Tuesday, May 28, 2013

HIỂU SAI PHẬT NÊN MỚI ĐẾN CHÙA CẦU XIN

HIỂU SAI PHẬT NÊN MỚI ĐẾN CHÙA CẦU XIN

★ Việc xem Đức Phật như một vị thần chuyên ban ơn, giáng họa; coi chùa chiền như một địa điểm cầu xin phước lộc đang làm cho đạo Phật trở nên xa lạ với tinh thần minh triết do chính Đức Phật đã dạy.
Hầu hết người đi lễ chùa đều khấn nguyện, cầu xin chư Phật ban ơn, tăng phúc, bớt họa... Sở dĩ có hiện tượng đó là do không ít người có nhận thức lệch lạc về Đức Phật, về chức năng, nhiệm vụ của chùa chiền.

Hằn sâu trong tâm thức người Việt, Đức Phật hiện lên như một vị thần có nhiều quyền năng, thần thông quảng đại, có thể ban phúc, trừ họa cho bất kỳ người nào. Hình ảnh đó được cụ thể hóa bằng hình tượng ông Bụt trong các câu chuyện cổ tích; là hình ảnh Phật Tổ Như Lai toàn năng, tài giỏi hơn cả Ngọc hoàng trong tác phẩm văn học được rất nhiều thế hệ người Việt Nam yêu thích là Tây du ký. Sự hình tượng hóa Đức Phật một cách sai lệch như vậy, vô hình trở thành động lực thôi thúc người ta đến chùa với tâm cầu xin.

TRƯỚC TAM BẢO, NGƯỜI TA LẠY LỤC CẦU XIN: XIN CHO TAI QUA NẠN KHỎI; XIN CHO GIÀU SANG PHÚ QUÝ; XIN TIỀN TÀI, XIN ĐỊA VỊ... Họ mang theo rất nhiều lễ vật, sì sụp khấn vái, cầu xin. KHẮP NƠI TRONG KHUÔN VIÊN CHÙA CHỖ NÀO CŨNG THẤY NHANG ĐÈN, TIỀN RẢI KHẮP NƠI; lò hóa vàng rừng rực cháy mang theo muôn vàn lãng phí. Cảnh chen chúc, giẫm đạp nhau ở cửa thiền để được làm lễ cầu an, giải hạn trong dịp đầu năm không còn là chuyện lạ.

TRONG TÌNH HÌNH ĐÓ, ĐÁNG LẼ ĐỘI NGŨ TĂNG NI Ở CÁC NGÔI CHÙA CẦN PHẢI HƯỚNG DẪN, CHẤN CHỈNH LẠI NHẬN THỨC SAI LỆCH CỦA NGƯỜI DÂN, CỦA PHẬT TỬ. TUY NHIÊN, PHỤC VỤ NHU CẦU TÍN NGƯỠNG CỦA QUẦN CHÚNG, VÌ LÒNG TỪ BI MÀ NHIỀU NGÔI CHÙA, NHIỀU NHÀ SƯ LẠI DỄ DÃI CHẤP NHẬN VIỆC NGƯỜI DÂN, PHẬT TỬ ĐẾN CHÙA CHỈ ĐỂ CẦU XIN. HÌNH ẢNH MỘT SỐ NHÀ SƯ CÚNG SAO GIẢI HẠN, GIEO QUẺ ÂM DƯƠNG, CHỌN NGÀY LÀNH THÁNG TỐT VÀ ĐANG LÀM CHO ĐẠO PHẬT DẦN DẦN ĐẬM MÀU SẮC MÊ TÍN.

Để trả lại thanh tịnh cho chùa chiền, giúp chúng sinh nhận thức rõ về giáo lý và phương pháp tìm an lạc ngay trong cuộc sống, cần có một sự đổi thay căn bản về nhận thức. Trước hết là nhận thức của Tăng Ni, Phật tử. BỞI XÃ HỘI NHẬN BIẾT ĐẠO PHẬT THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG CỦA ĐỘI NGŨ TĂNG NI, PHẬT TỬ; CUỘC SỐNG THƯỜNG NGÀY CỦA PHẬT TỬ LÀ TẤM GƯƠNG PHẢN CHIẾU TƯ TƯỞNG PHẬT GIÁO ĐẾN CỘNG ĐỒNG.
CHÙA LÀ NƠI HOẰNG PHÁP. Vậy sư trụ trì và đội ngũ Tăng Ni phải là những người thầy trong lĩnh vực truyền bá giáo lý của Phật. Những tủ kinh sách Phật giáo phải được trưng bày ở nơi dễ thấy, dễ lấy. Sách về đạo Phật cần được đổi mới, được dịch và viết ra theo ngôn ngữ đương đại, dễ hiểu, dễ thấm sâu vào mọi tầng lớp nhân dân. Vào những ngày lễ - Tết, các Tăng Ni phải thuyết giảng giáo pháp hướng dẫn tu học cho những người muốn đến chùa học hỏi Chánh pháp.

