

Từ ý nghĩa Trung đạo được định nghĩa là tránh xa hai cực đoan: Hưởng thụ dục vọng và tu tập khổ hạnh, dần dần diễn biến phát triển thành tránh hai cực đoan: chấp hữu và chấp vô, chấp đoạn chấp thường, bất nhị, nói chung là phủ nhận thái độ cố chấp bảo thủ, dù là bên này hay bên kia.


NAM MÔ TA BÀ GIÁO CHỦ ĐIỀU NGỰ BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT.

No comments:

Post a Comment