Sunday, May 26, 2013

Những giáo điều nào là căn bản trong Phật giáo?

Những giáo điều nào là căn bản trong Phật giáo?
************************
Đứng về nguyên tắc mà nói, đạo Phật không có giáo điều nếu nói có giáo điều thì đó là giới luật. Thế nhưng, giới luật của đạo Phật không phải xuất phát từ mệnh lệnh, từ ý chí của Thần Thánh như ở các tôn giáo khác, vì vậy cũng không có bao hàm tính chất thần bí như ở các tôn giáo khác. Giới luật của đạo Phật, dựa vào yêu cầu của chân lý, và có tính chất đơn thuần lý tính.

Giới luật căn bản của đạo Phật là 5 giới, 10 điều thiện, 8 giới, và 10 giới của người xuất gia, giới luật của Tỷ khiêu, Tỷ khiêu ni, ngoài ra lại còn có giới luật bồ tát của đại thừa. Nhưng tất cả đều lấy 5 giới 10 thiện làm nền tảng. Các giới luật khác đều chỉ dựa vào 5 giới 10 thiện mà nâng cao lên hay là phân biệt chi tiết thêm mà thôi. Vì vậy, nếu giữ gìn được hoàn thiện 5 giới, 10 thiện, thì chấp hành các giới luật khác sẽ cũng không khó khăn gì lắm.

Năm giới là : không sát sinh, không trộm cắp, không tà dâm, không nói dối, không uống rượu.

Mười thiện là dựa trên 5 giới rồi mở rộng, đi sâu thêm, đồng thời ngăn làm ác và khuyến khích làm điều thiện. Nay lập biểu đồ như sau :

NĂM GIỚI

1. Không sát sinh : từ bỏ sát sinh tức cứu sinh
2. Không trộm cắp : từ bỏ trộm cắp tức bố thí
3. Không tà dâm : từ bỏ tà hạnh tức giữ phẩm hạnh
(3 thiện nghiệp về thân)

4. Không nói dối:

_Từ bỏ nói dối tức là nói lời thành thực
_Từ bỏ nói lời hai lưỡi tức nói lời hòa nhã
_ Từ bỏ nói lời độc ác tức nói lời ái kính
_ Từ bỏ nói lời thêm bớt tức nói lời ngay thẳng
(4 thiện nghiệp về khẩu)

5. Không uống rượu
_Từ bỏ tham dục tức thanh tịnh
_Từ bỏ giận dữ tức từ bi
_Không tà kiến tức chínnh kiến
(3 thiện nghiệp về ý)
= 10 thiện nghiệp

Nói tóm lại, yêu cầu của đạo Phật về mặt giới luật là tránh mọi điều ác, làm mọi điều lành. Phàm tất cả những việc gì có hại đối với thân tâm, gia đình, xã hội, quốc gia, nhân loại, cho đến tất cả mọi loại hữu tình, đều năm trong phạm vi cấm đoán của 5 giới, 10 thiện, và chúng ta gắng hết sức tránh không làm. Nếu không có hại mà có lợi thì ra sức làm. Làm ác là phạm giới, không làm điều thiện cũng là phạm giới.

Thế nhưng, Phật giáo là soi sáng. Nếu phạm giới mà không biết thì tuy có làm mà không phải là phá giới. Nếu vô tâm mà phạm giới, thì tuy là có phạm đấy nhưng không mắc tội phá giới. Nếu cố ý phạm giới, thì dù có không phá giới cũng vẫn mắc tội. Nếu phụ nữ bị cưỡng dâm, chỉ miễn là không cảm thấy khoái lạc của dâm dục, thì tuy là bị làm nhục cũng không phải là phạm giới, cũng vẫn là trong sạch. Phạm giới phải có đủ ba điều kiện tâm, cảnh, sự, mới gọi là mắc tội phá giới.

(HT. Thích Thánh Nghiêm)

No comments:

Post a Comment