ĐỨC PHẬT NÓI: "TIN TA MÀ KHÔNG HIỂU TA LÀ PHỈ BÁNG TA".
VIỆC XEM ĐỨC PHẬT NHƯ MỘT VỊ THẦN CHUYÊN BAN ƠN, GIÁNG HỌA; COI CHÙA CHIỀN NHƯ MỘT ĐỊA ĐIỂM CẦU XIN PHƯỚC LỘC ĐANG LÀM CHO ĐẠO PHẬT TRỞ NÊN XA LẠ VỚI TIN THẦN MINH TRIẾT DO CHÍNH ĐỨC PHẬT ĐÃ DẠY.
Thiết nghĩ, chư vị Tăng Ni, Phật tử hãy cùng chung tay, góp sức trả lại giá trị đích thực cho ngôi chùa, trả lại sự tôn kính cho Đức Phật mà bao đời nay nhân dân ta hằng ngưỡng mộ.

★ NHÀ GIÁO THẠC SĨ TRẦN VĂN PHƯƠNG - Giảng viên Học viện Báo chí và Tuyên Truyền đã nhận định:
"Hình tượng Đức Phật là đại diện cho những tư tưởng triết học và giáo lý mà bản thân Phật Giáo muốn đem tới cho người dân. Đó là những khuyên răn về việc hướng thiện, về Luật Nhân-Quả, tức là tự mình làm việc thiện sẽ nhận lại cho mình những điều tốt đẹp. Chính vì vậy người đến với Phật không phải để cầu xin ban phát những điều tốt cho mình mà để tìm đến những giáo lý của Phật giáo để phải TỰ XUẤT PHÁT TỪ BẢN THÂN MÌNH làm những việc thiện thì mới mong tự nhận lại cho mình những điều tốt đẹp. Vì vậy Đức Phật ở đây mang ý nghĩa như một nhà tư tưởng chứ không phải là một vị Thần Thánh.

Mặc dù vậy nhưng ngày nay, do nhiều tác động của cuộc sống vật chất đặc biệt là sự kém hiểu biết một bộ bộ phận người dân do chỉ đến với Phật giáo theo tư cách những người không nghiên cứu hay tu hành, cộng thêm tâm lý đám đông mới dẫn đến sự lệch lạc như vậy về quan niệm về Phật Giáo. Chính vì hiểu sai nên dẫn đến những hành động chưa đúng thậm chí là sai lệch gây ra nhiều sự biến tướng, sai lệch trong các hoạt động văn hóa tâm linh.

Có rất nhiều biểu hiện lệch lạc trong quan niệm về đi chùa lể Phật mà Thầy Trần Văn Phương đưa ra như biểu hiện về vật chất: Chùa là thánh đường thờ Phật thì nhiều nơi lại đưa cả thờ Mẫu (LBD: các thần thánh là nữ ở miền Bắc thường thờ) là một tín ngưỡng nguyên thủy của người Việt thế kỉ 16 để đưa vào trong chùa. Thậm chí ngay cả Đức Thánh Trần Hưng Đạo cũng được vào trong chùa ngồi thờ chung với Phật.
Hay là chuyện đi chùa thì lại cúng mặn, đốt vàng mã, thắp hương, công đức tiền lẻ bừa bãi...
TẤT CẢ ĐỀU BẮT NGUỒN TỪ NHẬN THỨC SAI LỆCH HOẶC THIẾU HIỂU BIẾT CỦA NGƯỜI DÂN KHI ĐẾN CỬA PHẬT."

★ ĐẶT TIỀN LẺ VÀO TAY TƯỢNG LÀ MỘT SỰ XÚC PHẠM - GS Ngô Đức Thịnh:
http://vietnamnet.vn/vn/van-hoa/109815/dat-tien-le-vao-tay-tuong-la-mot-su-xuc-pham.html

>>> VẬY PHẬT TỬ ĐẾN CHÙA ĐỂ LÀM GÌ? QUÝ VỊ CÓ THỂ TÌM HIỂU THÊM TẠI ĐÂY:
http://blip.tv/doquan0/24-phat-tu-den-chua-de-lam-gi-thich-thong-lai-5281517

NAM MÔ BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT.
NAM MÔ ĐẠI TỪ ĐẠI BI QUÁN THẾ ÂM BỒ TÁT.
NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT.

No comments:

Post a Comment