SỰ TỐI KỴ TRONG NIỆM PHẬT ( Phần 1)
Sự tối kỵ trong niệm Phật: “Tinh thần phân tán, câu chữ mơ hồ, đã không
âm tiết lại không liền lạc, tâm chẳng ứng với miệng, tiếng chẳng nhiếp
với niệm, khinh lờn thành quen”.
Người niệm Phật chủ yếu dễ phát
sinh sai lệch, thì cần ngăn chặng.Tinh thần phân tán: Lúc niệm Phật tư
tưởng không tập trung, đưa tinh thần lên không được. Tâm tình rơi rớt, ý
chí thì chìm mất, không tinh ròng khơi dậy, tạp niệm thì vô cùng, chẳng hôn trầm cũng trạo cử, đây là vấn đề tối kỵ.
Còn vấn đề kiêng kỵ là câu chữ mơ hồ. Câu chữ mơ hồ: Một câu hiệu Phật
nầy, thanh âm phát ra thì lờ lờ mờ mờ, người khác nghe không rõ ngay cả
chính mình nghe cũng không rõ. Cho nên có câu rằng: “Mình còn chưa nghe
thì Phật làm sao nghe”.
Ðã không âm tiết: Âm tiết điều hòa
thích ứng thì niệm Phật dễ nhiếp tâm, phương pháp hữu ích thì lực mới to
lớn; Ngược lại, sáu chữ trong một câu Phật hiệu, bất kể nhịp gõ chữ
nào, lúc thì một nhịp, nửa nhịp, một phần tư nhịp, một phần tám nhịp,
thế thì làm cho mỗi câu hiệu Phật bị biến đổi, niệm loạn thành một mảng,
còn bàn luận nhiếp tâm thế nào.
Không những thời gian từng
chữ sắp đặt được tốt, mà sự cao thấp nhẹ nặng của thanh âm cũng phải hợp
với tiết tấu. Bỡi vì niệm Phật có tiết tấu thì giống nước chảy róc
rách, tự nhiên hợp vận, niệm Phật dễ dàng rõ ràng. Không âm tiết đã
chẳng tốt, cọng thêm lại chẳng liên quan thì càng sai.
Lại
chẳng liền lạc: Là câu sau không tiếp câu trước. “Tịnh niệm tương tục”
rất là trọng yếu của sự niệm Phật, mà nếu không liên quan làm sao kế tục
với nhau.
Tâm chẳng ứng với niệm Phật: Là trong miệng thì niệm
Nam Mô A Di Ðà Phật, mà ở trong tâm tính toán riêng một việc ở bên ngoài
như: mua chiếc xe mới, hoặc muốn đến chỗ nào, vì tính toán những việc
đó thì tâm và miệng làm sao có thể ứng với nhau. Ðến nỗi ngoài ra có một
tình huống là: ngay lúc niệm Phật, tạp niệm lăng xăng không biết tạp
niệm nhiều thế nầy từ đâu đến, đây khởi kia mất, không cách nào trừ bỏ.
Tuy vậy chẳng nên buồn lo, vì đây là hiện tượng tất nhiên trong quá
trình niệm Phật, chẳng nên quan tâm nó (mặc cho vọng niệm lăng xăng, hãy
nghe chính mình và niệm Phật rõ ràng), đây là yếu quyết. Then chốt vẫn
là khởi lên một câu hiệu Phật nầy.
- Tiếng không nhiếp niệm:
Tiếng – chỉ cho lúc niệm Phật, tiếng niệm Phật trong miệng phát ra, âm
thinh nầy có tác dụng rất lớn, then chốt của pháp môn tịnh độ, cũng có
thể nói là “Mật quyết”, tức ở nơi tự niệm tự nghe. Cái được niệm là Nam
Mô A Di Ðà Phật, cái được nghe cũng là: Nam Mô A Di Ðà Phật.
Cho nên đều nhiếp sáu căn, trước tiên thì thiệt căn (lưỡi) và nhĩ căn
(tai) đều nhiếp. Lúc nầy niệm là danh hiệu Phật, mà nghe cũng là danh
hiệu Phật, tưởng cũng là danh hiệu Phật, nên ý căn (ý) cũng được nhiếp,
tay giữ chuỗi niệm (thân), (mắt) thì nhìn tượng Phật, trong tỷ căn (mũi)
được nghe là mùi hương đốt cúng Phật, cho nên ba căn nầy cũng được
nhiếp.
Nhiếp sáu căn đều là then chốt ở nơi nghe. Thông thường
chúng ta tự tu, dùng cách “Kim cang trì” tốt nhất, tức là có một tí âm
thanh vừa vừa ở giữa miệng môi và chân răng, không phải to lắm. Cách nầy
niệm đã có âm thanh lại vừa dưỡng khí, gọi là Kim cang trì. Mặc nhiên
cũng có thể nghe, song mặc niệm thì mệt một chút.
Âm thanh lớn
nhỏ có thể linh hoạt, lúc tán loạn và lúc phiền não khởi có thể niệm
lớn, dùng âm thanh để nhiếp niệm. Nếu niệm được yên tịnh thì có thể niệm
nhỏ, niệm cách Kim cang trì hoặc nhỏ một chút đều có thể được. Cần có
tiếng, cần nghe được tiếng nầy. Âm thanh nầy thì có nhiếp được niệm; đây
là chỗ thù thắng của pháp môn niệm Phật, then chốt là ở nơi “Tự nghe”.
Khinh lờn thành quen: Nếu như lúc niệm tự tâm phiền tạp tán loạn,
tiếng được niệm tất nhiên lộn xộn khó nghe. Tâm không chuyên chú tai
cũng mất linh nghiệm, tác dụng của tiếng niệm tự nhiên không nhiếp niệm
một chút nào cả.
Ở tình huống nầy đâu có tác dụng nhiếp đều
sáu căn. Ngược lại cái hay dẫn khởi là kết quả xấu có hại “Khinh lờn
thành quen”, đây là thành ngữ thường dùng ở trong đạo Phật. Niệm một
cách khinh thường không thể chuyển thức thành trí, mà là nuôi lớn cái
thói quen (Thức).
Chúng ta niệm Phật tức là chuyển ý thức phân
biệt thành “Diệu quán sát trí”. Nên khiến nó chuyển. Nếu niệm như thế
nầy: vừa không âm tiết, tán loạn, tinh thần lăng xăng, lại vừa không
liền suốt, tưởng trong tâm và niệm trong miệng không giống nhau, âm
thanh được niệm cũng nhiếp không được ở nơi tâm, phép niệm nầy không
phải là “chuyển” Thức mà là “nuôi dưỡng” Thức, Thức được bồi dưỡng ở
trong đó, đây chính là “nỗi buồn của cổ đức”, tức là niệm cách nầy rất
đáng tiếc!
– Khó được thân người, khó sinh ở quốc gia trung
tâm, khó nghe được Phật pháp, khó tin tịnh độ; Dù còn chịu niệm, nhưng
lại niệm kiểu nầy cho nên Cổ đức rất là buồn tiếc. Niệm cách nầy thì
“vĩnh viễn khó thành từng loạt”, niệm Phật niệm đến khi nhất tâm bất
loạn rất khó, trước nhất phải đạt đến niệm Phật thành thói quen.
Trích Pháp Môn Trì Danh Niệm Phật, Vãng Sanh Cực Lạc
Tác giả: Huỳnh Lão cư sĩ
Hải Huyền Viên Giáo dịch
No comments:
Post a Comment